3 Khă năng sinh lờ
2.2.3.2 Những mặt chưa đảm bảo năng lực cạnh tranh và nguyên nhân
Sau 4 năm hoạt động công ty đã đạt đươc những thành tựu nhất định. Tuy nhiên công ty còn một số hạn chê nhất định:
Thứ nhất, về khía cạnh tài chính
Kết quả kinh doanh hai năm gần nhất (2011, 2012), công ty lỗ 96,3 tỷ và 63,4 tỷ. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty rất thấp. Vốn điều lệ của công ty là 341 tỉ đồng, nằm trong số những công ty chứng khoán có vốn điều lệ thấp trên thị trường và quy mô của công ty đang bị thu hẹp. Nguồn vốn chủ sở hữu không được khai thác hiệu quả. Bên cạnh đó, viêc hạn chế sử dụng vay nợ dẫn tới tiềm lực tài chính không đủ lớn, không tận dụng được đòn bẩy tài chính.
Thứ hai, thị phần môi giới của công ty
Thị phần môi giới của công ty còn thấp, chưa thu hút được nhiều khách hàng tới mở tài khoản và giao dịch tại công ty đặc biệt là khách hàng VIP, khách hàng tổ chức có giá trị giao dịch lớn ngay cả khi các phần mềm giao dịch chứng khoán hiện đại đã đi vào hoạt động
Thứ 3 nhân sự của công ty bên cạnh những điểm mạnh còn có những điểm yếu sau:
_ Tuy có đội ngũ chất với chất lượng cao nhưng số lượng còn ít và thái độ làm việc của một số nhân viên chưa thực sự vì công ty.
_ Không có chiến lược giữ chân nhân viên giỏi, có thực lực, kinh nghiệm nên công ty phải thường xuyên tuyển thêm nhân viên mới tuy trình độ cao nhưng kinh nghiệm làm việc không nhiều, công ty phải mất thời gian đào tạo lại, ảnh hưởng tới quy trình hoạt động của công ty.
_ Tổ chức bộ máy của công ty thiếu tính chuyên môn hóa, thiếu một số bộ phận phòng ban cơ bản như: Phòng chăm sóc khách hàng, Maketing…
_ Hoạt động của một số phòng ban còn trì trệ, xuất phát từ thái độ làm việc của một số nhân viên trong các phòng ban.
_ Đội ngũ ban lãnh đạo có quan tâm tới hoạt đông của công ty nhưng chưa thực sự sát sao.
Thứ năm, thương hiệu VICS vẫn còn chưa được đông đảo nhà đầu tư biêt đến.
Việc tập trung phát triển tại thị trường Hà Nội và thành phố Hố Chí Minh khiến mức độ phổ biến của VICS chưa rộng và sâu với một số thị trường rộng lớn là miền trung. Mang lưới hoạt động của VICS còn quá nhỏ bé so với nhiều công ty chứng khoán khác. Các chi nhánh của VICS chỉ tập trung ở các thành phố lớn nên khách hàng đến với VICS còn rất hạnh chế. Mặt khác việc quảng cáo sản phẩm và dịch vụ, quảng bá hình ảnh cảu công ty chưa đạt kết quả cao.
Nguyên nhân của những bất lợi trên là:
_ Thị trường chứng khoán Việt Nam tuy đã trải qua hơn 12 năm hình thành và phát triển nhưng vẫn là thị trường non trẻ so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Hành lang pháp lý vẫn chưa hoàn thiện, chưa tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động của các công ty và nhà đầu tư. Các nhà đầu tư tuy đã có sự hiểu biết nhất định về thị trường chứng khoán nhưng vẫn không tránh khỏi tâm lý đám đông khiến thị trường nhiều lúc bị nhà đầu cơ, đội lái thao túng.
_ Tình hình kinh tế Việt Nam còn nhiều bất ổn: Chất lượng tăng trưởng thấp, tốc độ tăng trưởng chậm và thiếu nền tảng vững chắc. Sự hấp dẫn của các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại hối, tiết kiệm… khiến chứng khoán
hiện nay không còn hấp dẫn các nhà đầu tư như các năm 2006, 2007. Sự cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán ngày càng gay gắt, các công ty đua nhau giảm phí, đưa ra các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm tín dụng đến nhà đầu tư.
_ Chính sách khách hàng của công ty: Tập trung vào phân khúc nhà đầu tư cá nhân. Đây là phân khúc dễ biến động dưới sự tác động của các đối thủ cạnh tranh về mức phí. Mảng tư vấn tài chính doanh nghiệp chưa được chú trọng làm giảm sức cạnh tranh của công ty.
_ Một số sản phẩm dịch vụ trực tuyến chưa thực sự tiện lợi và hiệu quả: So sánh cổ phiếu, số lượng báo cáo chưa nhiều. Hệ thống thông tin của công ty chưa đáp ứng tối đa nhu cầu cập nhật thông tin của khách hàng.
CHƯƠNG 3