Sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu ảnh hưởng tâm lý đến trẻ và gia đình bị thiên tai và vai trò của nhân viên công tác xã hội. nghiên cứu trường hợp ở cát tiên, lâm đồng (Trang 57 - 59)

o Hội chữ thập đỏ, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận huyện Cát Tiên

Hàng năm Hội chữ thập đỏ huyện ln có chính sách là hỗ trợ những hộ gia đình nằm trong vùng lũ lụt thơn Liên Nghĩa. Cách thức hỗ trợ là tiền mặt, Hội chữ thập đỏ xét các hộ bị ảnh hưởng nặng nhất thông qua xã và thơn để hỗ trợ. Thơn Liên Nghĩa năm 2009 có 04 hộ bị ảnh hưởng nặng nhất và được hỗ trợ mỗi hộ là 300.000 đồng.

Ngồi ra, Hội chữ thập đỏ cịn hỗ trợ cho những người dân thôn này về vật chất như hỗ trợ thêm quà tết. Thôn được 02 hộ. Một phần quà trị giá 100.000 đồng/hộ.

Bên cạnh đó, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hỗ trợ xã Tư Nghĩa 20 suất trong đó thơn Liên Nghĩa được 03 suất. Một suất trị giá 200.000 đồng/hộ phát cho những hộ nghèo bị thiệt hại do lũ lụt năm 2009.

Hai cơ quan này hỗ trợ bằng tiền mặt và quà, hỗ trợ gián tiếp thông qua cán bộ xã và thôn.

o Hội phụ nữ xã Tư Nghĩa

Trong và sau khi lũ lụt xảy ra, thôn Liên Nghĩa luôn được Hội phụ nữ xã Tư Nghĩa xuống thăm hỏi, động viên và an ủi tinh thần. Cô L.T.T 58 tuổi cho là “Bên

Hội phụ nữ mặc dù họ khơng cho gì nhưng mấy cơ bên cán bộ xuống thăm hỏi dân, đi từng nhà động viên, nhà nào bị nặng thì ưu tiên đến trước”.

Thơng qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu, người dân trong thôn cho biết Hội phụ nữ chỉ hỗ trợ về mặt tinh thần cịn về vật chất là hạn chế. Cơ L.T.T 58 tuổi chia sẻ “Trong xã mấy cô phụ nữ cũng xuống thơn động viên người dân, q thì ít

vì xã phải tự bỏ tiền quỹ ra mua quà nên họ cho ít, một hộ 3 kg gạo, mấy gói mì tơm cịn ở huyện thì khơng thấy hỗ trợ mấy trong lúc lũ lụt”.

Qua đó ta thấy hình thức hỗ trợ của Hội phụ nữ là trực tiếp xuống gặp người dân, động viên, an ủi tinh thần tạo động lực cho người dân cố gắng vượt qua lũ lụt. Nhưng trong cả một xã chỉ có một Hội hỗ trợ về mặt tinh thần nên không thể đáp ứng được nhu cầu về mặt tâm lý cho người lớn và trẻ em. Cô N.T.T 60 tuổi “Chỉ có

Hội phụ nữ vào động viên thăm hỏi những người lũ lụt ở đây nhưng họ cũng không thể đi hết từng nhà mà chỉ ưu tiên những hộ bị lụt nặng thì họ đi thơng qua thơn trưởng thơi”.

o Hội thanh niên xã

Hội Thanh niên xã Tư Nghĩa thường xuyên giúp đỡ những người dân ở các thôn bị lũ lụt đặc biệt là thôn Liên Nghĩa. Khác với các cơ quan tổ chức là nhóm thanh niên xuống thơn và người dân cần vận chuyển trâu bị, thóc lúa và đưa các em đi học hay một số nhà bị hư hỏng, bị đổ thì nhóm thanh niên giúp làm lại nhà mà khơng lấy cơng.

Đó cũng là một hình thức hỗ trợ giúp cho người dân nơi đây vượt qua được những khó khăn trong khi cũng như khi lũ lụt xảy ra. Chú P.V.Đ 52 tuổi cho biết

“Hội Thanh niên xã khơng cho gì, mấy bọn trẻ đó giúp kiểu khác vì là tình nguyện mà, trong khi lũ lụt xảy ra, nó đưa xuồng vào tận nơi đưa các em đi học đấy, nếu

nhà người dân nào có lúa chở đi sát thì nó đưa ra ngồi cho giúp, lúc nước lên lớn thanh niên còn giúp chở cả gà, lợn sang bên đồi để tránh lụt”. Ý kiến của cô L.T.T

58 tuổi “Cô thấy mấy đứa thanh niên năng động lắm, trong lúc lũ lụt mấy đứa tới

mang xuồng đưa mấy em nhỏ đi học, nếu ai cần mua, bán gì thì nó chở ra ngồi xóm Quảng Ngãi cho”.

Hội Thanh niên hỗ trợ tất cả những người nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của lũ lụt trong thơn chứ khơng riêng gì những hộ thuộc diện nghèo bị lũ lụt. Hội Thanh niên hỗ trợ một cách trực tiếp là xuống thôn và giúp đỡ người dân vượt qua lũ lụt bằng chính khả năng của mình. Sự hỗ trợ này rất cần thiết đối với người dân nơi đây, một người dân nữ 43 tuổi nói “Tơi thấy mấy đứa thanh niên đó được lắm, giúp

nhà tơi làm nhà mà mời ở lại ăn cơm khơng ở, chúng nó nói chúng cháu là tình nguyện mà, vừa nhiệt tình giúp hết bà con trong lúc lũ đến cho đến lúc sau khi lũ đi rồi, mấy đứa đó khơng ngại đường xá lụt hay ngập nước như thế nào mà cứ sáng vào, trưa vào giúp thơn này”.

Có thể nói rằng sự hỗ trợ về mặt tinh thần của Hội Thanh niên giúp cho người dân cảm thấy mình được động viên, an ủi về mặt tinh thần. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của thanh niên chỉ đáp ứng được phần nào về mặt tinh thần của người dân nơi đây chứ không thể làm cho người dân cảm thấy mình được chia sẻ thực sự và khó vượt qua được những căng thẳng trong con người họ.

Anh L.V.T 29 tuổi tham gia bên nhóm tình nguyện viên của xã có ý kiến “Anh

ở thơn này đây, lúc đó cũng đi hỗ trợ bà con nhưng thanh niên đến giúp xong rồi về chứ có ai ở đây lâu để mà động viên tinh thần bà con được đâu, thanh niên bọn anh chỉ giúp như thế là hết sức mình rồi, cịn để động viên, an ủi lâu dài thì bên xã làm chứ”.

Nhìn chung sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đã giúp cho người dân thôn Liên Nghĩa giải quyết được một phần nhu cầu cơ bản như ăn uống, mặc và động viên tinh thần trong và sau khi thiên tai xảy ra. Tuy nhiên sự hỗ trợ này chưa đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu cho người dân thôn Liên Nghĩa.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng tâm lý đến trẻ và gia đình bị thiên tai và vai trò của nhân viên công tác xã hội. nghiên cứu trường hợp ở cát tiên, lâm đồng (Trang 57 - 59)