Hành vi xây dựng chuồng gia súc

Một phần của tài liệu Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp (Trang 105 - 106)

Kết quả bảng 3.4. cho thấy hầu hết hộ gia đình người Dao (93,0%) đều chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên có tới 27,3% số hộ nuôi gia súc, gia cầm thả rông, chỉ có 11,4% hộ gia đình có chuồng chăn nuôi gia súc cách xa nguồn nước, nhà ở đảm bảo vệ sinh. Chất thải của gia súc, gia cầm không được xử lý, để bừa bãi chiếm tỷ lệ cao (56,3%), tỷ lệ hộ có hố ủ phân gia súc thấp (1,6%). Kết quả bảng 3.5 cũng cho thấy 71,8% hộ gia đình người Dao sử dụng phân người hoặc phân gia súc làm phân bón ruộng và hoa màu, trong đó hành vi sử dụng phân tươi khá phổ biến (45,5%). Số hộ gia đình sử dụng phân ủ thấp

(17,1%), thời gian ủ phân < 3 tháng chưa đảm bảovệ sinh chiếm tới 8,8%. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi bao gồm những quyết định của người dân về

xử lý và sử dụng phân gia súc cũng như đánh giá của điều tra viên về tình hình xây dựng chuồng trại và quản lý, sử dụng phân gia súc cho thấy 27,3% người

Dao thả rông gia súc gia cầm, 24,2% số hộ làm chuồng vật nuôi gần nhà (<5 m).

Như vậy tỷ lệ người Dao có hành vi chưa vệ sinh về chăn nuôi vật nuôi khá cao, đồng thời đây cũng là nguyên nhân, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Vấn đề này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Trung Chiến và Cộng sự tại 9 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên cho thấy 76,55% số hộ

không có chuồng gia súc và nuôi gia súc thả rông [24] và thấp hơn kết quả

nghiên cứu của Võ Thị Mai tại xã Ôn Lương (Phú Lương - Thái Nguyên) [59].

Phân gia súc không được xử lý sẽ phát tán ra môi trường xung quanh những

mầm bệnh nguy hiểm đặc biệt là những bệnh đường ruột. Theo một cán bộ văn

hoá xã: “Tình trạng VSMT của các bản người Dao còn chưa tốt. Tình trạng

Một phần của tài liệu Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp (Trang 105 - 106)