- Các sản phẩm dịch vụ đều phải có định mức lao động Khi thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất kinh doanh thì phải điều chỉnh định mức
10 Bộ phận vệ sinh trong nhà máy
2.3. Tình hình chi phí và giá thành tại Nhà mãy cán thép Lưu Xá 1 Phân loại chi phí của Nhà máy
2.3.1. Phân loại chi phí của Nhà máy
Để phục vụ cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra và phân tích hiệu quả sử dụng chi phí, tìm các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, Nhà máy đã tiến hành phân loại chi phí theo những tiêu chí nhất định như:
Căn cứ vào nội dung chi phí:
Căn cứ vào đặc điểm kinh tế giống nhau của chi phí để xếp chúng vào từng loại. Mỗi loại là một yếu tố chi phí có cùng nội dung kinh tế và không thể phân chia được nữa, bất kể chi phí dùng để làm gì và phát sinh ở thời điểm nào. Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của Nhà máy được chia thành các loại sau:
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền Doanh nghiệp chi trả về các dịch vụ mua từ bên ngoài như: tiền điện thoại, tiền nước, bốc vác… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
+ Chi phí nhân công: Là toàn bộ chi phí tiền lương, tiền công doanh nghiệp phải trả cho người tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh: tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ…
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
+ Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho sản xuất ngoài 4 yếu tố trên.
Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong công tác hạch toán chi phí nói riêng và công tác quản lý nói chung. Tỷ trọng từng loại yếu tố chi phí là cơ sở cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, huy động sức lao động,… là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào công dụng và địa điểm phát sinh chi phí:
Theo cách phân loại này những chi phí có cùng công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí sẽ được xếp vào cùng một loại gọi là các khoản mục chi phí. Đó là:
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản chi BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất của Nhà máy.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: vật liệu chính (phôi thép, gang thỏi, FeSi45%, FeMn65%, FeCr, Ni, Fe78, Al, FeMo…); vật liệu phụ (cát vàng, bột đất sét, nước thủy tinh, đất đèn, huỳnh thạch, phấn chì, than cám cốc, vôi luyện kim…); nhiên liệu (than củ, dầu FO…)
+ Chi phí sản xuất chung: Là khoản chi phí được sử dụng ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất như tiền lương và phụ cấp của quản đốc, nhân
viên phân xưởng; chi phí khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng; chi phí bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất…
+ Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng chi phí bảo quản sản phẩm, vận chuyển, bốc dỡ hàng, …lương bộ phận bán hàng, chi phí vật liệu liên quan đến bán hàng, các khoản trích theo lương, các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt đông bán hàng.
+ Chi phí quản lý: Là các chi phí do bộ máy quản lý của Nhà máy, các chi phí có liên quan đến hoạt động chung của doanh nghiệp như khấu hao TSCĐ phục vụ cho bộ máy quản lý; tiền lương và phụ cấp trả cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, nhân viên văn phòng; chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, các khoản chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ khó đòi, công tác phí, các chi phí giao dịch đối ngoại…
Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho quản lý chi phí sản xuất theo định mức, là cơ sở để kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là cơ sở để phân tích tình hình thực tế kế hoạch giảm giá thành sản phẩm và định mức cho kỳ tiếp theo.
Bảng 8: Các yếu tố chi phí sản xuất
ĐVT: Triệu đồng
Yếu tố chi phí Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch năm 2011 – 2012 Số tiền % 1. Chi phí NVL 3103246,872336 3427003,991421 323757,119085 +10,43 2. Chi phí nhân công 34948,335442 42431,038397 7482,702955 +21,41 3. Chi phí khấu hao TSCĐ 18723,365817 20445,673244 1722,307427 +9,19 4. Chi phí dịch vụ mua ngoài 162,922003 144,642978 -18,279025 -11,22 5. Chi phí khác bằng tiền 3816,047409 3819,828517 3,781108 +0,09 6. Nhiên liệu – động lực 130902,243226 123345,304896 -7556,938330 -5,77 Tổng cộng 3291799,786233 3617190,479453 325390,693220 +9,89
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
* Nhận xét :
Từ bảng phân tích ta thấy: Qua 2 năm, chi phí sản xuất kinh doanh tăng 325390,693220triệu đồng tương ứng với 8,89 %. Trong đó:
- Chi phí nguyên vật liệu tăng 323757,119085 triệu đồng, tương ứng tăng 10,43%.
- Chi phí nhân công tăng lên 7482,702955 triệu đồng tương ứng 21,41%.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 1722,307427 triệu đồng tương ứng 9,19% bởi vì trong năm vừa qua Nhà máy đã đầu tư thêm một số dây chuyền thiết bị phụ vụ sản xuất nên lương khấu hao cũng do thế mà tăng lên.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2012 giảm -18,279025 triệu đồng tức là giảm 11,22 % so với năm 2011.
- Chi phí khác bằng tiền năm 2012 tăng 3,781108 triệu đồng tương ứng 0,095.
- Chi phí nhiên liệu – động lực năm 2012 giảm 7556,938330 triệu đồng so với năm 2011 tức là giảm 5,77% do Nhà máy đã sử dụng các máy móc tiết kiệm nhiên liệu nên hao phí do nhiện liệu – động lực đã được giảm xuống.
Đó là tình trạng chung mà các doanh nghiệp trong nước đang gặp phải hiện nay bởi tình trạng lạm phát trong nền kinh tế, giá của các nguồn nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Bên cạnh đó, việc quản lý các khoản chi phí của Nhà máy là chưa tốt, làm tăng giá bán các sản phẩm sản xuất ra trong kỳ. Đây là vấn đề mà Nhà máy cần chú trọng giải quyết để hướng tới tiết kiệm chi phí và giảm giá bán sản phẩm.