Hành vi sử dụng nước ăn uống và sinh hoạt

Một phần của tài liệu Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp (Trang 99 - 101)

Kết quả bảng 3.2. cho thấy hành vi của người Dao ở vùng sâu chủ yếu sử

dụng nước máng lần (44,5%) và nước giếng đào (41,9%). Tỷ lệ hộ người Dao

sử dụng nước sạch còn thấp, mới đạt 46,3%. Nước thải sinh hoạt phần lớn chảy trực tiếp ra ruộng vườn hoặc ao hồ, chỉ có 17,4% số hộ có hố chứa nước thải.

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, hành vi sử dụng nước sạch của người Dao ở các bản vùng đặc biệt khó khăn chưa đạt, mới đạt được 46,3%.Như

vậy tỷ lệ người Dao có hành vi sử dụng nguồn nước chưa sạch chiếm tới 53,7%.

Tuy nhiên tỷ lệ hộ này trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn với tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước sạch là 24,7% [66], cũng cao hơn với kết quả nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và Cộng sự tại hai xã Tân Long và Văn Lăng (Đồng Hỷ) là 20,4% [39]. Nhưng so với tỷ lệ chung toàn quốc (63% số hộ sử dụng nước sạch)

[6] thì tỷ lệ sử dụng nước sạch trong nghiên cứu của chúng tôi còn thấp hơn

nhiều; tỷ lệ này cũng thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Linh tại La

Hiên - Võ Nhai [57]. Vấn đề này có thể lý giải bởi sự tương đồng về địa lý cũng như một số vấn đề về kinh tế, xã hội tại các điểm nghiên cứu của chúng tôi với

nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và Nguyễn Thị Thanh nên tỷ lệ số hộ có nguồn nước sạch cũng tương đương nhau, còn trong các điều tra trong phạm vi cả nước

có nhiều vùng sinh thái thì chắc chắn tỷ lệ sẽ cao hơn khi chúng tôi chỉ nghiên cứu ở các bản của các xã đặc biệt khó khăn. Ngay trong kết quả của Nguyễn Thị

Khánh Linh tại La Hiên - Võ Nhai cũng là một địa bàn thuộc huyện chúng tôi nghiên cứu, nhưng La Hiên là một xã có khu công nghiệp xi măng, thu nhập người dân cao hơn nên tỷ lệ sử dụng nước sạch cũng cao hơn. Điều này cũng

phù hợp với kết quả nghiên cứu của tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản của Tổng cục thống kê năm 2006 [73] về sự khác biệt giữa tỷ lệ sử

dụng nước sạch ở các vùng sinh thái khác nhau. Qua kết quả điều tra và nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm cho thấy do địa hình của xã nhiều đồi

núi, việc đào giếng tương đối khó khăn. Theo một NVYTTB cho biết nhiều hộ gia đình đào giếng rất sâu đến hơn 10m mà vẫn không có nước hoặc bị gặp

ghềnh đá... Còn một Trưởng bản cho biết có nhiều giếng nước khô cạn do đó

nhiều hộ thiếu nước cả bốn mùa. Từ đó có thể khẳng định rằng các mạch nước

ngầm, nước khe do quá trình khai thác cạn kiệt tài nguyên rừng nên cũng đã khô cạn, thiếu nước sinh hoạt xảy ra ở một số khu vực người Dao trong xã. Vấn đề

này cũng phù hợp với báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, liên quan đến đặc điểm địa hình và vùng địa lý [8]. Các nguồn nước của người Dao trong xã Vũ Chấn đang sử dụng bao gồm nước giếng đào, giếng khoan, nước khe. Ông trưởng bản

cho biết người dân ở các bản vùng sâu thiếu nước sạch, có tới 20% người dân

còn dùng nước khe, nước suối để sinh hoạt, nhiều người dân còn có thói quen uống nước lã ở khe suối không hợp vệ sinh. Điều kiện địa lý, phong tục tập

quán, thiếu các nguồn nước cũng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ số hộ có nước sạch, ảnh hưởng đến việc cung ứng nguồn nước sạch, đến sinh hoạt và vệ sinh của người dân. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả điều tra y tế quốc gia 2001-

2002, trong đó có tỷ lệ 21% số hộ trong toàn quốc sử dụng nước giếng khoan và giếng khơi nhưng chỉ có 1/3 số đó xử lý nước trước khi sử dụng [18]. Cũng như

nghiên cứu trong phạm vi cả nước, tình trạng thiếu nước ở một số khu vực xã Vũ

Chấn mà các hộ người Dao phải tìm đến các nguồn nước kém vệ sinh hơn để ăn

uống và hạn chế lượng nước dùng rửa thực phẩm và tắm giặt, đặc biệt có đến

9,3% số hộ dùng thẳng nước khe, nước suối không qua xử lý phục vụ ăn uống và sinh hoạt.

Về chất lượng nguồn nước, chúng tôi chưa có điều kiện thực hiện các xét

nghiệm hoá lý và vi sinh để đánh giá chất lượng nguồn nước tại địa điểm nghiên cứu. Tuy nhiên kết quả định tính cũng có thể cho những nhận định ban đầu về

chất lượng nguồn nước tại xã nghiên cứu là chưa sạch vì nguồn nước giếng đào

xây dựng chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, nhiều giếng gần chuồng gia súc, nhà tiêu... Còn nước khe, nước suối thì trong về mùa khô nhưng đục về mùa mưa trước khi sử dụng chưa được xử lý... Các kết quả nghiên cứu về tình hình sử

dụng nhà tiêu cùng với kết quả thảo luận với người dân và lãnh đạo địa phương

cho thấy có nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước như tỷ lệ

nhà tiêu hợp vệ sinh còn thấp, việc xây dựng chuồng gia súc và tập quán chăn

thả rông gia súc, việc bảo vệ nguồn nước… chắc chắn làm cho chất lượng nguồn nước bị ảnh hưởng lớn.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có tới 53,7% người Dao sử

dụng nguồn nước chưa sạch như nước máng lần 44,5%, nước suối 9,3%... cao hơn kết quả nghiên cứu ở người Dao của Bộ y tế năm 2007: 2,1% số hộ vẫn dùng nước sông, ao, hồ và 21,4% còn dùng các nguồn nước khác không thuộc

các nguồn nước sạch [21].

Một phần của tài liệu Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)