Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp (Trang 47 - 50)

2.4.2.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang

* Cỡ mẫu:Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính 1 tỷ lệ của quần thể

2 2 2 / 1 d pq Z n  

p: Tỷ lệ người Dao có hành vi sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh theo kết quả

nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và Cộng sự là 0,25 [39].

Z 1 - /2: Hệ số giới hạn tin cậy, chọn mức tin cậy 95%  Z 1- /2 = 1,96 d: độ chính xác mong muốn, chọn d = 0,03

Từ công thức trên tính được cỡ mẫu tối thiểu n = 801, để dự phòng sai số

mất mẫu trong quá trình thu thập thông tin, cộng thêm 5% và làm tròn thành 840. Cỡ mẫu trên được phân bổ ngang bằng nhau cho 4 xã, mỗi xã có 210 người.

* Kỹ thuật chọn mẫu:

- Chọn chủ đích các xã nghiên cứu theo tiêu chí: + Xã có người Dao cư trú từ 3 đời trở lên.

+ Xã có số lượng người Dao chiếm trên 50% dân số của xã. Trong đó người Dao sống thành từng xóm bản độc lập, không xen kẽcác dân tộc khác.

+ Xã có trong danh mụcxã đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư Chương

trình phát triển kinh tế - xã hội theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [69], [71] .

- Chọn 4 xã chủ đích đảm bảo các tiêu chí trên là: xã Cây Thị thuộc huyện Đồng Hỷ và xã Vũ Chấn, Liên Minh, Phương Giao thuộc huyện Võ Nhai tỉnh Thái

Nguyên.

- Lấy hộ gia đình người Dao là đơn vị mẫu, mỗi xã chọn 210 hộ gia đình người Dao theo phương pháp chọn ngẫu nhiên, mỗi hộ gia đình chọn 1 người lớn

(chủ hộ gia đình) để tiến hành nghiên cứu.

2.4.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp

2 2 1 2 2 1 1 2 1 2 / 1 ) ( ) ( ) ( p p q p q p Z Z n     

p1: Tỷ lệ người Dao có hành vi sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đúng theo kết

quả nghiên cứu trước là 25% [39].

p2: Tỷ lệ người Dao có hành vi sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đúng sau can thiệp, mong muốn đạt được 40%.

 : Xác suất sai lầm loại I, chọn =0,05 (mức tin cậy 95%), Z1-/2 = 1,96

 : Xác suất sai lầm loại II, chọn  = 0,1 (lực mẫu là 90%), Z1-β = 1,28 Thay vào công thức tính được n = 200, cộng thêm 5% dự phòng bỏ cuộc là

210 người/xã, 2 xã là 420 người Dao.

* Kỹ thuật chọn mẫu

Chọn chủ đích xã Vũ Chấn (huyện Võ Nhai) để can thiệp vì nghiên cứu được ủng hộ mạnh mẽ từ chính quyền và nhân dân địa phương. Chọn xã Liên Minh (huyện Võ Nhai) làm đối chứng vì xã tương đồng về điều kiện địa lý, kinh

tế xã hội, y tế, sức khỏe. Cả hai xã đều nằm trong các xã đặc biệt khó khăn đã

điều tra mô tả qua nghiên cứu cắt ngang trước đó.

Do số hộ gia đình người Dao tại các xã nghiên cứu xấp xỉ cỡ mẫu đã tính

toán, nên can thiệp được tiến hành trên toàn bộ hộ gia đình người Dao sống tập trung tại 5 bản của xã Vũ Chấn: Khe Nọi, Khe Cái, Cao Sơn, Khe Rịa, và Khe Rạc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các đối tượng được lựa chọn để đánh giá sau can thiệp bằng phương pháp

chọn mẫu ngẫu nhiên, tương tự như chọn mẫu trong nghiên cứu mô tả cắt ngang trước can thiệp.

2.4.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu xét nghiệm trứng giun đũa trong đất

* Cỡ mẫu: sử dụng công thức kiểm định sự khác biệt giữa 2 số trung bình.

   2 2 1 2 1 1 2 2    ZZn

1: Mật độ trứng giun đũa trung bình trong 1kg đất theo nghiên cứu trước

là 145 trứng giun/kg đất [38].

2: Mật độ trứng giun đũa trung bình trong 1kg đất sau can thiệp, mong

muốn giảm xuống còn 115 trứng giun/kg đất.

2: Phương sai chung, theo kết quả nghiên cứu trước là 102 trứng giun/kg

đất [38].

: Xác suất sai lầm loại I, chọn  = 0,05 (mức tin cậy 95%), Z1-α = 1,96

: Xác suất sailầm loại II, chọn  = 0,1 (lực mẫu là 90%), Z1-β = 1,28

Thay vào công thức tính được n = 99, làm tròn thành 100 mẫu/xã.

* Kỹ thuật chọn mẫu:

Trong các hộ gia đình được phỏng vấn, chọn ngẫu nhiên mỗi xã 100 hộ gia đình để lấy mẫu đất xét nghiệm tại các vị trí: trong nhà, ngoài sân, trên

đường ra nhà tiêu và xung quanh nhà tiêu.

Mẫu xét nghiệm trứng giun đũa trong đất được thực hiện tại 2 xã Vũ Chấn

(can thiệp) và Liên Minh (đối chứng) tại 2 thời điểm trước và sau can thiệp.

2.4.2.4. Cỡ mẫu phỏng vấn cán bộ làm công tác TT-GDSK

Chọn toàn bộ các cán bộ đang tham gia công tác TT-GDSK ở tuyến xã bao gồm cán bộ y tế xã, NVYTTB, CTV dân số, cán bộ hội phụ nữ. Trên thực tế điều

tra tại 4 xã, nghiên cứu này đã phỏng vấn 87người về hoạt động TT-GDSK.

2.4.2.5. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được tiến hành tại hai xã Vũ Chấn và Liên Minh nhằm tìm hiểu các phong tục tập quán của người Dao liên quan đến hành vi

VSMT, xác định vai trò của các tổ chức cá nhân trong mô hình can thiệp và đánh giá tính bền vững của giải pháp can thiệp.

- Thảo luận nhóm: Mỗi xã tiến hành 2 cuộc thảo luận vào 2 thời điểm trước và sau can thiệp:

+ Nhóm lãnh đạo cộng đồng: chọn mỗi tổ chức đoàn thể một người, bao

Hội Nông dân, Trạm y tế, Trưởng bản và NVYTTB, số người tham gia thảo luận

là 15 người.

+ Nhóm người dân đại diện cho cộng đồng người Dao: chọn 10 người Dao là chủ hộ gia đình hoặc người có vai trò quyết định trong gia đình, trong đó một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

số người đã được phong sắc, trong đó 5 hộ có công trình vệ sinh tương đối tốt, 5 hộcó công trình vệ sinh kém (hoặc không có công trình vệ sinh).

- Phỏng vấn sâu: chọn 5 người có uy tín đó là: trưởng bản, trưởng họngười

Dao... ở các bản Khe Nọi, Khe Cái, Cao Sơn, Khe Rịa và Khe Rạc.

Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu định tính ở xã Vũ Chấn (can thiệp) là 60

người, trong đó 30 người trước can thiệp và 30 người sau can thiệp. Cỡ mẫu của

xã Liên Minh (đối chứng) cũng tương tự như xã can thiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp (Trang 47 - 50)