- Tập quán canh tác, định canh, định cư: Theo nghiên cứu của Bế Viết Đằng, trước đây canh tác nương rẫy, du canh với cây ngô và lúa nương đã trở
người Dao không ổn định du canh, du cư, không được tiếp cận với các kiến
thức khoa học, cũng như không được chăm sóc y tế nên họ nghèo đói và lạc
hậu. Tình trạng bệnh tật, ốm đau và tỷ lệ trẻ em tử vong còn nhiều, do đó người Dao thường đẻ nhiều, đông con dẫn đến cuộc sống ngày càng nghèo khó. Ngày nay mặc dù hầu hết đồng bào Dao đã định cư, nhưng tình trạng du canh nương rẫy vẫn còn tồn tại. Trong những năm gần đây được sự quan tâm
của Đảng và Chính phủ đã có nhiều chương trình được triển khai nhằm thực
hiện xóa đói giảm nghèo, đời sống kinh tế xã hội của đồng bào Dao đang được cải thiện. Tuy nhiên đời sống kinh tế của đại đa số hộ gia đình người
Dao hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nghèo đói là nguyên nhân chính
gây bệnh tật ở người Dao [26], [27].
- Tập quán xây dựng nhà ở: Theo Đàm Khải Hoàn, người Dao ở miền núi
phía Bắc đa số ở nhà đất. Họ cho rằng ở nhà nền đất mới có chỗ để cúng Bàn
Vương. Trong nhà thường được chia làm nhiều ngăn như các phòng ngủ, phòng kho, gian bếp... trên gác thường rải gỗ hoặc ván để chứa thóc rẫy, ngô và các loại dụng cụ gia đình khác. Nhà người Dao thường làm mái thấp, với cách bày
trí như trên làm cho nhà luôn bị thiếu ánh sáng. Hơn nữa tập quán đun nấu trong
nhà gây ô nhiễm khói nặng, hầu hết đàn ông và nam thanh niên người Dao hút thuốc lào hoặc thuốc lá, càng làm tăng thêm tình trạng ô nhiễm khói, do đó người Dao dễ mắc các bệnh về hô hấp, nhất là trẻ em. Ngày nay cùng với sự phát
triển chung của toàn xã hội, nhiều căn nhà người Dao ở vùng định canh, định cư đã thay đổi. Tuy nhiên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa thì thay đổi không đáng kể
[42]. Một nghiên cứu về người Dao Đỏ cho thấy họ thường ở nhà đất nằm dưới chân đồi, cạnh khe suối để dẫn được nước về đến tận bếp. Nhà ở của người Dao
làm rất thấp là do ngày xưa họ thường làm treo leo trên lưng chừng đồi nên làm nhà thấp để tránh gió bão, đến bây giờ vẫn thành thói quen. Người Dao ở nhà đất
cho phù hợp với phong tục cúng bói (việc cúng bói phải nhảy múa nhiều). Một
ngôi nhà của người Dao thường làm ba phòng (gian); một phòng khách, một
phòng bếp và một phòng ngủ. Phòng ngủ gọi là “buộng lộn”, chạy dọc theo
phòng khách. Các phòng thường không có cửa sổ, cửa ra vào phòng khách và xuống bếp thường chật hẹp nên không khí ngột ngạt dễ mắc các bệnh về đường
hô hấp. Phòng bếp được chia làm ba khu vực: bếp ngoài là nơi đun nước cho đàn ông tiếp khách; bếp trong là nơi dành cho phụ nữ nấu ăn; phía trong cùng có
máng nước được quây lại là nơi để tắm rửa. Trong nhà, ở góc trái của phòng khách giáp với phòng bếp có đặt tủ thờ ma và tổ tiên. Trong tủ phải có bộ tranh Tam Thanh do người được cấp phép vẽ cho (là thầy cúng, thầy vẽ và đã được cấp
sắc 12 đèn). Nếu thiếu bộ tranh Tam Thanh thì không được bày tủ thờ chung mà chỉ có một bàn vuông dưới đất để thờ tổ tiên và bàn vuông trên cao thờ ma [27].
- Tập quán ma chay: Đám ma người Dao thường kéo dài ba ngày đêm với
nhiều nghi thức, thủ tục phức tạp nhằm đưa linh hồn người chết về Dương Châu. Trước đây, do tập quán du canh, du cư nên hầu hết các nhóm người Dao đều có
tục lệ hỏa táng với những người trên 12 tuổi, rồi bỏ một ít tro vào lọ hoặc ống
nứa để mang theo thờ cúng mỗi khi di cư đi đến nơi ở mới. Ngày nay tập quán
này chỉ còn thấy ở người Dao Áo dài hoặc chỉ còn tàn dư ở người Dao Quần
trắng. Người Dao Tiền còn có tục lệ táng lộ thiên trên sàn cao (nếu chết vào giờ
xấu, sẽ cho vào một cỗ áo quan đặc biệt được ghép bằng trúc hay nứa nguyên
cây, đặt lên sàn cao khoảng 2 mét, 4 cột sàn được làm thật nhẵn để tránh thú
rừng, khi thịt rữa hết, xương được cho vào lọ đem chôn). Đây là một hủ tục cần được bãi bỏ vì ảnh hưởng đến VSMT và lây lan nguồn bệnh, có hại cho sức khỏe
cộng đồng [27], [106].
1.3. Một số mô hình truyền thông giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi vệ sinh môi trường
Một số nghiên cứu đã đưa ra sơ đồ nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi VSMT như sau:
Sơ đồ 1.1. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ gia đình người Dao sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh thấp
1.3.1. Phương pháp truyền thông giáo dục sức khỏe có sự tham gia của cộng đồng
TT-GDSK tại cộng đồng đòi hỏi cán bộ phải linh hoạt. Những phương
pháp và kỹ năng làm việc với cá nhân, nhóm và cộng đồng là những kỹ năng cần
thiết mà cán bộ làm công tác TT-GDSK cần được đào tạo một cách cơ bản [40]. Để đảm bảo công tác TT-GDSK đạt kết quả cần vận dụng một nguyên lý quan trọng của chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ), đó là sự tham gia của cộng
Ô nhiễm đất, nước và thực phẩm
- Cộng đồng không chấp nhận.
- Dân thiếu hiểu biết về nhà tiêu
(dân trí thấp kém, TT-GDSK kém..).
- Tập quán sử dụng phân tươi…
- Cán bộ y tế còn yếu kém. Tăng tỷ lệ bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng TỶ LỆ SỬ DỤNG NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH THẤP Sử dụng nhà tiêu không đúng cách Tỷ lệ nhà tiêu Không hợp vệ sinh cao
- Kỹ thuật xây nhà tiêu chưa đúng.
- Không chọn được loại nhà tiêu thích hợp.
- Thu nhập của dân thấp (tăng dân
số, thất nghiệp)
- Thiếu quan tâm của cộng đồng
đồng. Sự tham gia của cộng đồng đã được vận dụng thành công trong nhiều chương trình CSSKBĐ ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới [43].
Cộng đồng luôn có những tiềm năng to lớn, có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong
tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe.
Nếu biết khai thác đạt các nguồn lực của cộng đồng sẽ tạo nên sức mạnh tổng
hợp giải quyết được nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh tật quan trọng kể cả vấn đề
VSMT. Nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ sự tham gia của
cộng đồng vào các chương trình giải quyết các vấn đề sức khỏe như cung cấp nước sạch, VSMT, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe sinh sản... Ở Việt Nam cộng đồng đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe, đặc
biệt là trong các phong trào vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch. Hiện nay huy động
cộng đồng rất phù hợp với chủ trương xã hội hoá công tác y tế. Đó chính là giải
pháp thích hợp để tiếp tục huy động tiềm năng to lớn của cộng đồng và các tổ
chức xã hội tham gia giải quyết các vấn đề bệnh tật, sức khỏe cộng đồng một
cách chủ động, có tổ chức, có kế hoạch [29], [44], [77], [85], [125].
1.3.2. Huy động cộng đồng thực hiện vệ sinh môi trường
Huy động cộng đồng tham gia thực hiện VSMT là một quá trình hoạt động do người cán bộ y tế tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện để tạo ra
sự ủng hộ, hỗ trợ, nhất trí từ các bên liên quan trong cộng đồng, nhằm tạo ra một môi trường mọi người đều có trách nhiệm để đạt được những mục tiêu của chương trình [33], [42], [84], [107].
1.3.2.1. Các bên liên quan trong thực hiện vệ sinh môi trường
- Các tổ chức đang có ở địa phương như: tổ chức Đảng, chính quyền, các
ban ngành, đoàn thể ở địa phương (xã, xóm)... Hoạt động của những tổ chức này có liên quan rất nhiều đến vấn đề VSMT. Chính vì vậy cần huy động các tổ chức
này tham gia phối hợp với trạm y tế xã để làm tốt công tác VSMT. Muốn huy động được các tổ chức này cán bộ y tế cần phải truyền thông cho các cán bộ lãnh
đạo các tổ chức, họ phải thật thông,tức là họ phải hiểu rõ nội dung VSMT và tác hại của nó với sức khỏe cộng đồng. Họ phải có quan điểm ủng hộ tích cực, có
khai việc tham gia chương trình bằng các hoạt động cụ thể như ra các văn bản,
nghị quyết (Đảng ủy, Ủy ban, các ban ngành…). Họ đưa việc thực hiện VSMT
vào các tiêu chuẩn thi đua cho các thành viên trong các tổ chức ở địa phương.
- Các hội ở địa phương như: Hộingười cao tuổi, Hội nông dân, Hội phụ nữ,
Hội chữ thập đỏ.... Hoạt động của các hội này ít nhiều có liên quan đến các hoạt động chăm sóc sức khỏe vì thế chúng ta cần vận động họ phối hợp chặt chẽ với
Trạm y tế để TT-GDSK thực hiện VSMT cho cộng đồng. Ví dụ Hội nông dân tham
gia bằng cách vận động hội viên xây dựng các CTVS trong các hộ gia đình. Hội đưa vào tiêu chuẩn thi đua hàng năm cho các Hội viên trong việc thực hiện VSMT.
- Ban chăm sóc sức khoẻ: Hiện nay ở nước ta, hầu hết các xã đều có Ban CSSKBĐ, Ban Dân số/Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), Ban chỉ đạo an toàn vệ
sinh thực phẩm (ATVSTP)... Các ban này thường do chính quyền (Chủ tịch hoặc
Phó chủ tịch xã) làm trưởng ban, Trưởng trạm y tế làm phó ban thường trực phụ
trách về công tác chuyên môn. Ngoài ra các thành viên của ban là cán bộ phụ
trách các ban, ngành của xã. Để hoạt động có hiệu quả cán bộ y tế phải là người tham mưu giỏi cho người lãnh đạo để sử dụng thật tốt ban này vào thực hiện chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong các nội dung chăm sóc sức khỏe thì công tác VSMT luôn luôn là vấn đề quan trọng song rất ít khi được ưu tiên vì thái độ của
các nhà lãnh đạo, của Ban CSSKBĐ chưa coi trọng đúng đắn về vấn đề này. Mọi người thường cho rằng công tác VSMT chưa thực hiện ngay thì cũng chưa gây
hậu quả chết người như giải quyết các dịch bệnh như tả, cúm A hay sốt rét… Vì vậy, trước hết cần truyền thông giáo dục cho chính các lãnh đạo các Ban này. VSMT kém chính là nguyên nhân chính có thể gây ra các vụ dịch chết người ở
cộng đồng. Mọi người cần chung tay thực hiện VSMT thì các nguy cơ dịch bệnh
mới được khống chế và người dân mới được bảo vệ sức khỏe.
- Người dân trong cộng đồng: Không phải bao giờ người ta cũng hiểu tại
sao mình lại cần phải cố gắng nâng cao sức khoẻ bằng những nỗ lực của chính
mình. Đôi khi họ cảm thấy rằng chăm sóc sức khoẻ là trách nhiệm của Nhà
nước, tất nhiên Nhà nước có trách nhiệm về vấn đề này. Việc nâng cao lòng tin của người dân vào các lợi ích của dịch vụ chăm sóc sức khỏe là nhiệm vụ tăng cường TT-GDSK của cán bộ y tế. Truyền thông để mọi thành viên trong cộng
đồng nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề VSMT để họ tự nguyện tham
gia. Sự hợp tác tích cực và sự tham gia của cộng đồng thể hiện từ bước thảo luận
bàn bạc tại sao phải xây dựng các CTVS hay xây dựng các công trình VSMT ở địa phương như thế nào đến việc tổ chức thực hiện. Thu hút sự tham gia của
cộng đồng đòi hỏi một sự đầu tư rất lớn về nguồn nhân lực, cũng như thời gian
và công sức. Không một cán bộ y tế nào có thể thực hiện sự đầu tư ấy một cách
có hiệu quả mà không có sự cam kết của cộng đồng. Các cán bộ được giao
nhiệm vụ phải nhận thức được việc làm cho cộng đồng hiểu điều đó có giá trị hơn nhiều so với khả năng chuyên môn và kiến thức kỹ thuật. Mọi người cần
phải cam kết thực hiện chương trình. Khi mọi người nhận ra điều đó và tham gia thì các chương trình VSMT sẽ được triển khai thực hiện rất tốt. Chúng ta muốn huy động người dân trước tiên chúng ta phải huy động những người có trách
nhiệm trước. Đó là các đảng viên, các cán bộ địa phương từ lãnh đạo xã đến thôn
xóm. Mọi cán bộ đều gương mẫu tham gia trước tất nhiên người dân sẽ theo.
- Những người có uy tín ở cộng đồng: Những người có uy tín ở cộng đồng
tuy họ không phải là những người lãnh đạo chính quyền hay các tổ chức xã hội
song họ rất có trách nhiệm với mọi người và được mọi người kính trọng. Khi
những người này nói thì mọi người sẵn sàng nghe theo, những người này còn
được gọi là "Người lãnh đạo dư luận". Những người lãnh đạo dư luận thường được nhiều người ủng hộ. Mỗi khu vực hoặc mỗi nhóm dân cư đều có người
lãnh đạo dư luận riêng của mình. Một số người lãnh đạo dư luận có danh tiếng
rất dễ nhận ra họ như già làng, trưởng tộc, trưởng họ... ở người Dao, vai trò của Trưởng họ, già làng rất quan trọng. Ai là người lãnh đạo dư luận ở cộng đồng
này? Nếu sau khi nói chuyện với một số người trong cộng đồng, chúng ta thấy người nào được nhiều người biết đến và kính trọng nhất, đó chính là người lãnh
đạo dư luận của cộng đồng đó. Họ nói gì thì mọi người dân, con cháu đều nghe
theo vì họ có uy tín rất lớn trong cộng đồng và trong nội tộc. VSMT là vấn đề
khó thực hiện nên rất cần huy động những người lãnh đạo dư luận này tham gia [32], [34], [105], [108], [112].
1.3.2.2. Phân nhóm các bên liên quan trong thực hiện vệ sinh môi trường
Một trong những nguyên tắc của huy động cộng đồng thực hiện VSMT là việc tiếp cận được nhiều bên liên quan, vì vậy ngay từ đầu phải xác định được các
bên liên quan giữ vai trò quan trọng đối với chương trình huy động cộng đồng.
Dựa trên kết quả phân tích các bên liên quan, người cán bộ có thể tạo dựng được
sự hỗ trợ từ họ nhằm giúp đạt được mục tiêu đề ra. Các bên liên quan có thể chia
thành 4 nhóm:
- Những người ra quyết định, hoạch định chính sách, lập pháp: đây là những người có quyền lực, có thẩm quyền đề ra các quyết định và tổ chức thực
hiện nhằm tạo ra những thay đổi mong muốn. Những người ra quyết định là những đối tượng quan trọng nhất trong chương trình. Họ có tác động rất lớn đến chương trình vận động. Mục đích của huy động nhằm đạt được sự thay đổi các
quyết định có lợi với chương trình VSMT. Đó là lãnh đạo xã (Bí thư, Chủ tịch),
những người có thể ra các văn bản nghị quyết hay quyết định huy động nguồn
lực cho chương trình. Họ cần phải được huy động đầu tiên và tham gia tích cực
thì khả năng thực hiện thành công chương trình mới cao.
- Các đối tác và người ủng hộ: bao gồm các cá nhân, các nhóm và các tổ
chức cam kết cùng giải quyết vấn đề trên cùng quan điểm, sẵn sàng giành thời
gian và nguồn lực cho việc thúc đẩy thực hiện mục tiêu của chương trình VSMT. Họ là ai? Ở địa phương đó là các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, ít
nhiều họ cũng có thể chia xẻ những khó khăn với chúng ta. Quan trọng là đặt vấn đề thế nào để họ ủng hộ giúp đỡ hay tài trợ cho các hoạt động VSMT ở địa phương. Người cán bộ y tế cần xác định xem sự đóng góp của các đối tác đối với
vấn đề VSMT cụ thể là gì? Những yếu tố có thể làm tăng cường mối quan hệ đối