Nội dung can thiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp (Trang 50 - 173)

2.4.3.1. Phương pháp xây dựng mô hình can thiệp

Bước 1: Xác định nội dung cần huy động cộng đồng tham gia giải quyết là vấn đề hành vi VSMT nào? Thông qua các kết quả nghiên cứu định lượng cũng như định tính trả lời câu hỏi này. Cách tiến hành là sử dụng phương pháp chẩn đoán cộng đồng, thảo luận nhóm có sử dụng kỹ thuật Delphi và tính điểm để

chẩn đoán hành vi sức khỏe (hành vi VSMT ưu tiên).

Bước 2: Tìm hiểu vấn đề và thu thập số liệu: sử dụng các kết quả thăm dò

nhu cầu của cộng đồng để xây dựng giải pháp TT-GDSK và phương pháp huy

động cộng đồng chung [35].

Bước 3: Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể để huy động cộng đồng

cải thiện hành vi VSMT ưu tiên.

Bước 4: Xác định các giải pháp và các hoạt động cụ thể thực hiện mô hình can thiệp.

Bước 5: Xây dựng các công cụ theo dõi/giám sát và đánh giá để đo lường

2.4.3.2. Xây dựng mô hình can thiệp

Tên mô hình can thiệp là: Truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh môi trường cho người Dao tại xã Vũ Chấn.

Qui trình xây dựng mô hình gồm các công việc sau:

a) Xây dựng nguồn lực cho mô hình * Thành lập Ban chỉ đạo

Ban chỉ đạo lồng ghép với Ban CSSKBĐ của xã bao gồm Chủ tịch Ủy ban

nhân dân (UBND), Trưởng các ban/ngành chủ chốt và các tổ chức xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân... Trong đó chúng tôi chọn Mặt trận Tổ quốc làm nòng cốt của ban chỉ đạo.

* Nhiệm vụ chính của Ban chỉ đạo như sau

- Tổ chức các hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện VSMT ở xã. - Đôn đốc, kiểm tra giám sát các hoạt động VSMT ở xã.

- Ban chỉ đạo, dưới sự lãnh đạo của Trưởng ban - Chủ tịch xã, định kỳ 2 tháng giao ban 1 lần để đánh giá kết quả làm được trong 2 tháng qua và xây dựng kế hoạch thực hiện trong 2 tháng tới.

- Xây dựng nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban chỉ đạo ở xã. - Xây dựng nhiệm vụ của các thành viên ở tuyến xóm, bản.

* Cơ sở vật chất cho mô hình

- Chuẩn bị tài liệu tập huấn về VSMT.

- Chuẩn bị tài liệu TT-GDSK.

* Tập huấn cho các thành viên của mô hình

Tập huấn về nhiệm vụ, phương pháp thực hiện nhất là TT-GDSK về VSMT.

b) Thực hiện hoạt động can thiệp của mô hình

- Ban chỉ đạo điều hành các hoạt động thực hiện mô hình theo kế hoạch.

+ Tuyến xã giám sát các hoạt động ở xóm, bản.

+ Nhóm nghiên cứu 2 tháng/lần tham gia giao ban cùng Ban chỉ đạo.

Công việc này diễn ra liên tục trong 18 tháng. c) Giai đoạn đánh giá

Đánh giá theo các nhóm chỉ số can thiệp xây dựng mô hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhóm can thiệp về đào tạo: một số chỉ số về đào tạo TT-GDSK cho

người Dao.

- Nhóm can thiệp về tổ chức: một số chỉ số về điều hành, giám sát TT- GDSK của cácđối tượng tham gia mô hình.

- Nhóm hoạt động can thiệp về thực hiện TT-GDSK (gián tiếp, trực tiếp),

một số chỉ số đánh giá hiệu quả mô hình trong chuyển đổi hành vi VSMT của người Dao. Đánh giá hiệu quả xã hội như tính bền vững khả năng duy trì mô hình cũng như hiệu quả kinh tế của mô hình nghiên cứu.

2.4.4. Chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá

2.4.4.1. Nhóm chỉ số đánh giá thực trạng hành vi VSMT của người Dao

- Hành vi sử dụng nước hợp vệ sinh:

+ Nước hợp vệ sinh là nước từ các côngtrình cấp nước tập trung (tự chảy,

bơm dẫn), các nguồn cấp nước nhỏ lẻ (giếng đào, giếng khoan hợp vệ sinh) hoặc

các nguồn nước hợp vệ sinh khác (nước máy, nước suối đầu nguồn...), được sử dụng trực tiếp hoặc sau khi xử lý thỏa mãn các điều kiện: trong, không mầu, không mùi, không vị [4], [9].

+ Nước máy hợp vệ sinh: nước từ các công trình cấp nước tập trung (tự chảy, bơm dẫn) có hệ thống đường ống cung cấp nước cho nhiều hộ gia đình thỏa mãn các điều kiện: trong, không mầu, không mùi, không vị.

+ Giếng đào hợp vệ sinh: phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m; Thành giếng cao tối thiểu 0,6m, được xây

bằng gạch, đá và thả ống bi sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất; Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.

+ Giếng khoan hợp vệ sinh: phải nằm cách biệt với nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác; Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.

+ Nước mưa: được hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bằng bê tông (sau

khi đã xả nước bụi bẩn trước khi thu hứng) đựng trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch trước khi thu hứng.

+ Nước mạch lộ (nước máng lần): là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất không bị ô nhiễm bởi chất thải của người hoặc động vật, hóa chất,

thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất thải công nghiệp, làng nghề. - Hành vi sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh:

+ Nhà tiêu hợp vệ sinh là nhà tiêu đảm bảo cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với động vật, côn trùng; có khả năng tiêu diệt được các mầm bệnh có trong phân, không gây mùi khó chịu và làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

+ Nhà tiêu gồm 2 loại: Nhà tiêu khô (nhà tiêu khô chìm, nhà tiêu khô nổi

1 ngăn, nhà tiêu khô nổi 2 ngăn) và nhà tiêu dội nước (nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu

thấm dội nước). Các loại nhà tiêu này được đánh giá là hợp vệ sinh theo qui định tại Thông tư số 27/2011/TT-BYT ban hành qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nhà

tiêu - điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh (QCVN 01: 2011/BYT) ngày 24/6/2011 của Bộ Y tế về tiêu chuẩn vệ sinh các loại nhà tiêu [17].

- Hành vi sử dụng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh:

+ Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh là chuồng trại đáp ứng các yêu cầu

sau: Chuồng trại nằm tách biệt với nhà ở, chất thải chăn nuôi được quản lý và xử

lý hợp vệ sinh: phân, nước tiểu được thu gom xử lý, không xả tràn trên bề mặt

đất (ví dụ ủ biogas...); Không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh [3], [7].

+ Nếu hộ gia đình có 2 chuồng gia súc trở lên, trong đó có 1 chuồng không hợp vệ sinh thì hộđó xác định là hộ chăn nuôi không có chuồng trại hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vệ sinh.

- Hành vi xử lý rác thải:

+ Rác thải là rác được thải ra trong quá trình sinh hoạt của con người, giấy

bao bì, giấy gói, giấy bóng, lá bánh, xốp, vỏ đồ hộp, vỏ hộp nhựa, bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV)...

+ Các phương pháp xử lý rác hợp lý gồm có: đốt rác, ủ rác, chôn vùi rác, phòng nhiệt sinh học.

- Hành vi chung về VSMT: bao gồm hành vi sử dụng nước, hành vi sử dụng nhà tiêu, hành vi sử dụng chuồng trại chăn nuôi và hành vi xử lý rác thải của người Dao được đánh giá qua phỏng vấn, quan sát và lượng hóa bằng cách cho điểm trên nguyên tắc trả lời đúng được 2 điểm, đúng nhưng không đầy đủ được 1 điểm, không biết hoặc trả lời sai được 0 điểm. Dựa trên cắt đoạn 50% của

tổng số điểm chia hành vi VSMT thành 2 mức:

+ Đạt: ≥ 50% tổng số điểm. + Chưa đạt < 50% tổng số điểm.

2.4.4.2. Nhóm chỉ số về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi VSMT của người Dao

- Xã đặc biệt khó khăn: Tiêu chuẩn đánh giá theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới,

xã an toàn khu được đưa vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế xã hội,

các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 [69], [71].

- Trình độ học vấn:

+ Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết.

+ Biết đọc,biết viết (BĐBV) là những người chưa học hết tiểu học

+ Tiểu học là những người đã học hết lớp 4/10 hoặc 5/12.

+Trung học cơ sở (THCS) trở lên là những người đã học hết lớp 7/10 hoặc

- Hộ nghèo: Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000đồng/người/ tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống [70].

- Hộ cóphương tiện truyền thông (PTTT): là những hộ gia đình có đài, tivi,

báo chí... còn hoạt động, đang sử dụng được.

- Kiến thức về VSMT: bao gồm kiến thức về vệ sinh nhà ở, nguồn gây ô

nhiễm không khí, nguồn gây ô nhiễm nước, các bệnh do nước không hợp vệ sinh

gây ra. Kiến thức về VSMT của người Dao được đánh giá ở 2 mức độ: Đạt (≥

50% số điểm), Chưa đạt (< 50% số điểm) (Phụ lục 02).

- Thái độ về VSMT: bao gồm thái độ về vệ sinh nhà ở và môi trường xung

quanh, thái độ về đun bếp trong nhà, nuôi gia súc gần nhà, xử lý phân người,

phân gia súc và rác thải. Thái độ về VSMT của người Dao được đánh giá ở 2

mức độ: Đạt (≥ 50% số điểm), Chưa đạt (<50% số điểm) (Phụ lục 02).

- Đánh giá KAP về VSMT nói chung: Đạt, Chưađạt

2.4.4.3. Nhóm chỉ số đánh giá kết quả mô hình can thiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kết quả hoạt động của mô hình: số lượng tổ chức đoàn thể được huy động

tham gia TT-GDSK, số buổi truyền thông, số lượt người được truyền thông về

VSMT, số buổi giám sát, số buổi tập huấn...

- Sự thay đổi kiến thức, thái độ và hành vi VSMT của người Dao trước và sau can thiệp.

- Sự thay đổi về ô nhiễm trứng giun đũa trong đất ở các hộ gia đình người

Dao xã Vũ Chấn (can thiệp) và xã Liên Minh (đối chứng).

- Đánh giá hiệu quả can thiệp bằng chỉ số hiệu quả (CSHQ) và hiệu quả

can thiệp (HQCT). + Chỉ số hiệu quả:   1 2 1 % p p 100 CSHQ x p  

p1: tỷ lệ chỉ số nghiên cứu trước can thiệp

p2: tỷ lệ chỉ số nghiên cứu sau can thiệp

+ Hiệu quả can thiệp:

HQCT (%) = CSHQCT - CSHQĐC CSHQCT: chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp

CSHQĐC: chỉ số hiệu quả của nhóm đối chứng

2.5. Phương pháp thu thập thông tin

2.5.1. Phỏng vấn

Điều tra viênphỏng vấn trực tiếp chủ hộ gia đình theo mẫu phiếu điều tra, trong trường hợp không gặp chủ hộ sau 2 lần đến điều tra thì phỏng vấn một người lớn (>25 tuổi) trong cùng hộ gia đình để thay thế, trong trường hợp không có người trong hộ gia đình thay thế thì chọn hộ gia đình liền kề hộ gia đình đóđể

thay thế.

2.5.2. Quan sát

Điều tra viên quan sát điều kiện VSMT tại các hộ gia đình và đánh giá bằng bảng kiểm VSMT được biên soạn dựa trên “Qui chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nhà tiêu - điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh” qui định tại Thông tư số

27/2011/TT-BYT ban hành ngày 24/6/2011 của Bộ Y tế [17].

2.5.3. Xét nghiệm trứng giun đũa trong đất

Tiến hành xét nghiệm trứng giun đũa trong đất theo phương pháp Đặng Văn Ngữ cải tiến [22].

- Lấy mẫu đất: Dùng chổi quét (trong nhà, ngoài sân) quét từ 5điểm trở lên theo hình sao. Ở đường đi và xung quanh nhà tiêu thì dùng xẻng con hoặc muôi

nạo đất sâu tới 20 cm. Đất được rây loại bỏ đất to, đá... lấy từ 20-30gam cho vào túi có nhãn riêng cho từng mẫu, từng nhà. Đất lấy xong chuyển về bảo quản tại

Mỗi mẫu lấy 10g đất làm xét nghiệm tìm, đếm số lượng trứng giun đũa trong

một mẫu đất (3 trứng giun = 1+).

- Vị trí lấy mẫu: Mỗi hộ gia đình lấy 4 mẫu đất: mẫu M1là đất trên nền nhà, mẫu M2là đất ngoài sân, mẫu M3 là đất trên đường ra nơi đại tiện, mẫu M4 là đất

xung quanh nhà tiêu, cách nhà tiêu 1,0m - 1,5m. Mẫu M4 chỉ áp dụng cho các hộ gia đình người Dao có sử dụng nhà tiêu nằm trong mẫu nghiên cứu.

Tiêu chuẩn đánh giá sự ô nhiễm trứng giun của đất như sau:

+ Số trứng giun đũa/kg đất: < 100 là đất sạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Số trứng giun đũa/kg đất: 100 - 300 là đất hơi bẩn.

+ Số trứng giun đũa/kg đất: > 300 là đất rất bẩn.

2.5.4. Phỏng vấn sâu

Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc với đối tượng được phỏng vấn là già làng, trưởng họ của các bản thuần người Dao nhằm tìm hiểu những phong tục tập quán, những yếu tố văn hóa có liên quan đến hành vi VSMT của người Dao (phụ lục 6).

2.5.5. Thảo luận nhóm trọng tâm

Thảo luận nhóm với lãnh đạo cộng đồng, với nhóm người dân đại diện cho cộng đồng người Dao được lựa chọn theo đúng tiêu chuẩn chọn mẫu (phụ

lục 4-5) và thực hiện tương ứng các giai đoạn nghiên cứu như sau:

+ Trước khi tiến hành can thiệp, thảo luận nhóm để xác định vai trò của các

bên liên quan, huy động sự tham gia cộng đồng và xây dựng mô hình cải thiện hành vi VSMT phù hợp với điều kiện củacộng đồng người Dao.

+ Sau can thiệp, thảo luận nhóm để đánh giá sự chấp nhận và khả năng

duy trì của mô hình. Đồng thời tìm hiểu những vấn đề còn tồn tại để điều chỉnh

Trong khi thảo luận nhóm có sử dụng kỹ thuật Delphi (ý kiến chuyên gia)

và giản đồ Venn (sơ đồ tổ chức).

Các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm do nghiên cứu sinh trực tiếp

tiến hành với sự hỗ trợ của một cán bộ để ghi chép và ghi âm cuộc phỏng vấn.

2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

2.6.1. Phần mềm sử dụng để xử lý số liệu

Epidata: nhập và kiểm soát số liệu.

SPSS 18.0: xử lý và tính toán các chỉ số về hành vi VSMT, các yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp.

2.6.2. Kỹ thuật phân tích số liệu

- Thống kê mô tả:

+ Mô tả tần số (số lượng), tỷ lệ % với các biến định tính.

+ Mô tả giá trịtrung bình và độ lệch chuẩn với các biến định lượng. - Thống kê phân tích:

Kiểm định 2được sử dụng để so sánh giữa các tỷ lệ %, trong trường hợp có

trên 20% số ô có giá trị mong đợi < 5 thì hiệu chỉnh bằng Fisher’ exact test.

Kiểm định Mann Whitney U Test được sử dụng để so sánh các giá trị

trung bình với phân bố không chuẩn.

Mối liên quan được đo lường bằng chỉ số Prevalence Ratio (PR) với

khoảng tin cậy 95% của PR. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đánh giá ở ngưỡng

xác suất p < 0,05 [121]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số liệu nghiên cứu định tính:

Gỡ băng: Dữ liệu từ băng ghi âm các buổi thảo luận nhóm và phỏng vấn

sâu được nghe và ghi lại dưới dạng văn bản trên Microsoft Word. Kết hợp với

Mã hóa: đặt mã theo các biến số nghiên cứu và tổng hợp theo từng vấn đề,

từng đối tượng nghiên cứu trên Microsoft Excel.

Tổng hợp các ý kiến chung nhất theo mục tiêu nghiên cứu và trình bày

dưới dạng các hộp kết quả nghiên cứu.

2.7. Phương pháp khống chế sai số

- Thiết kế các phiếu điều tra: Các phiếu điều tra được nhóm nghiên cứu

thiết kế theo đúng qui trình xây dựng công cụ nghiên cứu, trước khi sử dụng đã

được thử nghiệm để kiểm định tính phù hợp với yêu cầu thu thập thông tin

nghiên cứu tại thực tế của địa phương.

Một phần của tài liệu Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp (Trang 50 - 173)