Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại 4 xã đặc biệt

Một phần của tài liệu Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp (Trang 60 - 66)

khó khăn tỉnh Thái Nguyên

Điều tra 840 hộ gia đình người Dao tại 4 xã nghiên cứuchúng tôi thu được

các kết quả trình bày ở các bảng sau:

Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Thông tin về đối tượng nghiên cứu SL TL %

Tuổi < 25 37 4,4 25-59 740 88,1 ≥ 60 63 7,5 Giới Nam 706 84,0 Nữ 134 16,0 Trình độ học vấn Biết đọc biết viết/mù chữ 393 46,8 Tiểu học 294 35,0 THCS trở lên 153 18,2 Số người sống cùng gia đình < 4 198 23,6 4-6 571 68,0 > 6 71 8,5 Trung bình 4,42 ± 1,45

Nhận xét: Chủ hộ gia đình được điều tra chủ yếu là nam giới (84,0%)

trong tuổi 25-59 (88,1%). Trình độ học vấn của đối tượng điều tra nhìn chung

còn thấp, người có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên chỉ chiếm 18,2%. Số người trong một hộ gia đình người Dao trung bình là 4,42 ± 1,45 người, tỷ lệ

Biểu đồ 3.1. Điều kiện kinh tế của các hộ gia đình người Dao

Nhận xét: Điều kiện kinh tế của các hộ gia đình người Dao còn khó khăn,

tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 67,4%.

Biểu đồ 3.2. Phương tiện truyền thông của các hộ gia đình người Dao

Nhận xét: Trong số các phương tiện truyền thông thì hộ có vô tuyến chiểm

tỷ lệ cao nhất (67,4%). Vẫn còn 25,1% hộ gia đình người Dao không có bất cứ phương tiện truyền thông nào.

Biểu đồ 3.3. Loại nhà ở của các hộ gia đình người Dao

Nhận xét: Hầu hết người Dao sống ở nhà gỗ (nhà sàn), chỉ có 18,8% số hộ

có nhà xây và vẫn còn 5,7% sống ở những căn nhà tạm.

Bảng 3.2. Thực trạng hành vi sử dụng nước sinh hoạt và xử lý nước thải của các hộ gia đình người Daoở 4 xã nghiên cứu

Sử dụng nước SL TL %

Số hộ sử dụng nước sạch 388 46,3

Số hộ sử dụng nước giếng đào 352 41,9 Số hộ sử dụng nước mưa 36 4,3 Số hộ sử dụng nước máng lần 374 44,5 Số hộ sử dụng nước suối 78 9,3

Số hộ có hố chứa nước thải 146 17,4 Số hộ cho nước thải chảy vào ao hồ 53 6,3 Số hộ cho nước thải chảy ra ruộng, vườn 561 66,8 Số hộ để nước thảiđọng thành vũng 80 9,5

Nhận xét: Hành vi của người Dao ở vùng sâu trong các xã điều tra chủ yếu sử dụng nước máng lần (44,5%) và nước giếng đào (41,9%). Tỷ lệ hộ gia đình

người Dao có nước sạch còn thấp, mới đạt 46,3%. Nước thải sinh hoạt phần lớn chảy trực tiếp ra ruộng vườn hoặc ao hồ, mới chỉ có 17,4% số hộ có hố chứa nước thải.

Bảng 3.3. Thực trạng hành vi sử dụng nhà tiêu của các hộ gia đình

người Daoở 4 xã nghiên cứu

Hành vi quản lý phân người SL TL %

Số hộ có nhà tiêu 247 29,4

Số hộ không có nhà tiêu 593 70,6

Số hộ có nhà tiêu tự hoại 17 2,0

Số hộ có nhà tiêu thấm dội nước 5 0,6

Số hộ có nhà tiêu 1 ngăn 98 11,7

Số hộ có nhà tiêu 2 ngăn 96 11,4

Số hộ có nhà tiêu đào/chìm 22 2,6

Số hộ có nhà tiêu khác (thùng, cầu…) 9 1,1 Số hộ phóng uế ra rừng, ruộng, vườn 572 68,1 Số hộ đi đại tiện nhờ hàng xóm 21 2,5

Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh 140 16,7

Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh sử dụng đúng 42 5,0

Nhận xét: Tỷ lệ hộ gia đình người Dao có nhà tiêu thấp (29,4%). Đa số người Dao phóng uế bừa bãi ra môi trường xung quanh như rừng, ruộng, vườn (68,1%), họ ít đi đại tiện nhờ hàng xóm (2,5%). Trong số hộ có nhà tiêu thì chủ yếu là nhà tiêu 1 ngăn

(11,7%). Tỷ lệ hộ gia đình người Dao có nhàtiêu hợp vệ sinh chỉ đạt 16,7%, đặc biệt tỷ

lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh sử dụng đúng rất thấp (5,0%).

Bảng 3.4. Thực trạng hành vi sử dụng chuồng trại và quản lý phân gia súc,

gia cầm của các hộ gia đình người Daoở 4 xã nghiên cứu

Hành vi quản lý phân gia súc SL TL %

Số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm 781 93,0 Số hộ thả rông gia súc, gia cầm 229 27,3 Số hộ có chuồng gia súc, gia cầm cách nhà ở < 5m 203 24,2 Số hộ có chuồng gia súc, gia cầm cách nhà ở 5 – 10m 253 30,1 Số hộ có chuồng gia súc, gia cầm cách nhà ở > 10m 96 11,4 Số hộ để chất thải gia súc, gia cầm bừa bãi, không xử lý 473 56,3 Số hộ có hố chứa chất thải gia súc nhưng không có nắp đậy 295 35,1 Số hộ có hố ủ chất thải gia súc, gia cầmhợp vệ sinh 13 1,6

Nhận xét: Hầu hết (93,0%) hộ gia đình người Dao đều chăn nuôi gia súc,

gia cầm. Tuy nhiên có tới 27,3% số hộ nuôi gia súc, gia cầm thả rông, chỉ có

11,4% hộ gia đình có chuồng chăn nuôi gia súc cách xa nguồn nước, nhà ở để đảm bảo vệ sinh. Chất thải của gia súc, gia cầm không được xử lý, để bữa bãi chiếm tỷ lệ cao (56,3%), tỷ lệ hộ có hố ủ phân gia súc thấp (1,6%).

Bảng 3.5. Thực trạng hành vi sử dụng phân bón ruộng và hoa mầu của các hộ gia đình người Daoở 4 xã nghiên cứu

Hành vi sử dụng phân bón SL TL % Số hộ có sử dụng phân bón ruộng 758 90,2 Số hộ có sử dụng phân hóa học 517 61,5 Số hộ có sử dụng phân người 76 9,1 Số hộ có sử dụng phân gia súc 527 62,7 Số hộ sử dụng phân tươi 382 45,5 Số hộ sử dụng phân ủ 144 17,1 Số hộ ủ phân < 3 tháng 74 8,8 Số hộ ủ phân 3-6 tháng 62 7,4 Số hộ ủ phân > 6 tháng 8 1,0

Nhận xét: 90,2% hộ gia đình người Dao sử dụng phân bón ruộng và hoa

màu, loại phân sử dụng nhiều nhất là phân gia súc (62,7%), ít nhấtlà phân người

(9,1%). Tình trạng sử dụng phân tươi vẫn còn khá phổ biến (45,5%), số hộ gia đình sử dụng phân ủ thấp (17,1%), thời gian ủ phân < 3 tháng chưa đảm bảo vệ

Bảng 3.6. Thực trạng hành vi xử lý rác thải sinh hoạt và hóa chất

bảo vệ thực vậtcủa các hộ gia đình người Daoở 4 xã nghiên cứu

Hành vi xử lý rác thải và HCBVTV SL TL %

Số hộ vứt rác thải bừa bãi không xử lý 585 69,6 Số hộ tập trung rác thải vào hố để chôn 77 9,2 Số hộ tập trung rác thải vào để đốt 178 21,2 Số hộ chôn, đốt bao bì, chai lọ HCBVTV 171 20,4 Số hộ vứt bao bì, chai lọ HCBVTV ra ruộng, sông suối 656 78,1 Số hộ đem bao bì, chai lọ HCBVTV về sử dụng lại 13 1,5 Số hộ rửa dụng cụ phun HCBVTV tại mương, suối 580 69,0 Số hộ rửa dụng cụ phun HCBVTV tại ao, ruộng 183 21,8 Số hộ rửa dụng cụ phun HCBVTV tại nhà 41 4,9 Số hộ không rửa dụng cụ phun HCBVTV 36 4,3

Nhận xét: Tỷ lệ hộ gia đình người Dao vứt rác thải bừa bãi không xử lý chiếm tỷ lệ cao (69,6%). Đặc biệt là rác thải của HCBVTV bị vứt bỏ ngay tại

ruộng, vườn, sông suối (78,1%) và rửa dụng cụ phun HCBVTV ở mương, suối

(69,0%).

Nhận xét: Tỷ lệ người Dao có hành vi đúng về VSMT còn rất thấp, chỉ đạt

3,3%. Thấp nhất là hành vi quản lý và sử dụng phân gia súc (0,1%) và phân

người (4,0%).

Một phần của tài liệu Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)