Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán thương mại và công nghiệp việt nam (Trang 56 - 58)

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh ( 63.252) ( 96.168) 28.007 21.424 Thu nhập khác 42 120 4 1 Chi phí khác 190 ( 185) ( 1.176) ( 10) Lợi nhuận khác ( 148) ( 65) ( 1.172) ( 9) Tổng lợi nhuận trước thuế (63.400) ( 96.232) 26.835 21.415 Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 0 0 ( 6.645) ( 3.702) Tổng lợi nhuận sau thuế ( 63.400) ( 96.232) 20.189 17.713

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của VICS

Hoạt động kinh doanh của VICS liên tiếp có lãi trong 2 năm 2009 và 2010, nhưng đến năm 2011, công ty thua lỗ hơn 96 tỉ đồng. Chi phí hoạt động kinh doanh qua các năm đều có chiều hướng tăng lên, đặc biệt, chi phí hoạt

động kinh doanh tăng vọt từ hơn 53 tỉ năm 2010 lên hơn 141 tỉ năm 2011, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến công ty hoạt động kém hiệu quả năm 2011. Năm 2011 là một năm có quá nhiều khó khăn và thách thức. Do đặc thù VICS là một CTCK đại chúng với hầu hết các cổ đông nhỏ lẻ, đặc biệt là VICS không trực thuộc và không có sự hậu thuẫn nào về nguồn vốn và các lợi thế kinh doanh từ một tổ chức tài chính hoặc tập đoàn kinh tế mạnh nào đó (như một số CTCK trực thuộc các ngân hàng, tập đoàn kinh tế lớn). Đây là bất lợi lớn đối với VICS so với các CTCK khác trong bối cảnh vốn hoạt động của công ty hạn hẹp, lại gặp phải thời kỳ khủng hoảng tài chính nặng nề với cơn bão lãi suất và sự mất thanh khoản dây chuyền trong hệ thống ngân hàng thương mại. Trong khi hầu hết lợi nhuận đạt được của VICS trong năm 2010 mang lại từ nguồn thu dịch vụ tài chính, hỗ trợ thu xếp vốn cho nhà đầu tư với dư nợ cuối năm khoảng 350 - 400 tỷ đồng bằng nguồn vốn vay tín dụng, thì năm 2011 VICS đã phải rất nỗ lực giải chấp bằng mọi giá để trả được hầu hết nợ vay, tránh được sức ép vỡ nợ và nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, chính điều đó cùng với việc sụt giảm quy mô của thị trường làm lỗ danh mục đầu tư là nguyên nhân chính gây nên việc thua lỗ lớn của công ty trong năm vừa qua, cũng như là nguyên nhân chính buộc công ty phải thu hẹp hoạt động, cắt giảm chi phí bằng mọi giá để tồn tại. Do đó, năm 2011 VICS chỉ đạt 65,6 tỷ đồng doanh thu, bằng 55,03% kế hoạch và lỗ 96,2 tỷ đồng, không hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ kinh doanh năm 2011 theo nghị quyết của Đại hội đồng Cổ đông đã đề ra.

Năm 2012, kết quả kinh doanh của VICS nằm trong xu hướng khó khăn chung của thị trường và tiếp tục chịu thua lỗ năm thứ hai liên tiếp kể từ khi thành lập. Theo báo cáo tài chính năm 2012 đã được kiểm toán, tại thời điểm 31/12/2012, kết quả kinh doanh của VICS lỗ 63.400.681.017 đồng trong đó lỗ do thanh lý danh mục đầu tư và lỗ chi phí hoạt động là 19.901.517.623 đồng

và lỗ do trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là 43.499.163.394 đồng. Đến thời điểm 31/12/2012 số lỗ lũy kế đã lên tới 142.346.437.211 đồng tương ứng 41,70% vốn điều lệ. Năm 2012, tổng doanh thu đạt 18.597 triệu đồng đạt 28,3% so với năm 2011, hầu hết doanh thu các mảng hoạt động chính đều giảm mạnh so với năm 2011, trong đó doanh thu thu từ hoạt động môi giới chứng khoán đạt 1.590 triệu đồng giảm 92,28%, doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán và hợp tác kinh doanh đạt 16.588 triệu đồng giảm 62,7%, doanh thu từ hoạt động tư vấn đạt 419 triệu đồng giảm 22,8% so với năm 2011.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán thương mại và công nghiệp việt nam (Trang 56 - 58)