Một số mô hình huy động cộng đồng truyền thông giáo dục sức khỏe để

Một phần của tài liệu Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp (Trang 34 - 173)

cải thiện hành vi sức khỏe của người dân

1.3.3.1. Thế giới

a) Mô hình nhân viên y tế cộng đồng ở Zimbabue

Từ năm 1987 có hơn 5.000 nhân viên y tế công cộng được đào tạo trước

khi Bộ Y tế chuyển giao cho Bộ Phụ nữ. Nhân viên y tế cộng đồng được cộng đồng lựa chọn, phải là người lớn và có uy tín trong cộng đồng, biết đọc biết viết.

Các nhân viên y tế cộng đồng được đào tạo hai tháng lý thuyết và một tháng thực

hành. Khi thực hiện nhiệm vụ tại xóm/bản họ chịu sự giám sát của người lãnh

đạo cộng đồng và các y tá từ các bệnh viện. Họ được nhận số tiền khuyến khích là 35 đôla Zimbabue/1 tháng, một chiếc xe đạp và một túi thuốc, cộng đồng

không chi gì thêm, mỗi năm được đào tạo lại một lần. Mô hình chăm sóc sức

khoẻ này thể hiện rõ vai trò lãnh đạo cộng đồng, những người có uy tín tại cộng đồng, điều này rất quan trọng vì các hoạt động y tế tại địa phương (thôn/bản)

không có vai trò của trưởng bản thì tính bền vững và hiệu quả sẽ kém, vì họ là

người có uy tín trong bản, nên việc triển khai các cuộc vận động về chăm sóc sức

người dân khi tham gia các chương trình y tế không những đối với đối tượng hưởng

lợi trực tiếp là rất quan trọng, nhưng cũng cần chú ý làm rõ mục tiêu, nội dung, lợi

ích của các bên liên quan (Trưởng bản, Phụ nữ, Thanh niên, Hội cựu chiến binh tại địa phương) thì mới có sự phối hợp, hợp tác có hiệu quả tốt [11], [12].

b) Mô hình chăm sóc sức khoẻ toàn diện dựa trên cộng đồng và gia đình (WHO, 2004)

Mục đích của mô hình này là nhằm đảm bảo tốt hơn việc tiếp cận và sử

dụng dịch vụ y tế và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng nhằm đáp ứng

nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của người dân và sử dụng hiệu quả

nguồn lực sẵn có. Mô hình này nhấn mạnh bệnh nhân/khách hàng là trung tâm, những tri thức và sự đóng góp của cá nhân, gia đình và cộng đồng là những yếu

tố quyết định đến việc bảo vệ, duy trì sức khoẻ, quản lý bệnh tật và ốm đau. Đây là hướng tiếp cận khách hàng là trung tâm, lấy sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng là tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, cách tiếp cận này đối với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường đã được đề cập từ lâu, tuy nhiên

đối với y tế, chỉ vào thập niên 90 cho tới nay, ngày càng được quan tâm đúng

mức [11].

c) Cách tiếp cận “Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ"; (Community led

total sanitation, viết tắt là: CLTS)

Cách tiếp cận do TS. Kamal Kar (Ấn Độ) đề xướng và được áp dụng lần đầu

tiên tại Ấn Độ. Hiện nay cách tiếp cận này đã được áp dụng tại trên 30 quốc gia trên thế giới và đạt kết quả tốt. CLTS là phương pháp nhằm đạt được và duy trì tình trạng không phóng uế bừa bãi thông qua việc hướng dẫn cộng đồng phân tích

thực trạng vệ sinh, thói quen đi vệ sinh và hậu quả của nó, từ đó có hành động

tập thể cụ thể nhằm không phóng uế bừa bãi ra môi trường. Không giống các

cách tiếp cận khác trợ cấp bằng tiền mặt hay vật liệu cho hộ gia đình hoặc tập

sinh của cộng đồng. Tại Việt Nam, trong năm 2009, Tổ chức phát triển Hà Lan, UNICEF Việt Nam và Cục Y tế Dự phòng và Môi trường - Bộ Y tế đã tiến hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thí điểm cách tiếp cận theo CLTS tại 4 tỉnh là Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu (do Tổ chức phát triển Hà Lan tổ chức) và Điện Biên, Kon Tum (do UNICEF Việt

Nam tổ chức). Năm 2010, UNICEF tiếp tục triển khai tại tỉnh Điện Biên, Kon Tum và mở rộng thêm ra các tỉnh Ninh Thuận, An Giang và Đồng Tháp. Tổ

chức phát triển Hà Lan tiếp tục thí điểm CLTS tại các huyện đã thực hiện từ

2009 và tiến hành mở rộng tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai và huyện Mường Ẳng, tỉnh Điện Biên. Năm 2011, với những thành công của cách tiếp cận CLTS,

Bộ Y tế đã công nhận đây là một trong những phương pháp tiếp cận để cải thiện

tình trạng vệ sinh tại Việt Nam là rất tốt.

1.3.3.2. Một số cách tiếp cận bằng truyền thông giáo dục sức khỏe để cải thiện

hành vi sử dụng nhà tiêu ở Việt Nam

a) Cách tiếp cận “Tiếp thị vệ sinh - SanMark”

Cách tiếp cận “Tiếp thị vệ sinh - SanMark” được Tổ chức phát triển quốc

tế (International Development Enterprises - gọi tắt là IDE), là tổ chức Phi chính

phủ (NGO) của Hoa kỳ, hoạt động trong lĩnh vực cấp nước và VSMT tại Việt

Nam [25]. Cách tiếp cận này áp dụng hướng tiếp cận theo định hướng thị trường

(SanMark) nhằm khai thác lợi thế của tổ chức phi chính phủ (NGO), thành phần tư nhân, và các cơ quan quản lý nhà nước để tiếp cận và cải thiện vệ sinh cho các

hộ dân ở vùng nông thôn nghèo một cách bền vững. Nguồn vốn của chương

trình sẽ không sử dụng để tài trợ cho việc mua nguyên vật liệu và xây nhà tiêu

mà để tập trung vào thực hiện các hoạt động phát triển thị trường vệ sinh. Tiếp

thị vệ sinh - SanMark bao gồm các hoạt động chính như sau:

- Đánh giá thị trường vệ sinh: Nghiên cứu thị trường vệ sinh ở cả 2 phía:

“Cung” - “Cầu” và môi trường của thị trường, xác định các cản trở cũng như cơ

nghiên cứu, IDE và các cơ quan cộng tác địa phương sẽ xây dựng một kế hoạch

tổng thể, đưa ra các giải pháp theo định hướng thị trường nhằm giải quyết các

cản trở, tận dụng các cơ hội, giúp cho thị trường vệ sinh phát triển.

- Phát triển công nghệ phù hợp: Trên cơ sở kết quả từ cuộc nghiên cứu thị trường vệ sinh, lựa chọn, sau đó cải tiến các loại nhà tiêu hiện có trên địa bàn sao cho các loại nhà tiêu này vừa đảm bảo các tiêu chí vệ sinh của Bộ Y tế vừa được người dân chấp nhận và ngay cả hộ nghèo cũng có khả năng chi trả. Để đáp ứng được nhu cầu của các hộ dân thuộc mọi tầng lớp từ giàu cho đến nghèo, giới

thiệu nhiều loại nhà tiêu với nhiều loại giá khác nhau cũng như các phương án đầu tư khác nhau để người dân tự lựa chọn loại nhà tiêu và phương án đầu tư phù

hợp với điều kiện của mình.

- Marketing nông thôn: Trên cơ sở nghiên cứu khách hàng một cách kỹ lưỡng (về hành vi, thái độ, mức độ chấp nhận), IDE cùng các cơ quan cộng tác địa phương phát triển một chương trình marketing nhằm nâng cao nhận thức của người dân về các lợi ích của việc có nhà tiêu hợp vệ sinh và thực hiện các hành vi vệ sinh, từ đó tạo được nhu cầu xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh và thay đổi hành vi vệ sinh của người dân. Chương trình Marketing này đã được một hệ thống bao

gồm: chính quyền, y tế và hội phụ nữ từ cấp huyện đến cấp xã, thôn và mạng lưới

thợ xây thực hiện và được điều phối bởi cơ quan quản lý cấp tỉnh có chức năng

thực hiện chương trình vệ sinh của Chính phủ (thường là Trung tâm y tế dự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phòng) [75], [87], [91], [126].

- Xây dựng năng lực cho mạng lưới thợ xây: Dự án tập trung vào việc lựa

chọn những thợ xây hiện có tại địa phương, huấn luyện cho họ về mặt kỹ thuật để họ có thể cung cấp dịch vụ xây dựng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh, đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương với chất lượng tốt và nhanh chóng. Các hoạt động kết nối giữa thợ xây với khách hàng và làm tăng uy tín của thợ xây

thêm khách hàng. Mặt khác, các thợ xây còn được huấn luyện các kiến thức về

vệ sinh để có thể thực hiện các hoạt động vận động thuyết phục hộ dân xây nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Xây dựng năng lực cho cơ quan đối tác địa phương: Thông qua việc trực

tiếp thực hiện dự án và thông qua các khóa huấn luyện, năng lực của các cơ quan

từ cấp tỉnh, huyện, xã, thôn đã được nâng cao, có thể tự phát triển SanMark ra các địa bàn khác.

- Các hoạt động hướng tới người nghèo:Bên cạnh việc giới thiệu các loại

nhà tiêu giá thành rẻ và các hướng đầu tư dần dần để người nghèo cũng có thể đầu tư xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh như đã đề cập ở trên, dự án còn có các hoạt động tạo nguồn vốn cho các hộ nghèo thông qua các hoạt động (i) thiết lập các

nhóm góp vốn quay vòng làm nhà tiêu, (ii) tích hợp với các chương trình tín dụng của Chính phủ như chương trình cho các hộ nghèo vay tiền để xây dựng

các CTVS (Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04 năm 2004),

chương trình 135… Cách tiếp cận SanMark được IDE triển khai thử nghiệm năm

2003 tại 3 xã của tỉnh Quảng Nam, sau đó được nhân rộng ra các địa phương khác, đến năm 2006 đã có 30 xã của tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam thực hiện cách

tiếp cận này. Đối với các địa bàn triển khai Tiếp thị vệ sinh - SanMark, sau 3

năm tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đã tăng từ 16% lên 46%, bình

quân 10%/năm. Điều quan trọng cách tiếp cận đạt được là sau khi dự án thí điểm

kết thúc (2006) tại các địa bàn thực hiện cách tiếp cận chính quyền, đoàn thể vẫn

duy trì các hoạt động truyền thông - vận động và việc đầu tư của người dân làm nhà tiêu tiếp tục tăng từ 46% (2006) lên 59% vào năm 2008. Hiện nay cách tiếp

cận này đang được triển khai tại một số xã của tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, bước đầu thu được kết quả tốt [6], [8], [90], [120].

b) Mô hình huy động giáo viên cắm bản vào chăm sóc sức khỏe cộng đồng

VSMT bao gồm: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện mô hình lồng ghép ở xã Văn Lăng (xã can thiệp); Tập huấn cho giáo viên các vấn đề cơ bản về VSMT và

phương pháp hoạt động trong mô hình (thời gian tập huấn là một tuần, ngay đầu năm học mới). Hướng dẫn cách làm việc: Mỗi tuần giáo viên sẽ truyền thông

một vấn đề sức khoẻ cho học sinh của bản một lần. Sau đó giao nhiệm vụ

cho học sinh về truyền thông lại cho gia đình. Mỗi tuần một lần giáo viên

đến thăm 3-5 gia đình phụ huynh học sinh để kiểm tra việc thực hiện nhiệm

vụ học tập của học sinh đồng thời tiến hành TT-GDSK cho các thành viên

trong gia đình. Cứ hai tháng một lần giáo viên tham gia sinh hoạt với chi đoàn thanh niên bản để tiến hành TT-GDSK cho thanh niên về một nội dung VSMT nào đó. Vai trò các thành viên trong mô hình: Nhân viên y tế bản là

người phối hợp làm việc với giáo viên “cắm bản"; Trưởng bản là người tạo điều

kiện cho giáo viên làm việc; Hiệu trưởng trường tiểu học xã Văn Lăng là người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tổ chức giáo viên thực hiện; Trạm trưởng trạm y tế xã có trách nhiệm giám sát

việc thực hiện nhiệm vụ của các giáo viên; Chủ tịch xã là trưởng Ban chỉ đạo giám sát trường học và trạm y tế trong việc thực hiện mô hình. Nhóm nghiên cứu

mỗi tháng giám sát một bản và họp với tất cả giáo viên một lần để xem xét tiến độ thực hiện mô hình, bổ sung, cập nhật một số vấn đề về kiến thức cho giáo

viên. Các hoạt động của mô hình diễn ra trong một năm. Kết quả sau một năm có

sự thay đổi rõ rệt về các chỉ số chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng như VSMT [44], [82]. Ưu điểm lớn nhất của mô hình nghiên cứu là huy động được lực lượng giáo viên cắm bản và học sinh cùng tham gia truyền thông vận động cộng đồng thực hiện vệ sinh môi trường. Và mô hình cũng đã thành công ở các làng bản xa xôi hẻo lánh. Tuy nhiên mô hình chưa huy động được nhiều tổ chức ở

cộng đồng tham gia, nhất là vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể

trong xã. Cho nên chưa tạo nên sức mạnh tổng hợp của cộng đồng vào giải quyết

c) Mô hình huy động cộng đồng truyền thông giáo dục sức khỏe một số nội dung CSSKBĐ cho người dân xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Mô hình nghiên cứu của tác giả Lý Văn Cảnh và Đàm Khải Hoàn thực hiện

từ 2005 đến 2006. Đây là mô hình huy động cộng đồng tham gia vào truyền

thông giáo dục sức khoẻ thực hiện CSSKBĐ, bao gồm: Xây dựng Ban chỉ đạo

thực hiện mô hình ở xã; Tập huấn cho các thành viên tham gia Truyền thông về

các vấn đề cơ bản như VSMT, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, KHHGĐ và

phương pháp hoạt động trong mô hình (thời gian tập huấn mỗi lớp trung bình là một tuần). Nội dung tập huấn đi sâu vào các nội dung CSSKBĐ cần truyền

thông. Vai trò các thành viên trong hoạt động can thiệp: Nhân viên y tế thôn bản

(NVYTTB), cộng tác viên (CTV) Dân số, CTV dinh dưỡng là người thực hiện

chính. Giáo viên, học sinh, thanh niên là các thành viên tham gia hỗ trợ; Các tổ

chức chính quyền, ban ngành, đoàn thể cũng tham gia hỗ trợ; Trưởng bản là

người tạo điều kiện cho các thành viên làm việc. Trạm trưởng trạm y tế xã có trách nhiệm giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên. Chủ tịch xã là

trưởng Ban chỉ đạo điều hành chung. Kết quả sau một năm hoạt động tập trung

vào truyền thông các nội dung VSMT, có sự thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành như sau: VSMT sau mộtnăm can thiệp có sự tham gia của cộng đồng tỷ lệ các gia đình đã biết giữ gìn vệ sinh nhà ở, VSMT xung quanh nhà để phòng tránh bệnh tật tăng 40% - 45%. Các gia đình đã biết sử dụng nước sạch, có nhà tiêu hợp vệ sinh tăng lên rõ rệt (từ 38,5% tới 41,9%). Tỷ lệ người uống nước lã,

ăn thức ăn tái hay ôi thiu cũng đã giảm (từ 58,5% còn 39,4%) [36]. Điểm yếu

của mô hình này là dựa hoàn toàn vào nguồn lực của dự án Plan. Nên khi dự án rút đi thì không có khả năng duy trì.

d) Mô hình “Huy động cộng đồng truyền thông cải thiện hành vi vệ sinh môi

trường ở các bản vùng xa xôi, hẻo lánh xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” do Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên thực hiện từ tháng 01/2006 - 12/2007

Cách tiếp cận này do Đàm Khải Hoàn và cộng sự sử dụng phương pháp

công trình nước sạch và vệ sinh của gia đình, không hỗ trợ kinh phí để làm nhà tiêu [40]. Qua 24 tháng thực hiện, mô hình đã đạt được kết quả khả quan như

KAP của người dân về VSMT được cải thiện rõ rệt: Kiến thức đạt tăng 63%, Thái độ đạt tăng 33,2%, Thực hành đạt tăng 14,5%. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng

các công trình hợp vệ sinh cũng tăng đáng kể: nước sạch tăng 10%, nhà tiêu hợp

vệ sinh tăng 26,5%, nhà tắm tăng 19%, rời chuồng gia súc ra xa nhà tăng 5%, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[39], [40]. Mô hình này ưu điểm là cơ bản, mô hình nghiên cứu của chúng tôi

phát triển theo hướng này. Tuy nhiên cũng có một số yếu điểm nhất định trong

mô hình nghiên cứu này như khai thác các khía cạnh văn hóa của người Dao còn ít. Mô hình chưa làm rõ vai trò tham gia của các thành phần người Dao có uy tín

trong cộng đồng. Điều này là bài học cho chúng tôi sau này xây dựng mô hình

Một phần của tài liệu Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp (Trang 34 - 173)