4.4.3.1 Trong khi lũ lụt xảy ra
Cũng tương tự như người lớn, trẻ cũng bị ảnh hưởng tâm lý trong khi lũ lụt xảy ra. Thông qua điều tra cho thấy trẻ có các biểu hiện của trầm cảm được thể hiện trong bảng 4.7.
Bảng 4.7: Các biểu hiện của trẻ trong khi lũ lụt xảy ra Hầu như không diễn ra Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên Giảm sự thèm ăn 6.7 6.7 83.3 3.3 Giảm cân 0.0 6.7 86.7 6.7 Tăng cân 100 0.0 0.0 0.0
Không ngủ được hoặc
ngủ rất nhiều 40.0 26.7 20.0 13.3
Buồn bã liên tục 73.4 23.3 3.3 0.0
Khó tập trung trong việc
học hoặc việc nhà 10.0 16.7 63.3 10.0
Bảng 4.7 ta thấy rằng trẻ có các biểu hiện giảm cân diễn ra thường xuyên chiếm tỉ lệ cao nhất và tăng cân chiếm tỉ lệ thấp nhất.
Cô N.T.T 41 tuổi chia sẻ “Khi mà lũ tới, trẻ con nó khơng ăn uống được vì
hàng ngày nó quen đi chơi rồi, bây giờ nước lớn nó khơng đi được nên trong người nó khó chịu khơng muốn ăn hay khơng ngủ được”. Một ý kiến khác, nam 53 tuổi “Trong lúc lũ không chỉ thằng con trai nhà tôi không học được mà mấy đứa ở xóm cũng vậy vì khơng có chỗ học, tối thì đi ngủ vì mất điện, chỗ ở khơng có nói gì đến chỗ mà ngồi học cơ chứ nên xóm này mấy đứa đi học bị ở lại lớp thường xun vì khơng theo kịp chương trình”. Đó là ý kiến của người lớn nhận xét về con của họ,
những ý kiến đó cho thấy trong lúc lũ lụt xảy ra trẻ có biểu hiện của trầm cảm. Ý kiến của em Đ.T.C 15 tuổi “Trong lúc lũ lụt xảy ra em không ăn được nên
giảm cân, mùa lụt xong em phải giảm 3kg đấy với lại lo lắng là không tới trường được để học lại sợ bị đúp”. Em H.T.M 15 tuổi chia sẻ “Khi mà nước dâng lên em khơng thể học bài vì khơng có chỗ học và sợ nước ngập lên đến gác, em cũng không ăn uống được vì người em mệt kiểu gì ấy”.
Như vậy qua điều tra và phỏng vấn sâu cho thấy trong lúc lũ lụt trẻ đều bị giảm cân, không quan tâm tới ăn uống và cảm thấy khó tập trung trong việc học và việc nhà.
Trong khi lũ lụt xảy ra, tinh thần của trẻ không ổn định và trẻ không nhận được sự hỗ trợ nào về mặt tinh thần nên luôn rơi vào trạng thái hơi căng thẳng. Xem biểu đồ 4.6.
Biểu đồ 4.6: Mức độ tinh thần của trẻ trong lúc lũ lụt xảy ra Biểu hiện
Thơng qua biểu đồ 4.6 có thể nói rằng mức hơi căng thẳng chiếm tỉ lệ cao nhất và mức bình thường chiếm tỉ lệ thấp nhất.
Ngồi biểu hiện trên, trẻ cịn có biểu hiện của chứng rối loạn cảm xúc như giật mình khi ngủ, thường xuyên nghĩ về lũ lụt đã xảy ra được thể hiện trong biểu đồ 4.7.
Biểu đồ 4.7: Mức độ trẻ khi ngủ hay giật mình
Quan sát biểu đồ 4.7 ta thấy trẻ khi ngủ hay giật mình trong lúc lũ lụt xảy ra ở mức thường xuyên chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này có thể khẳng định là trong lúc lũ lụt xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của trẻ không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà cả trong giấc ngủ trẻ cũng mơ về đợt lũ đã đi qua.
Em N.T.H.H 12 tuổi chia sẻ “Trong lúc lụt em ngủ hay giật mình vì nằm mà
nhiều lúc mơ thấy lũ dâng cao giật mình tỉnh dậy mới biết là em đang mơ, sợ quá em không ngủ tiếp được với lại bố mẹ cứ một lúc là dậy soi đèn pin xem nước có
dâng cao khơng nên em cũng hay bị tỉnh giấc”. Hay ý kiến của em Đ.T.C 15 tuổi “Em sợ nhất là buổi tối đầu tiên lũ tới khơng ai biết cả nhà đang ngủ thì nước vào nhà lúc đó em sợ lắm, cả nhà chạy lên gác cả đêm em không ngủ được mấy hôm sau đỡ hơn nhưng ngủ hay giật mình, có đêm bố mẹ ra ngồi bầu để trơng bị và lợn nhà có mấy chị em ngủ thôi mà nước dâng lên càng sợ mấy em khóc thế là mấy đứa em em nó cũng khóc theo”.
Trẻ cũng thường hay nghĩ về đợt lũ đã xảy ra làm cho tinh thần không được thoải mái. Em S.T.H 10 tuổi chia sẻ “Trong lúc lũ lụt xảy ra em hay nghĩ về đợt lũ
lụt năm trước, sợ lại bị nước dâng lên cao như năm trước”. Điểm nổi bật trong
nghiên cứu tâm lý của trẻ trong khi lũ lụt xảy ra là trẻ bị giảm cân nặng chiếm tỉ lệ cao.
Như vậy trong lúc lũ lụt xảy ra trẻ gặp khó khăn về mặt tâm lý như tinh thần không được thoải mái, giảm cân, giảm sự thèm ăn, khó tập trung trong việc học và việc nhà, lo lắng cũng như hay nghĩ về quá khứ. Những khó khăn này rất cần sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội để giúp trẻ vượt qua khủng hoảng.
4.4.3.2 Sau khi lũ lụt xảy ra
Sau khi lũ lụt xảy ra trẻ có biểu hiện của rối nhiễu tâm lý như sợ đến trường, sợ đến chỗ đơng người, khơng muốn nói chuyện với người xung quanh, nhớ kém đi, học tập kém đi và cơ thể bị suy nhược. Các biểu hiện này diễn ra ở mức độ khác nhau trong bảng 4.8.
Bảng 4.8: Các biểu hiện và mức độ rối nhiễu tâm lý của trẻ Hầu như không diễn ra Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên Sợ đến trường 10.0 3.3 86.7 0.0 Sợ đến chỗ đông người 50.0 20.0 13.3 16.7
Khơng muốn nói chuyện
với người xung quanh 3.3 3.3 93.4 0.0
Nhớ kém đi 3.3 3.3 93.4 0.0
Học tập kém đi 10.0 3.3 76.7 10.0
Cơ thể bị suy nhược 26.7 23.3 43.3 6.7
Quan sát bảng 4.8 cho ta thấy sau khi lũ lụt xảy ra, trẻ nhớ kém đi và khơng muốn nói chuyện với người xung quanh ở mức thường xuyên chiếm tỉ lệ cao nhất và sợ đến chỗ đông người chiếm tỉ lệ thấp nhất. Ý kiến của em Đ.T.C 15 tuổi “Sau
khi lũ lụt hết em sợ nhất là đến trường chị ạ, lúc đó em lại mong có lụt tới để khơng
Biểu hiện
phải đi học. Do nghỉ lâu em không học bài mà sao em chẳng nhớ gì về bài vở, ngồi học khơng vào tí nào lên lớp thầy gọi lên bảng thì em khơng nhớ bài nên em sợ đến lớp lắm mà khơng thuộc bài 2 lần bị đứng góc lớp 3 lần thì mời phụ huynh. Sau khi lũ hết rồi mà em cứ thấy mình kiểu gì ấy chị ạ, học khơng vào tí nào”.
Bản thân trẻ cũng nhận ra là chúng sợ đến trường vì nghỉ học q lâu khơng tiếp thu được bài vở nên trẻ mong lũ quay lại mặc dù chúng rất sợ lũ. Chú P.V.L 50 tuổi chia sẻ “Hết lũ rồi nhưng mấy đứa nhỏ nhà tơi nó lại khơng thích nói chuyện
với mấy người xung quanh ngay cả tơi là bố nó, nó cứ im lặng vậy đi học thì bị ở lại lớp nhưng về nhà hỏi khơng nói, mà sau khi lũ hết rồi trẻ học kém đi thì phải vì khơng theo kịp trên lớp, ở nhà thì bố mẹ khơng nói gì thích học thì học trong lúc lũ thì lại khơng có chỗ học nên trẻ quen không học dù hết lũ”. Trẻ không chỉ sợ đến
trường mà cịn khơng muốn nói chuyện với ai vì các em nhận thấy rằng mình khơng được người khác chia sẻ mà chỉ có nói chuyện với bạn mình hoặc im lặng. Em Đ.T.C 15 tuổi “Ở nhà thì em chẳng muốn nói chuyện với ai ngồi cái Hoa”.
Tương tự như trong khi lũ lụt xảy ra, sau khi lũ lụt xảy ra sức khỏe của trẻ ln trong tình trạng mệt mỏi. Dữ liệu điều tra cho thấy trong bảng 4.9.
Bảng 4.9: Mức độ về tình trạng sức khỏe của trẻ Tình trạng sức khỏe Số người Tỉ lệ Rất kém 1 3.3 Kém 6 20.0 Bình thường 5 16.7 Hơi mệt mỏi 11 36.7 Mệt mỏi 7 23.3 Tổng cộng 30 100
Quan sát bảng 4.9 ta thấy số người rơi vào tình trạng sức khỏe hơi mệt mỏi chiếm tỉ lệ cao nhất và số người rơi vào tình trạng sức khỏe rất kém chiếm tỉ lệ thấp nhất.
Chú P.V.Đ 52 tuổi “Dù hết lũ rồi nhưng tơi thấy mấy đứa trẻ nó khơng muốn
đi học hay làm việc gì, trơng nó lúc nào cũng mệt mỏi, nói làm cái gì nó cũng khơng làm, đó là tơi thấy mấy đứa trẻ ở xóm chứ con nhà tơi thì lập gia đình hết rồi chỉ có mấy đứa cháu tôi thấy hết lũ trẻ sinh ra nhiều bệnh lắm nên nó lúc nào cũng ốm”. Sau khi lũ lụt xảy ra, tính cách của trẻ cũng có sự thay đổi. Dữ liệu điều tra
cho thấy trong bảng 4.10.
Mức độ Hầu như không diễn ra Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên Hay cáu gắt 63.3 20.0 16.7 0.0 Hay chơi một mình 50.0 26.7 23.3 0.0 Dễ tự ái 33.3 13.3 33.3 20.0 Ít nói 13.3 10.0 66.7 10.0
Phân tích dữ liệu trong bảng 4.10 cho thấy mức độ của biểu hiện ít nói diễn ra thường xuyên chiếm tỉ lệ cao nhất. Em Đ.T.C 15 tuổi “Em ít nói thật khi mà hết lũ do bố mẹ em cứ hơi tí là chửi em khơng siêng gì cả học bị đúp mỗi lần về nhà em khơng nói gì hết vì em thấy ai cũng khơng hiểu em do lũ cả tháng em không đến lớp được nên không theo kịp bài học mà đến lớp em cũng khơng muốn nói với ai cả”. Ý kiến của cô Đ.T.T 58 tuổi “Cơ chỉ thấy mấy đứa cháu cơ nó ít nói hẳn đi khi mà hết
lũ, cũng khơng hiểu tại sao lại thế đi học về nó im lặng hỏi thì nói khơng thì thơi khơng biết đường nào mà lần, bố mẹ nó thì bận đi làm cả ngày nên cũng khơng quan tâm nó ít nói hay nói nhiều”.
Qua điều tra và phỏng vấn sâu cho thấy trẻ có những biểu hiện của rối nhiễu tâm lý vì bản thân trẻ không nhận được sự chia sẻ thực sự của người thân sau khi lũ lụt xảy ra, trẻ im lặng và ít nói dần đi đó là cách trẻ đang tự mình ứng phó sau khi lũ lụt xảy ra nhưng đó là cách ứng phó mang tính tiêu cực.