II. Nguồn kinh phí
1 Lợi nhuận trước
thuế -25.838.585.747 -23.434.472.025 2.404.113.722 2 Lợi nhuận sau
thuế -25.838.585.747 -23.434.472.025 2.404.113.722 3 Doanh thu thuần 24.880.057.761 21.021.678.044 -3.858.379.717 4 Tổng tài sản BQ 409.963.865.266 598.884.057.14 6 188.920.191.921 5 Vốn chủ sở hữu BQ 273.308.344.00 5 241.184.479.04 6 -32.123.864.959 6
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) = 2/3
-1,03853 -1,11478 -0,07625
7
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) = 2/4
-0,06303 -0,03913 0,02389
8
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) = 2/5
-0,09454 -0,09716 -0,00262
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính)
Trong đó:
- Tổng tài sản năm 2010: 334.475.347.519 đồng - Vốn chủ sở hữu năm 2010: 241.496.807.929 đồng
- ROS (Return On Sales): Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. - ROA (Return On Assets): Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. - ROE (Return On Equity): Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Do hoạt động sản xuất của Nhà máy chủ yếu là cung cấp cho Tổng Công ty nên doanh thu từ hoạt động bên ngoài là rất thấp vì thế khả năng sinh lời do lợi nhuận từ hoạt động này tính trên cho toàn Nhà máy là thấp. Qua bảng phân tích khả năng sinh lời của Nhà máy trong 2 năm ta thấy:
- Năm 2012, tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm 0,07625 cho thấy năng lực của Nhà máy trong việc tạo ra lợi nhuận và năng lực cạnh tranh trên thị trường còn thấp.
- Tỷ suất sinh lời trên tài sản tăng 0,02389 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn thấp. Đây là nỗi lo lắng của Nhà máy, các nhà đầu tư quyết định đầu tư vào Nhà máy.
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở giảm 0,00262 do hiệu quả của việc sử dụng vốn tự có thấp. Đây là tín hiệu không tốt đối với Nhà máy.
2.4.5. Đánh giá và nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp
* Về khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán của Nhà máy qua 2 năm nhìn chung là tốt, mặc dù năm 2012, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Nhà máy có xu hướng giảm nhưng ở mức độ thấp, chứng tỏ tất cả các khoản huy động của Nhà máy từ nguồn bên ngoài đều có tài sản đảm bảo.
* Về đòn cân nợ:
Hệ số nợ của Nhà máy có chiều hướng tăng, mức độ rủi ro về mặt tài chính tăng, khả năng độc lập về mặt tài chính có xu hướng giảm do năm 2012, tốc độ tăng của các khoản nợ (196,71 %) cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng tài sản (46,73 %). Đây là một dấu hiệu không tốt, vì thế Nhà máy cần kiểm soát chặt chẽ, giảm các khoản nợ, cải thiện tình hình tài chính.
Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Nhà máy qua 2 năm đều giảm, cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy chưa có hiệu quả.
Kết quả phân tích ở trên cho ta thấy toàn bộ thực trạng tình hình tài chính của Nhà máy trong những năm vừa qua. Các chỉ tiêu được phân tích qua 2 năm liên tiếp cho thấy xu hướng biến động về tài chính của Nhà máy ở thời điểm hiện tại, cũng như xác định được xu hướng biến động về tình hình tài chính của Nhà máy trong tương lai. Đó là cơ sở để Nhà máy đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch và chính sách phù hợp, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNGSẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY CÁN THÉP LƯU XÁ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY CÁN THÉP LƯU XÁ 3.1. Đánh giá, nhận xét chung tình hình của Nhà máy
Trong quá trình thực tập tại Nhà máy cán thép Lưu Xá em đã được đi sâu tìm hiểu về các lĩnh vực hoạt động của Nhà máy như: Lĩnh vực về quản lý nhân sự, lĩnh vực về sản xuất cũng như tìm hiểu về thị trường và các hoạt động kinh doanh của Nhà máy trong những năm qua, bản thân em có những nhận xét như sau:
3.1.1. Nhận xét về hoạt động Marketing