- Các sản phẩm dịch vụ đều phải có định mức lao động Khi thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất kinh doanh thì phải điều chỉnh định mức
10 Bộ phận vệ sinh trong nhà máy
2.4.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy
Phân tích kết quả kinh doanh của công ty là quá trình phân tích số liệu và nhận xét từ đó chỉ ra mức độ hoàn thành quá trình sản xuất hay không, cũng như những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 11: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 - 2011 ĐVT: Đồng CHỈ TIÊU Mã số Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Mức % 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 1 24.880.057.761 21.021.678.044 -3.858.379.717 -15,51 2. Các khoản giảm trừ DT 2 0 0
3. Doanh thu thuần 10 24.880.057.761 21.021.678.044 -3.858.379.717 -15,51
4. Giá vốn hàng bán 11 21.134.589.196 16.913.717.656 -4.220.871.540 -19,97
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 20 3.745.486.565 4.107.960.388 362.473.823 9,68 6. Doanh thu từ hoạt động tài chính 21 1.233.310.337 21.964.220 -1.211.346.117 -98,22
7. Chi phí tài chính 22 30.249.475.866 31.909.632.953 1.660.157.087 5,49
Trong đó: chi phí lãi vay 23 27.594.403.428 29.849.884.645 2.255.481.217 8,17
8. Chi phí bán hàng 24 0 0,00
9.Chi phí quản lý DN 25 64.905.525 63.450.544 -1.454.981 -2,24
10. Chi phí nộp cấp trên 781.979.807 625.807.557 -156.172.250 -19,97
11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 -26.117.564.296 -28.468.966.446 -2.351.402.150 9,00
12. Thu nhập khác 31 315.286.049 5.333.911.238 5.018.625.189 1591,7
13. Chi phí khác 32 36.307.500 299.416.817 263.109.317 724,67
14. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 278.978.549 5.034.494.421 4.755.515.872 1704,6 15. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 -25.838.585.747 -23.434.472.025 2.404.113.722 -9,30
16. Thuế thu nhập DN 51 0 0
17. Lợi nhuận sau thuế 60 -25.838.585.747 -23.434.472.025 2.404.113.722 -9,30
* Nhận xét: Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong 2 năm 2011 – 2012 ta thấy:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 3.858.379.717đồng tương ứng với 15,51 % do số lượng sản phẩm tiêu thụ sản phẩm giảm đáng kể.
- Doanh thu hoạt động tài chính giảm 502.625.320 đồng tức là giảm 20,78 % do ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng kinh tế và lạm phát kéo dài.
- Giá vốn hàng bán giảm 4.220.871.540 đồng tương ứng với 19,97 % do Nhà máy thực hiện giảm quy mô sản xuất đồng thời, Nhà máy đã thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí các yếu tố đầu vào làm cho chi phí sản xuất kinh doanh giảm.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 1.454.981 đồng tương ứng giảm 2,24% cho thấy Nhà máy đã thực hiện tốt công tác quản lý, tái cơ cấu quản lý, tổ chức gọn nhẹ, thống nhất, tiết kiệm, hiệu quả.
- Chi phí nộp cấp trên giảm 156.172.250 đồng tương ứng giảm 19,97 % do số lượng tiêu thụ của Nhà máy giảm hơn so với năm trước nên chi phí nộp cấp trên cũng giảm hơn.
- Chi phí tài chính chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của Nhà máy. Năm 2012, chi phí tài chính tăng thêm 1.660.157.087 đồng tương ứng với 5,49 %. Trong đó, khoản mục chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng lớn có xu hướng tăng cao so với năm 2011. Năm 2012, chi phí lãi vay tăng 2.255.481.217 đồng tương ứng với 8,17 % do Nhà máy tăng các khoản nợ vay để đầu tư máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất.
- Thu nhập khác năm 2012 đã tăng 5.018.625.189 đồng so với năm 2011 tương ứng với 1591,7 %. Còn chi phí khác của công ty tăng 263.109.317 đồng nhưng không đáng kể so với thu nhập mang lại. Do
vậy ta thấy được Nhà máy đã chú trọng trong việc đầu tư khác ngoài sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
- Về lợi nhuận: Mặc dù lợi nhuận của Nhà máy đã tăng lên nhưng lợi nhuận vẫn âm. Nguyên nhân:
+ Theo nguyên tắc kế toán, doanh thu từ tiêu thụ nội bộ không được tính vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà chỉ tính vào kết quả kinh doanh của Tổng công ty.
+ Nhà máy vẫn phải chịu chi phí tài chính cao hơn nhiều so với doanh thu tài chính.
+ Lượng hàng sản xuất còn tồn động trong kho nhiều, chi phí sản xuất tăng nhưng chưa thu được tiền hàng.