Đợt lũ lụt tháng 8, tháng 9 năm 2008 trên địa bàn xã Tư Nghĩa bị ngập 5/6 thôn, riêng thôn Gia Nghĩa không bị ngập lụt. 78 hộ phải di dời, 410 hộ bị ảnh hưởng, 2134 người bị ảnh hưởng. 25km đường xá bị ảnh hưởng trong đó mức thiệt hại cụ thể như sau:
• Về vật chất: 04 nhà bị đổ, 78 nhà ngập phải di dời, 78 cơng trình phụ bị hư hỏng, 78 giếng nước bị ngập trong đó 12 giếng không dùng lại được. Trị giá thiệt hại là 2.7 tỷ đồng.
• Về giáo dục: trường bị ngập nước, tốc mái tôn, bàn ghế bị hư hỏng, bảng viết bị hư. Tổng thiệt hại là 125 triệu đồng.
• Về nơng nghiệp: 07 ha điều không kịp thu hoạch, 02 ha lúa khơng kịp thu hoạch, 10 ha mì khơng kịp thu hoạch và 02 ha ao cá bị ngập. Trị giá thiệt hại là 01 tỷ đồng.
• Về thủy lợi: kênh mương bị ngập là 04km từ thôn Liên Nghĩa vào thôn Nghĩa Thịnh, đường đất bị ngập và sạt lở 100km. Trị giá thiệt hại 0.5 tỷ đồng.
• Về mơi trường sinh thái và đời sống: 93 người khơng có chỗ ở do nhà bị ngập, 03 ha diện tích đất bị ơ nhiễm do thuốc trừ sâu. Trị giá thiệt hại 0.5 tỷ đồng.
3.2.2 Tình hình lũ lụt của xã Tư Nghĩa năm 2009
Qua lũ lụt đợt 1 tháng 6, tháng 7 năm 2009, 4/6 thôn trên địa bàn xã Tư Nghĩa đã bị ngập lũ lụt, 52 hộ bị ngập phải di dời, 360 hộ bị ảnh hưởng, 1502 người bị ảnh hưởng, 250 hộ cần cứu trợ, 1037 khẩu cần cứu trợ, 16km đường giao thơng bị sạt lở trong đó có 4km đường ĐH92 và 12km đường giao thông nông thôn với tổng thiệt hại trong đợt lũ lụt là 6.4 tỉ đồng trong đó về dân sinh 1.5 tỷ, về giáo dục 0.5 tỷ, về sản xuất 01 tỷ, về thủy lợi 0.3 tỷ, về giao thông 1.5 tỷ, về môi trường 0.6 tỷ, về thiệt hại khác 01 tỷ như sau:
• Về dân sinh: 01 nhà bị đổ, 52 nhà ngập phải di dời, 52 cơng trình phụ bị hư hỏng, 52 giếng nước bị ngập.
• Về giáo dục: nhà mầm non bị tốc mái, trường tiểu học bị rạn nứt tường, lún nền.
• Về trồng trọt: 0.4 ha lúa không kịp thu hoạch, 02 ha rau lang, 02 ha mía, 10 ha cỏ chăn ni, 14 ha cây điều, 04 ha ao cá bị ngập, lương thực bị hỏng 10 tấn lúa do chạy lụt không bảo quản được.
• Về thủy lợi: 03km kênh mương bị ngập, khối lượng đất bị sạt trơi 300m3. • Về giao thông: tổng số bị ngập và hư hỏng lên tới 16km, 22000m3 đất bị lở
trôi, bê tông bị trơi 12m3, 20 tấm bê tơng trong đó:
Đoạn đường bê tông 135 thôn Nghĩa Hưng dài 0.3km bị sạt lở đất 1800m3, khối lượng bê tông bị trôi và hỏng 20 tấm là 12m3 bê tông, trị giá thiệt hại là 200 triệu đồng
Đoạn Liên Nghĩa – Nghĩa Hưng dài 1km, khối lượng đất bị trôi 2500m3, trị giá thiệt hại 200 triệu đồng
Đoạn Nghĩa Thịnh dài 3km, khối lượng đất trôi 3600m3, trị giá thiệt hại 200 triệu đồng.
Đoạn Gia Nghĩa 393 sạt lở 3km, khối lượng 3000m3, trị giá thiệt hại 200 triệu đồng.
Đoạn đường ĐH92 dài 4km khối lượng đất bị trôi 5000m3, trị giá thiệt hại 400 triệu đồng.
Đó là những thiệt hại do lũ lụt gây ra ở xã Tư Nghĩa, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Xã Tư Nghĩa đã chuẩn bị cơ sở vật chất cho cơng tác phịng chống lũ lụt năm 2009 như sau:
• Về xuồng cứu hộ: gồm 08 xuồng trong đó có 04 xuồng tôn nhỏ, 03 xuồng nhựa, 01 xuồng máy, 30 phao cứu sinh được phân công cho 04 thôn: Nghĩa Thủy, Liên Nghĩa, Nghĩa Hưng, Nghĩa Thịnh mỗi thôn 01 xuồng tôn và 04 phao cứu sinh để chủ động cho việc đi lại vận động và tổ chức di dời cho nhân dân.
• 02 xuồng nhựa nhỏ, mỗi xuồng 02 phao cứu sinh. Giao cho y tế cấp thuốc và thôn Nghĩa Thịnh cứu hộ. Vào ban đêm giao lại cho công an xã đội để tuần tra làm nhiệm vụ.
• Những ngày đầu khi lũ lụt về ưu tiên 01 xuồng máy lớn cứu hộ và di dời cho 03 thôn Liên Nghĩa, Nghĩa Thịnh và Buông Băng, mỗi xuồng được trang bị 04 phao cứu sinh.
• Tất cả các phương tiện sử dụng chỉ phục vụ cho cơng tác phịng chống lũ bão, tổ chức di dời người và tài sản của nhân dân và phục vụ mang tính cộng đồng, nghiêm cấm sử dụng mang tính cá nhân.
Điểm tránh lũ cho nhân dân như 03 thôn Liên Nghĩa, Nghĩa Hưng và Buông Băng di dời lên dốc Đá Mài và dọc đường ĐH92. Thôn Nghĩa Thịnh di dời lên hai ven đồi và Ủy ban nhân dân xã.
Các hộ và các thơn khơng bị ngập lụt thì có trách nhiệm giúp đỡ những hộ, thơn bị ngập lụt.
Chương 4