Bàn luận về sự hỗ trợ dành cho người dân thôn Liên Nghĩa

Một phần của tài liệu ảnh hưởng tâm lý đến trẻ và gia đình bị thiên tai và vai trò của nhân viên công tác xã hội. nghiên cứu trường hợp ở cát tiên, lâm đồng (Trang 62 - 64)

Thôn Liên Nghĩa nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các đồn thể, tổ chức, cơ quan và chính quyền địa phương trong và sau khi lũ lụt xảy ra về vật chất như gạo, thực phẩm, cây giống điều, lúa, bắp và quần áo, sách vở bút viết đối với trẻ em. Sự hỗ trợ

này giúp họ khắc phục được những khó khăn trước mắt để vượt qua lũ lụt. Ngoài ra các hộ nghèo trong thơn cịn được ưu tiên hỗ trợ thêm về vật chất chẳng hạn như các hộ bình thường được 10kg gạo thì hộ nghèo được 12kg.

Mặc dù chính quyền địa phương cũng có sự hỗ trợ về mặt tinh thần mà chủ yếu là đến thăm hỏi, động viên, an ủi giúp cho người dân nhận thấy mình được chia sẻ về mặt tinh thần nhưng sự hỗ trợ này chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu cho người dân.

Bên cạnh những ưu điểm về sự hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan, đồn thể thì sự hỗ trợ vẫn cịn những hạn chế nhất định:

• Trong và sau khi lũ lụt xảy ra các tổ chức, cơ quan chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của người dân về lương thực, thực phẩm. Sự đáp ứng chỉ là tạm thời khơng mang tính bền vững.

• Sự hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể chỉ tập trung vào hộ nghèo còn những hộ khác dù nằm trong vùng lũ lụt nhưng cũng không được nhận hỗ trợ từ các tổ chức, cơ quan cá nhân. Một hộ gia đình có thể nhận được nhiều lần từ các tổ chức hay chính quyền địa phương.

• Sự hỗ trợ của các tổ chức đơi khi bị chồng chéo do chưa có sự phối hợp giữa các tổ chức, cơ quan chẳng hạn tổ chức này hỗ trợ cho hộ nghèo này thì tổ chức khác cũng hỗ trợ cho hộ nghèo đó.

• Các tổ chức, cơ quan hỗ trợ chủ yếu về vật chất nhưng chưa chú trọng hỗ trợ về mặt tinh thần, trong một huyện và trong một xã chỉ có Hội phụ nữ xã đến trực tiếp gặp người dân trong thôn động viên, an ủi về mặt tinh thần giúp cho người dân vượt qua được những khó khăn trong và sau khi lũ lụt xảy ra để người dân có thể trở lại cuộc sống bình thường.

• Chính quyền địa phương và các tổ chức cũng chưa nhận thức được là cần phải hỗ trợ về mặt tinh thần mà chỉ quan tâm tới sự hỗ trợ về vật chất cho người dân.

• Sự hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan chưa chú ý tới trẻ em và chưa đáp ứng nhu cầu của trẻ như chỉ quan tâm hỗ trợ người lớn về lương thực trong khi đó trẻ cần các nhu cầu khác như sữa, sách vở…đồng thời các tổ chức cũng chưa chú ý tới hỗ trợ tâm lý cho trẻ để trẻ có thể vượt qua lũ lụt dễ dàng hơn.

• Trường học và chính quyền địa phương chưa có một nhân viên cơng tác xã hội nào hỗ trợ về mặt tâm lý cho trẻ.

Nhìn chung sự hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan đáp ứng được một phần nhu cầu của người dân trong và sau khi lũ lụt xảy ra nhưng chủ yếu là về vật chất cịn về mặt tinh thần thì chưa có sự hỗ trợ của các tổ chức, thiết yếu đặt ra cần có sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên công tác xã hội.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng tâm lý đến trẻ và gia đình bị thiên tai và vai trò của nhân viên công tác xã hội. nghiên cứu trường hợp ở cát tiên, lâm đồng (Trang 62 - 64)