3 Khă năng sinh lờ
3.1.1 Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-
đoạn 2011- 2020
Trong thập kỷ tới, TTCKVN có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh, tuy nhiên, cơ hội phát triển luôn đồng hành cùng với những thách thức.
Theo quyết định só 252 QĐ/QĐ-Ttg của thủ tướng chính phủ, định hướng phát triển của TTCKVN trong giai đoạn 2011-2020 gồm các nội dung sau:
- Tăng quy mô, củng cố thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu năm 2015 dự kiến đạt 65- 70% GDP và đến năm 2020 quy mô vốn hóa thị trường đạt 90-100% GDP (năm 2011, mức vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 535.673 tỷ đồng, tương đương khoảng 21% GDP, năm 2010 đạt 726.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 39% GDP, năm 2009 đạt 620.000 tỷ đồng, tương đương mức 38% GDP và tăng gấp 3 lần so với năm 2008).
- Mở rộng thị trường chứng khoán có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
- Nâng cao tính minh bạch của hoạt động thị trường chứng khoán, áp dụng thông lệ tốt nhất về quản trị công ty đối với các công ty đại chúng và các tổ chức kinh doanh chứng khoán
- Nâng cao quy mô, năng lực của các tổ chức kinh doanh chứng khoán, dịch vụ chứng khoán đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường chứng khoán: Cần tăng quy mô, chất lượng công ty chứng khoán theo hướng tái cấu trúc (phá sản, thâu tóm, sáp nhập), giảm số lượng công ty chứng khoán từ hơn 100 công ty như hiện nay xuống còn khoảng 50 công ty (bình quân thị phần mỗi công ty chứng khoán là 4 tỷ USD), hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường, các tổ chức phụ trợ thị trường và của thị trường chứng khoán Việt Nam
- Mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán theo lộ trình hội nhập đã cam kết, áp dụng các nguyên tắc về quản lý thị trường chứng khoán theo khuyến nghị của tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán phù hợp với từng giai đoạn phát triển thị trường
- Hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao năng lực quản lý, tăng cường giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm, củng cố lòng tin của nhà đầu tư. Trong đó, giai đoạn 2012-2014 tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản trên cơ sở Luật chứng khoán và Luật chứng khoán sửa đổi, tiến tới xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai vào năm 2015,với mức độ tự do hóa hoạt động thị trường cao hơn. Tạo cơ chế để các cơ quan quản lý có tính độc lập, tăng nguồn cung cho thị trường chứng khoán, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước và phát huy vai trò các Hiệp hội ngành nghề chứng khoán, vai trò tư vấn độc lập, phản biện chính sách từ các tổ chức.
- Phát triển thị trường theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc (bao gồm: Thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh, thị trường tập trung, thị trường phi tập trung, …), hướng tới một hệ thống thị trường hoàn thiện và hiện đại hóa, vận hành theo các thông lệ quốc tế, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế.
- Phát triển quy mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của thị trường: Cơ sở cho nhà đầu tư là một trọng tâm của chiến lược phát triển thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2011-2020, trong đó đặc biệt chú ý phát triển: Hệ thống các loại hình quỹ đầu tư như quỹ mở, quỹ đóng, quỹ ETF khuyến khích phát triển các sản phẩm liên kết bảo hiểm và triển khai hệ thống các quỹ hưu trí tự nguyện, hướng tới hệ thống an sinh xã hội, dựa trên ba trụ cột theo thông lệ quốc tế (ba trụ cột: Chính trị - an ninh, kinh tế , văn hóa xã hội hay hội nhập kinh tế với mục đích tăng cường sự đoàn kết quốc tế)