trường cho người Dao tại một xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Thái Nguyên sau 18 tháng can thiệp
* Về mặt tổ chức: Huy động cộng đồng tức là huy động nhiều tổ chức ban
ngành cùng tham gia, ở đây là để TT-GDSK về VSMT. Khi nhiều tổ chức cùng tham gia nếu để rời rạc từng tổ chức sẽ dẫn đến tình trạng mạnh ai người nấy
làm thiếu sức mạnh và hiệu quả. Việc xây dựng Ban chỉ đạo VSMT xã để chỉ đạo các tổ chức ban ngành tham gia mô hình là rất quan trọng. Nhờ cách tổ chức
chặt chẽ, phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng mà công việc truyền thông đã
được thực hiện tốt ở tất cả các tổ chức, ban ngành. Cách tổ chức của chúng tôi
nhấn mạnh nguyên tắc lồng ghép theo khuyến cáo của CSSKBĐ. Lồng ghép vào trong các hoạt động chung của cộng đồng cũng như lồng ghép vào từng hoạt động riêng trong mỗi tổ chức ban ngành…
* Về chức trách nhiệm vụ: Chúng tôi xác định Ban chỉ đạo VSMT là một
bộ phận của Ban chăm sóc sức khoẻ ban đầu của xã. Nhiệm vụ chính của Ban
chỉ đạo này là huy động các tổ chức ban ngành quần chúng TT-GDSK về VSMT để người dân thay đổi hành vi VSMT, từng bước cải tạo các CTVS, góp phần tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân mình, gia đình mình và xóm bản. Những nhiệm
vụ trên tuy không nhiều nhưng thực sự cần thiết phải giải quyết ở những vùng
và từ đó sẽ có thái độ và hành động đúng để thay đổi hành vi VSMT và giữ gìn sức khoẻ của mình cũng như cho mọi người.
* Về đào tạo. Do trình độ của các cán bộ tham gia mô hình tương đối khá và đồng đều nên việc tập huấn về kiến thức truyền thông dễ thực hiện. Chính vì thế mà chỉ sau một thời gian ngắn vừa giảng lý thuyết vừa thực hành truyền
thông các cán bộ tham gia mô hình đã nắm bắt được những nội dung cơ bản có
thể thực thi nhiệm vụ được giao. Ngoài ra cứ 2 tháng một lần nhóm nghiên cứu
lại đến giám sát và bổ túc thêm các kiến thức cho các cán bộ tham gia mô hình.
* Về quyền lợi: Cơ bản các cán bộ tham gia mô hình không được hưởng
phụ cấp làm việc. Chúng tôi không cấp kinh phí hàng tháng mà dùng kinh phí đề
tài để hỗ trợ các cán bộ tham gia mô hình nghiên cứu qua các buổi họp hay giám
sát. Ngoài ra các cán bộ tham gia mô hình được chính quyền xã tạo điều kiện để
hoạt động, được Ban chỉ đạo cấp tài liệu truyền thông, được dự họp với bản và với các cuộc họp của phụ nữ, thanh niên ở bản. Kết quả hoạt động của các cán
bộ tham gia mô hình được chính quyền xã xếp vào một trong các tiêu chí để bình
xét thi đua năm. Đây là những quyền lợi rất cơ bản, khả thi và phù hợp.
* Về điều hành giám sát mô hình: Trạm y tế xã chịu trách nhiệm tổ chức điều hành về chuyên môn, chính quyền và các trưởng bản chịu trách nhiệm theo
dõi và quản lý các hoạt động. Sau khi được đào tạo Ban chỉ đạo cùng Trưởng
trạm y tế xã ký kết với các cán bộ tham gia mô hình (cam kết ghi rõ thời gian
thực hiện, nghĩa vụ và quyền lợi của các thành viên tham gia). Thực tế trong thời
gian qua, các cán bộ tham gia mô hình đã hoạt động rất tích cực và đã thu được
những kết quả tốt. Hàng tháng đã tổ chức TT-GDSK và có báo cáo đều đặn cho
trạm y tế xã. Trong báo cáo đã nói rõ số buổi truyền thông, nội dung truyền
thông, các buổi đến truyền thông tại gia đình. Trong các buổi họp của các bản
công việc đã làm, và công việc cần phải làm trong thời gian tới đồng thời lắng
nghe ý kiến xây dựng góp ý của nhân dân để tiến hành công việc ngày càng tốt hơn. Cùng giai đoạn nghiên cứu với chúng tôi, Phạm Văn Thành cũng tiến hành mô hình can thiệp xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh ở vùng người Tày huyện Lục
Yên tỉnh Yên Bái [67]. Bản chất mô hình nghiên cứu của Phạm Văn Thành gần
giống chúng tôi là huy động cộng đồng. Chúng tôi huy động cộng đồng tập trung
vào truyền thông thay đổi hành vi về VSMT, còn Phạm Văn Thành huy động
cộng đồng để xây dựng nhà tiêu. Đối tượngtác động của Phạm Văn Thành vào
người dân tộc Tày, một dân tộc có trình độ dân trí cao hơn người Dao và có nhiều nét văn hóa cũng khác với người Dao trong nghiên cứu của chúng tôi.
Phạm Văn Thành xây dựng Ban chỉ đạo bao gồm Chủ tịch UBND xã là Trưởng
ban chỉ đạo các Ban, ngành, đoàn thể, và người dân tham gia vào các hoạt động. Trưởng trạm Y tế - Phó ban chỉ đạolà người có chuyên môn kỹ thuật về VSMT và cũng là người được dân thường tin tưởng khi nói về các vấn đề có liên quan đến sức
khoẻ. Thành viên của Ban chỉ đạo là Chủ tịch Hội phụ nữ xã - Hội phụ nữ hoạt động tích cực và có uy tín trong cộng đồng, có kinh nghiệm vận động quần
chúng nhân dân. Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc - Ủy viên là tổ chức vận động có uy
tín và có vai trò lớn trọng vận động cộng đồng tham gia các hoạt động VSMT. Cán bộ phụ trách VSMT của trạm y tế là thư ký, thường trực của Ban chỉ đạo xã. Giống mô hình của chúng tôi là chọn Mặt trận Tổ quốc xã làm nòng cốt, nhưng sự
khác biệt với mô hình của chúng tôi ngoài các tổ chức trên còn huy động Hội Nông
dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Đoàn thanh niên xã, Trường tiểu
học... thậm chí cả sinh viên các trường y như Cao đẳng Y tế Thái Nguyên và Đại
học Y Dược Thái Nguyên tham gia... Trong mô hình của Phạm Văn Thành mạng lưới tuyên truyền viên của mỗi thôn bao gồm: Trưởng thôn, Y tế thôn và Phụ nữ
thôn còn chúng tôi thành phần tham gia rộng rãi hơn nhất là các Trưởng họ người Dao, người được phong sắc... Điều khác biệt lớn nhất của Phạm Văn
Thành là trong mô hình nghiên cứu có vai trò của thợ xây cấp thôn, người sẽ
tham gia xây dựng nhà tiêu cho cộng đồng.
Qui trình xây dựng mô hình nghiên cứu của Phạm Văn Thành như sau:
- Tập huấn cho mạng lưới:
+ Tập huấn ban chỉ đạo xã và truyền thông viên cấp thôn: Tổ chức 1 lớp tập
huấn, thành phần gồm: Ban chỉ đạo xã can thiệp; Cán bộ Khoa y tế công cộng
của Trung tâm y tế huyện; Truyền thông viên cấp thôn. Tổng số 40 học viên/lớp.
Thời gian 3 ngày/lớp; địa điểm tại xã, giảng viên là cán bộ của Trung tâm Y tế
dự phòng tỉnh. Nội dung tập huấn: Tập trung vào tác hại của phân người, các đường truyền bệnh từ phân đến người và cách ngăn chặn bệnh truyền từ phân đến người; Các loại nhà tiêu hợp vệ sinh, cách xây dựng, bảo quản nhà tiêu;
Phương pháp và các kỹ năng cơ bản trong truyền thông - vận động về VSMT: Thảo luận nhóm, thăm hộ gia đình, nói chuyện sức khỏe; giám sát, báo cáo.
+ Tập huấn thợ xây: Mỗi xã sẽ tổ chức một lớp tập huấn cho các thợ xây đã
được lựa chọn về kỹ thuật xây, cải tạo nhà tiêu hợp vệ sinh, thời gian một ngày,
địa điểm tại xã, giảng viên là cán bộ của Trung tâm y tế huyện.
- Điều tra, đánh giá hiện trạng nhà tiêu và vẽ sơ đồ nhà tiêu thôn: Ban chỉ đạo xã tổ chức điều tra, đánh giá hiện trạng nhà tiêu hộ gia đình tại thôn, tham gia điều tra là các tuyên truyền viên đã được tập huấn, công cụ điều tra là các biểu mẫu đánh giá tình trạng nhà tiêu theo thông tư 15 của Bộ Y tế. Sau khi đánh
giá mỗi thôn sẽ lập sổ để theo dõi trong suốt quá trình triển khai cách tiếp cận,
mỗi thôn lập 1 sổ. Sau khi điều tra: Mỗi thôn sẽ lập một sơ đồ nhà tiêu thôn (khung nhôm, fooc), Ban chỉ đạo xã làm khung sơ đồ, vẽ ranh giới, đường giao thông sau đó cấp cho thôn để gắn các biểu tượng nhà tiêu hộ gia đình, các lọai
nhà tiêu trên bản đồ sẽ được gắn biểu tượng theo chỉ thị màu: Màu xanh là hợp
chưa có nhà tiêu. Sơ đồ nhà tiêu được treo tại hội trường thôn/bản và được cập
nhật hàng tháng.
- Xây dựng nhà tiêu mẫu: Xây 3 nhà tiêu mẫu: 1 nhà tiêu hai ngăn đơn
giản; 01 nhà tiêu tự hoại đơn giản; 1 nhà tiêu chìm có ống thông hơi.
Tiêu chí chọn là các hộ nghèo, gần thuận tiện cho việc đi lại và thăm quan. Gia đình cam kết sẵn sàng cho mọi người đến thăm quan các mô hình. Hỗ trợ vật
liệu, công xây đến phần bệ ngồi, còn phần nhà, bao quanh do gia đình tự làm
theo hướng dẫn của cán bộ Ban chỉ đạo xã, thôn.
- Thực hiện truyền thông, vận động, hướng dẫn xây/cải tạo nhà tiêu:
+ Đưa tin trên đài truyền thanh xã: Hoạt động này do ban chỉ đạo xã thực
hiện: 2 lần/tháng. Hàng tháng ban chỉ đạo xã viết các tin bài về các hoạt động và kết quả của dự án gửi đài truyền thanh xã phát trên hệ thống loa truyền thanh xã. + Thăm hộ gia đình: Hoạt động này do truyền thông viên cấp thôn thực
hiện, mỗi tháng thăm 5 hộ gia đình và ghi phiếu thăm hộ gia đình để tư vấn, hướng dẫn.
+ Họp dân để truyền thông: Mỗi thôn sẽ tổ chức 1 cuộc họp dân để truyền thông, đối tượng tham dự là các chủ hộ gia đình chưa có nhà tiêu hoặc có nhà
tiêu nhưng chưa hợp vệ sinh. Mỗi cuộc họp kéo dài khoảng 2 giờ, tuyên truyền
viên cấpthôn là người tổ chức, chuẩn bị địa điểm, mời đối tượng, ban chỉ đạo xã cử cán bộ làm báo cáo viên. Nội dung chủ đề chính của mỗi cuộc họp là: Mối
nguy hiểm của phân người, các bệnh lây truyền từ phân người, cách cắt đường
truyền bệnh từ phân đến người (rửa tay và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh), lợi ích
nhà tiêu hợp vệ sinh, các loại nhà tiêu hợp vệ sinh và cách xây dựng, sử dụng và bảo quản. Tại mỗi cuộc họp tuyên truyền viên cấp thôn cũng sẽ tổ chức đăng ký
+ Họp truyền thông lồng ghép: tại các thôn, khi có các cuộc họp thôn sẽ
dành khoảng 20 - 30 phút để tuyên truyền viên cấp thôn báo cáo kết quả xây/ cải
tạo nhà tiêu và vận động, đôn đốc các hộ gia đình làm nhà tiêu và thực hiện các
hành vi vệ sinh.
+ Tổ chức nhóm góp vốn quay vòng: Hội phụ nữ xã, thôn sẽ chủ trì hoạt động này. Mỗi thôn sẽ tổ chức ít nhất 1 nhóm góp vốn quay vòng xây nhà tiêu: mỗi nhóm từ 8 -10 hộ gia đình cùng góp vốn để xây nhà tiêu, trên cơ sở thỏa
thuận và cam kết, hàng tháng mỗi hộ gia đình đóng góp 1 khoản kinh phí hoặc
ngày công nhất định để góp cho 1 hộ làm nhà tiêu, lần lượt đến khi tất cả các hộ trong nhóm đều có nhà tiêu hợp vệ sinh. Tham gia nhóm góp vốn quay vòng chủ
yếu là các hộ gia đình nghèo và cận nghèo, không đủ tiền để đầu tư tự xây nhà
tiêu cho gia đình mình, tuy nhiên các hộ khá và trung bình cũng có thể thành lập
các nhóm hỗ trợ nhau để cùng có nhà tiêu hợp vệ sinh.
+ Tổ chức cuộc thi về VSMT cấp thôn và cấp xã.
Cấp thôn: Tổ chức mỗi thôn một cuộc thi với thành phần tham dự là tất cả
mọi người trong thôn. Nội dung thi bao gồm: các kiến thức cơ bản về vệ sinh cá
nhân, VSMT, các bệnh liên quan đến phân người và cách phòng tránh, sử dụng
và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh... hình thức thi là hái hoa dân chủ. Trước mỗi
cuộc thi ban tổ chức đã soạn thảo và phân phát bộ câu hỏi đến tất cả các hộ gia đình trong thôn để mọi người biết và tìm hiểu. Cuộc thi lôi cuốn được đông đảo
bà con các thôn tham gia với nội dung phong phú, thực sự là một hình thức
truyền thông phù hợp và có tác động mạnhđến người dân.
Tổ chức thi cấp xã: Cuộc thi được Ban văn hóa xã chủ trì thực hiện, mỗi
thôn cử 1 đội thi gồm 3 - 5 người (không phải là tuyên truyền viên) tham gia thi cấp xã.
Nội dung thi bao gồm: các kiến thức cơ bản về vệ sinh cá nhân, VSMT, các bệnh liên quan đến phân người và cách phòng tránh, sử dụng và bảo quản
nhà tiêu hợp vệ sinh.
Hình thức thi bao gồm 2 phần:
+ Phần thi lý thuyết dưới dạng trắc nghiệm với bộ câu hỏi có sẵn.
+ Phần thi thực hành gồm các phần: mỗi đội xây dựng và trình diễn 01 tiểu phẩm về các chủ đề: VSMT, xây dựng, sử dụng công trình nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh; thi ứng xử thông qua câu hỏi bốc thăm. Ban văn hóa xã sẽ lồng
ghép một số tiết mục văn nghệ vào chương trình hội thi làm cho nội dung thi
thêm phong phú, sôi nổi. Các cuộc thi sẽ lôi cuốn được hàng ngàn lượt người
tham dự, tạo được dư luận đạt trong nhân dân xã Vĩnh Lạc và vùng lân cận.
- Theo dõi, giám sát, báo cáo.
+ Hội nghị giao ban cấp xã: các xã sẽ tổ chức hội nghị giao ban 01
lần/tháng kể từ khi hoàn thành việc điều tra hiện trạng nhà tiêu. Thành phần dự
giao ban: Gồm Bí thư (hoặc Phó Bí thư) Đảng ủy xã, ban chỉ đạo xã, tuyên truyền viên cấp thôn, thợ xây, Trung tâm y tế sẽ cử cán bộ đến dự và giám sát, chỉ đạo hội nghị. Thời gian giao ban là ½ ngày, trong khoảng 25 - 28 hàng tháng, hội nghị giao ban tháng 12 hàng năm sẽ lồng ghép với tổng kết năm. Nội dung
giao ban: Kiểm điểm kết quả hoạt động trong tháng, những khó khăn, cản trở,
yếu kém và thảo luận kế hoạch triển khai tháng tiếp theo.
+ Hoạt động giám sát: hoạt động này được thực hiện hàng tháng nhằm đôn đốc tuyến dưới triển khai các hoạt động theo kế hoạch, hỗ trợ tuyến dưới tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc khi triển khai. Nội dung giám sát bao gồm tất cả
các hoạt động đã và đang triển khai (theo qui trình và bộ công cụ giám sát có
sẵn), trong đó: tỉnh giám sát: 02 lần/xã/tháng, trung tâm y tế huyện giám sát: 2
+ Báo cáo các hoạt động: thiết lập hệ thống báo cáo các hoạt động hàng tháng (theo mẫu thiết kế sẵn từ cấp thôn đến huyện), theo đó: NVYTTB (người
chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo) báo cáo lên cấp xã ít nhất 2 ngày trước giao
ban (do xã lựa chọn ngày). Ban chỉ đạo xã tổng hợp báo cáo lên trung tâm y tế
huyện sau giao ban 01 ngày. Trung tâm y tế huyện rà soát kết quả hoạt động của
xã, tổng hợp, nhập số liệu vào bảng Baseline và bảng Plan và gửi cho các bên liên quan.
Như vậy cách thức xây dựng mô hình của chúng tôi tương đối giống Phạm Văn Thành với bản chất là huy động cộng đồng. Đây là cách làm rất phù hợp với điều kiện miền núi, dân tộc thiểu số ở Việt Nam nơi còn khó khăn về nguồn lực.
Mô hình hoạt động của chúng tôi cũng tương đối phù hợp với các mô hình của Đàm Khải Hoàn ở Quang Sơn, Văn Lăng và của Nguyễn Thành Trung, Lý Ngọc Kính ở 3 xã Linh Sơn, Tân Long, Hợp Tiến huyện Đồng Hỷ và một số mô
hình khác ở miền núi phía Bắc trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân
[30], [50], [58], [68], [74].
Huy động cộng đồng hay xã hội hoá sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức