Kết quả xây dựng mô hình can thiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp (Trang 75 - 87)

3.3.1.1. Bước 1: Xác định nội dung cần huy động cộng đồng

Thông qua các kết quả nghiên cứu định lượng cũng như định tính ở phần

3.2, nhóm nghiên cứu tiến hành thảo luận và phỏng vấn sâu các đối tượng của các bên liên quan để xác định các hành vi sức khỏe và lựa chọn hành vi ưu tiên như sau:

* Phân tích vấn đề: Kết quả cho thấy người Dao ở 4 xã đặc biệt khó khăn trong các địa điểm nghiên cứu có những hành vi VSMT kém như sau:

- 82,6% hộ gia đình người Dao để nước thải chảy tự do ra thiên nhiên không có hố chứa và xử lý.

- 70,6% hộ gia đình người Dao phóng uế bừa bãi, không có nhà tiêu. - 56,3% hộ gia đình người Dao không quản lý phân vật nuôi mà để phóng

uế bừa bãi.

- 53,7% hộ gia đình người Dao sử dụng nước sinh hoạt chưa sạch như:

nước suối, nước sông, nước khe núi…

- 45,5% hộ gia đình người Dao sử dụng phân tươi trong trồng trọt. - 27,3% hộ gia đình người Dao nuôi vật nuôi thả rông.

* Xác định vấn đề hành vi sức khỏe. Kết quả thảo luận giữa nhóm nghiên cứu với các nhómở cộng đồng xác định được các hành vi sức khỏe theo phương

pháp Delphy kết hợp với phương pháp tính điểm, kết quả xác định được những

hành vi sức khỏe có vấn đềnhư sau:

- Vấn đề quản lý phân người kém, phóng uế bừa bãi. - Vấn đề quản lý phân vật nuôi kém, phóng uế bừa bãi. - Vấn đề sử dụng phân người chưa ủ để trồng trọt.

- Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt chưa sạch.

* Lựa chọn hành vi sức khỏe ưu tiên: sau khi cho điểm, sắp xếp các thứ tự ưu tiên cho thấy hành vi quản lý phân người kém, phóng uế bừa bãi là vấn đề ưu

3.3.1.2. Bước 2: Tìm hiểu vấn đề hành vi ưu tiên và thu thập số liệu

Cũng từ các kết quả các cuộc thảo luận nhóm với các bên ở cộng đồng và việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi VSMT của người Dao tại các địa điểm nghiên cứu chúng tôi thống nhất được các điểm sau:

* Cơ sở xây dựng mô hình

a) Kết quả thảo luận nhóm ở cộng đồng: Giải pháp giải quyết vấn đề hành vi quản lý phân người kém, phóng uế bừa bãiđó là phải làm nhà tiêu hợp vệ sinh phù hợp để quản lý phân. Chúng tôi tiến hành thảo luận với các bên liên quan, kết quả thống

nhất xây dựng nhà tiêu chìm. Đa số ý kiến cho rằng nhà tiêu chìm là phù hợp vì vật liệu đơn giản, người dân có thể tận dụng vật liệu quanh nhà và có sẵn để làm. Sau khi nhà tiêu đầy có thể lấp đất lại và đào hố khác phù hợp với địa hình đồi núi rộng rãi của các hộ gia đình người Dao. Muốn thực hiện được vấn đề này phải huy động cộng đồng

cùng tham gia TT-GDSK và cùng tổ chức thực hiện.

Hộp 3.3. Giải pháp xây dựng nhà tiêu chìm

"Một số bản về phía ngoài, có điều kiện đã làm nhà tiêu hai ngăn. Chúng

tôi rất thích nhưng chi phí lớn quá. Nếu có sự vận động của cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức ở xóm/bản và tuyên truyền củacán bộ y tế xã đặc biệt

là các cuộc thảo luận với người Dao tại bản. Chúng tôi thấy xây dựng nhà tiêu

đào ở bản người Dao là rất khả thi. Làm cái nhà tiêu đào này với điều kiện là chi phí không phải nhiều tiền, chỉ sử dụng lao động và công tác tuyên truyền đạt

thì nhất định sẽ đạt hiệu quả cao…”

(Một cán bộ y tế xã) “Làm nhà tiêu xây thì còn khó khăn, nhưng làm cái nhà tiêu đào này dễ thôi, người bản mình làm được…”

“Nhà tiêu hợp vệ sinh ở các bản vùng sâu người Dao đạt rất thấp, nguyên

nhân hàng đầu là phong tục tập quán về VSMT còn lạc hậu. Vì vậy cần truyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thông tích cực để người dân thay đổi hành vi... Một biện pháp nữa là cần làm cho vấn đề VSMT là trách nhiệm của tất cả cộng đồng, của Đảng uỷ, UBND,

của các ban ngành… Theo tôi có hội nghị bàn bạc tích cực như thế này tôi tin là sẽ vận động bà con trong thôn xóm nhận thức được vấn đề này. Nếu có sự phối

hợp tốt giữa các ban ngành thì không hoàn thành 100% thì cũng được đến 60 - 70%”

(Mộtđại diện ban ngành xã).

Qua ý kiến trên cho thấy tính khả thi của nhà tiêu chìm gắn liền với công tác truyền thông giáo dục về VSMT cho cộng đồng người Dao là cần thiết, phù

hợp với điều kiện kinh tế và văn hóa của người Dao.

b) Kết quả thăm dò dư luận qua thảo luận: Phần trên chúng tôi đã thống

nhất là huy động cộng đồng để TT-GDSK về VSMT đặc biệt là xây dựng nhà tiêu chìm cho người Dao. Để công tác truyền thông đạt hiệu quả chúng tôi tiến hành thăm dò một số vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng TT-GDSK về VSMT cho người Dao qua các cuộc phỏng vấn bằng bộ câu hỏi in sẵn. Kết quả

phỏng vấn 87 thành viên là những người thường xuyên tham gia TT-GDSK cho các hộ gia đình người Dao thu được ở bảng 3.13 như sau:

Bảng 3.13. Tổng hợp những ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng

TT -GDSK cho người Dao

Nhận xét: Sau khi phỏng vấn 87 người thường xuyên làm TT-GDSK tại

các xóm bản cho kết quả:

Về phương pháp truyền thông: hàng đầu là tư vấn tại hộ gia đình (94%), tiếp theo là nói chuyện sức khỏe (90,%).

Về phương tiện TT-GDSK: hàng đầu là loa truyền thanh (77,%), tiếp theo

là tranh, ảnh (54,0%). Sử dụng tiếng Dao để tuyên truyền cho người dân cũng là nhu cầu đáng kể (37,9%).

Về nguồn truyền thông rất phong phú: hàng đầu là Mặt trận Tổ quốc địa phương (xã/xóm) chiếm 94,%, tiếp theo là NVYTTB (89,%), cán bộ y tế xã

Nội dung Chỉ số SL (n=87) TL%

Phương pháp

truyền thông

Tư vấn tại hộ gia đình 82 94,0 Truyền thông tại cơ sở y tế 37 42,5 Thảo luận nhóm 40 46,0 Nói chuyện tại cộng đồng 79 90,0

Phương tiện sử

dụng để tuyên truyền

Tranh, ảnh 57 54,0

Loa truyền thanh 67 77,0

Trực tiếp bằng tiếng Dao 33 37,9

Nguồn truyền

thông

Cán bộ y tế xã 76 87,0

NVYTTB 78 89,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt trận Tổ quốc xã/xóm 82 94,0

Hội Nông dân 62 71,0

Hội Phụ nữ 57 65,0

Đoàn thanh niên 63 72,0 Giáo viên/ học sinh tiểu học 67 77,0

(87,%). Vai trò TT-GDSK của Giáo viên/học sinh tiểu học xã rất đáng chú ý

(77,%), Đoàn thanh niên xã (72,%), Hội Nông dân (71,0%), …

c) Phân tích vai trò các bên liên quan trong việc thực hiện mô hình can thiệp

- Các tổ chức ở địa phương: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tổ

chức Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể ở địa phương (xã, xóm/bản) là một

bên quan trọng trong việc thực hiện mô hình nghiên cứu. Hoạt động của các tổ

chức có liên quan rất nhiều đến vấn đề VSMT vì vậy cần huy động họ phối hợp

với trạm y tế xã để làm tốt VSMT. Muốn huy động được các tổ chức tham gia

chúng tôi đã đôn đốc cán bộ y tế tuyên truyền (vận động) tích cực cán bộ lãnh

đạo các tổ chức, họ phải thật thông,tức là họ phải hiểu rõ nội dung VSMT và tác hại của nó với sức khỏe cộng đồng. Kết quả là cán bộ địa phương có quan điểm ủng hộ tích cực, có trách nhiệm cao để tham gia. Tại xã Vũ Chấn kết quả làm việc với bên liên quan là văn bản Nghị quyết của Đảng ủy, Quyết định của

UBND xã về việc thành lập Ban chỉ đạo VSMT xã và các nhiệm vụ của ban chỉ đạo.

- Các hội ở địa phương như: Hội Người cao tuổi, Hội Nông dân, Hội Phụ

nữ, Hội Chữ thập đỏ... Hoạt động của các hội này ít nhiều có liên quan đến các

hoạt động chăm sóc sức khỏe vì thế chúng tôi đã vận động họ phối hợp chặt chẽ

với trạm y tế để TT-GDSK thực hiện VSMT cho cộng đồng. Một số tổ chức quần chúng đã tham gia tích cực như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh

niên, Ban văn hóa xã… đã đưa việc thực hiện VSMT vào các tiêu chuẩn thi đua của các Hội viên…. Cũng nhờ kết quả thảo luận nhóm mà chúng tôi lựa chọn được Mặt trận Tổ quốc xã làm nòng cốt, Mặt trận tập hợp cả chính quyền, ban

ngành và các tổ chức quần chúng tham gia truyền thông vận động thực hiện

VSMT. Mặt trận được đánh giá cao trong việc tổ chức cũng như vận động các tổ

chức xã hội tham gia vào mô hình nghiên cứu.

- Ban chăm sóc sức khoẻ: Hiện tại xã Vũ Chấn đã có Ban CSSKBĐ.

Chúng tôi lồng ghép Ban vận động thực hiện VSMT vào hoạt động của Ban CSSKBĐ xã. Ban CSSKBĐ do Chủ tịch xã làm trưởng ban, Trưởng trạm y tế là phó ban, ngoài ra Ban còn tập hợp được các ban ngành, đoàn thể trong xã cùng

tham gia. Cán bộ y tế hoạt động trong ban làm phó trưởng ban phụ trách chuyên

môn và tham mưu cho xã trong việc thực hiện nhiệm vụ VSMT ở xã. Cán bộ

trạm y tế đã tham mưu cho lãnh đạo xã điều hành tốt Ban này vào việc tổ chức

vận động người Dao thực hiện VSMT [102], [109].

- Các đối tác và đồng minh: Tại xã Vũ Chấn có Dự án phòng chống một số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bệnh tiêu hóa cho cộng đồng đang tiến hành. Mục tiêu của Dự án này là phòng chống một số bệnh tiêu hóa cho toàn dân trong xã. Chúng tôi cũng đã hợp tác được với họ để lồng ghép một số hoạt động TT-GDSK về VSMT của chúng tôi cho người Dao với hoạt động TT-GDSK phòng chống bệnh tật của dự án.

- Những người hưởng lợi: Chính là người Dao sinh sống trong các xóm

bản, chúng tôi truyền thông để mọi người trong cộng đồng nhận thức được tầm

quan trọng của vấn đề VSMT và việc xây dựng nhà tiêu chìm phù hợp với điều

kiện kinh tế ở cộng đồng để họ tự nguyện tham gia. Sự hợp tác và tham gia của

cộng đồng tích cực thể hiện từ bước thảo luận bàn bạc tại sao phải xây dựng các

CTVS hay xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh ở địa phương như thế nào đến việc tổ

chức thực hiện. Chúng tôi xác định việc thu hút sự tham gia của cộng đồng đòi hỏi một sự đầu tư rất lớn về nguồn nhân lực, cũng như thời gian và công sức.

Cán bộ y tế có nhiệm vụ tuyên truyền để các hộ gia đình người Dao nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng các CTVS từ đó mọi người cam kết và thực hiện chương trình. Chính vì mọi người nhận ra điều đó và tham gia vào mô hình nghiên cứu đã được triển khai thực hiện rất tốt.

- Những người có uy tín ở cộng đồng: Chúng tôi đã xác định được những người có uy tín ở cộng đồng ở dân tộc Dao đó là các Trưởng họ, người Dao được

phong sắc. Vai trò của những người như Trưởng họ, người Dao được phong sắc

cực kỳ quan trọng. Họ nói gì thì mọi con cháu người dân đều nghe theo vì họ có

uy tín rất cao trong nội tộc, trong cộng đồng. VSMT là vấn đề khó thực hiện ở nơi này, khó nên cần phải huy động những người lãnh đạo dư luận này tham gia. Chính vì xác định được tầm quan trọng của các đối tượng này mà chúng tôi đã tập trung vận động họ tham gia thực hiện mô hình nghiên cứu. Chính sự tham

- Nhóm đối lập: Đó là một số cá nhân, những nhóm trong các bản người Dao ở xã Vũ Chấn có quan điểm khác biệt về chương trình VSMT. Họ phản đối về vấn đề xây dựng các CTVS nhất là nhà tiêu chìm. Họ cho rằng làm nhà tiêu như thế sẽ

có mùi khó chịu, mặt khác thói quen phóng uế ra gốc cây của người Dao có từ xa xưa, khó bỏ… Từ đó chúng tôi tìm cách đối thoại, trao đổi với họ, TT-GDSK cho họ để họ thay đổi quan điểm thái độ này. Nhóm nghiên cứu cùng với các cán bộ y tế đến tận nhà những người trong nhóm đối lậpnày để tư vấn, thuyết phục thông qua

những bằng chứng đã có từ cộng đồng người Dao để họ chuyển đổi hành vi vệ sinh

và thực hiện xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh.

3.3.1.3. Bước 3: Xây dựng mô hình huy động cộng đồng truyền thông thay đổi

hành vi vệ sinh môi trường

Từ các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu các đối tượng và các bên ở

cộng đồng, từ việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi VSMT của người

Dao tại các địa điểm nghiên cứu trên, chúng tôi cùng nhau thảo luận và thống

nhất xây dựng mô hình can thiệp như sau:

a) Tên mô hình là: Mô hình truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh môi trườngcho người Dao xã Vũ Chấn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.

b) Mục tiêu: Huy động nguồn lực của cộng đồng tham gia cải tạo và xây dựng nhà tiêu vệ sinh phù hợp, không sử dụng phân người và cải thiện nguồn nước sinh hoạt cho người Dao ở xã Vũ Chấn

3.3.1.4. Bước 4: Xác định các giải pháp và các hoạt động cụ thể thực hiện mô

hình nghiên cứu

a) Giải pháp xây dựng nguồn lực:

* Tổ chức: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện mô hình can thiệp (Ban vận động thực hiện VSMT được lồng ghép vào Ban CSSKBĐ) ở xã Vũ Chấn (xã can thiệp) theo sơ đồ hóa như sau:

Sơ đồ 3.2. Mô hình truyền thông thay đổi hành vi VSMT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho người Dao tại xã Vũ Chấn

* Xác định nhiệm vụ của Ban chỉ đạo: Ban chỉ đạo có 12 người bao gồm

Chủ tịch UBND, Trưởng các ban ngành, đoàn thể trong xã như: Hội Phụ nữ,

Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân... Ở đây Mặt trận Tổ quốc

xã làm nòng cốt. Mặt trận tập hợp cả chính quyền, ban ngành, đoàn thể tham gia truyền thông vận động thực hiện VSMT.

- Nhiệm vụ chính của Ban chỉ đạo như sau:

+ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện VSMT ở xã.

+ Đôn đốc, kiểm tra giám sát các hoạt động VSMT ở xã.

- Ban chỉ đạo, dưới sự lãnh đạo của Trưởng ban - Chủ tịch xã hai tháng giao ban một lần để đánh giá kết quả đã làm được và xây dựng kế hoạch thực

hiện trong hai tháng tiếp theo.

- Nhiệm vụ của từng thành viên trong Ban chỉ đạo như sau:

+ Trưởng ban là Chủ tịch xã phụ trách chung, duy trì hoạt động giao ban thường kỳ, chỉ đạo thực hiện VSMT xã.

BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN MÔ HÌNH

CÁC BAN NGÀNH ĐOÀN THỂ XÃ NVYTTB, CTV DÂN SỐ TRƯỞNG BẢN TRƯỞNG CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ Ở BẢN CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ Ở BẢN NGƯỜI DAO MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ TRẠM Y TẾ XÃ

+ Phó Trưởng ban thường trực là Chủ tịch mặt trận Tổ quốc xã, là thành phần nòng cốt của Ban chỉ đạo có nhiệm vụ thường xuyên vận động, nhắc nhở

các tổ chức hoạt độngđể tham gia vào VSMT ở xã, xóm, bản.

+ Phó Trưởng ban chuyên môn là Trạm trưởng trạm y tế xã chịu trách

nhiệm hướng dẫn kỹ thuật xây dựng các CTVS cho NVYTTB.

+ Phó Trưởng ban chuyên môn là nghiên cứu sinh có nhiệm vụ tư vấn các

vấnđề chuyên môn TT-GDSK về VSMT cho người Dao ở xã

+ Thành viên là Trưởng ban Văn hóa xã: Trách nhiệm chính là tổ chức các buổi phát thanh trên loa truyền thanh xã tập trung vào các phiên chợ ở xã, các ngày lễ hội người Dao...

+ Thành viên là chủ tịch Hội Nông dân: Triển khai kế hoạch thực hiện đến

chi hội Nông dân xóm bản để vận động nông dân tham gia phong trào VSMT ở

xã.

+ Thành viên là chủ tịch Hội Phụ nữ xã: Triển khai kế hoạch thực hiện đến

Một phần của tài liệu Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp (Trang 75 - 87)