Hiện có khoảng 58% dân số thế giới có CTVS, trong đó gần một nửa ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ bao phủ nhà tiêu thấp nhất là ở các nước vùng cận Sahara Châu phi (36%), và Nam Á (37%). Ở một số quốc gia như Afghanistan và Ethiopia, dưới 10% dân số tiếp cận được với các CTVS đúng
tiêu chuẩn. Tại Đông Nam Á, tỷ lệ người dân tiếp cận với nhà tiêu hợp vệ sinh
cũng khác nhau như: Camphuchia 17%, Lào 30%, Đông Timor 33%, Indonesia:
55%, Philipin: 72%, Myanma: 77%, Thái Lan: 99%, tính chung của cả khu vực
là 67% [11], [12].
nhiều chương trình vệ sinh trong đó có việc xây dựng nhà tiêu để quản lý phân người như phong trào 3 dứt điểm, phong trào 5 dứt điểm… kết hợp với các chương trình truyền thông đã làm cho tỷ lệ có nhà tiêu hộ gia đình tăng đáng kể.
Tuy nhiên trải qua thời gian các tiêu chí nhà tiêu có nhiều thay đổi, các tiêu chí, yêu cầu về vệ sinh ngày càng cao vì vậy tỷ lệ nhà tiêu của hộ gia đình đạt các
tiêu chí hợp vệ sinh còn thấp, đặc biệt là vùng sâu, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì tỷ lệ tiếp cận các loại nhà tiêu đạt tiêu chuẩn rất thấp [13], [20], [21]. Báo cáo năm 2007 do Bộ Y tế và UNICEF Việt Nam tiến hành, 75% hộ gia đình khu vực nông thôn Việt Nam có nhà tiêu, trong số đó chỉ có 18% hộ gia đình và khoảng 12% trường học ở nông thôn Việt Nam có nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT của Bộ Y tế [17]. Tại khu
vực miền núi phía Bắc tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh rất thấp, đặc biệt là tại vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống [2], [15], [18]. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tính đến hết năm 2008, tỷ lệ
hộ gia đình khu vực nông thôn trên toàn quốc có nhà tiêu hợp vệ sinh là 40% [6],
hàng năm tỷ lệ tăng tiếp cận đối với nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ khoảng 5%. Còn theo Tổng cục thống kê 2006 thì tỷ lệ hộ gia đình ở vùng Đông Bắc có nhà tiêu là 90,2% [73]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn rất nhiều so với kết quả này.
Kết quả bảng 3.3 cho chúng tôi thấy tỷ lệ hộ gia đình người Dao trong nghiên cứu này có nhà tiêu thấp (29,4%). Người Dao đa số phóng uế bừa bãi ra môi trường xung quanh như rừng, ruộng, vườn… chiếm 68,1%. Trong số hộ có
nhà tiêu thì chủ yếu là nhà tiêu 1 ngăn hoặc 2 ngăn (11,4%; 11,7%). Tỷ lệ hộ người Dao có nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ đạt tỷ lệ 16,7%, đặc biệt tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh sử dụng đúng rất thấp (5,0%). Đã có nhiều nghiên cứu trước đây
về nhà tiêu hợp vệ sinh, giải quyết vấn đề ảnh hưởng của phân người đến sức
khỏe con người cũng như mô hình bệnh tật. Việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinhở
các vùng sinh thái khác nhau có ảnh hưởng đến cải thiện mô hình bệnh tật liên
nhằm tăng tỷ lệ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân. Tuy nhiên, vấn đề
này hiện nay vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh nhìn chung vẫn còn thấp, nhất là các khu vực nông thôn, khu vực miền núi khó khăn.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ có 29,4% số hộ có nhà tiêu. Tỷ lệ
hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh là 16,7%. So sánh với nghiên cứu của Trịnh Hữu
Vách, Nguyễn Thị Hồng Tú và Nguyễn Hùng Long tại 82 xã, thị trấn của hai
tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên - Huế là hai tỉnh cũng còn có nhiều khó khăn vào năm 2006 cho thấy: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu là 73,7%, số hộ có nhà tiêu hợp
vệ sinh là 33,7% [79], kết quả nghiên cứu của chúng tôi về hai chỉ số này thấp hơn rất nhiều. So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh tại huyện Ba Bể - Bắc Kạn cũng cho thấy tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh ở đây từ 20% đến 63,3% [66], chúng tôi thấy có sự tương đồng về tỷ lệ này ở một số khu vực trong nghiên cứu đó như đối với các xã Khang Ninh và Cao Thượng của huyện Ba Bể. Nghiên cứu
của Nguyễn Thị Khánh Linh tại La Hiên - Võ Nhai cũng cho kết quả tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh tại xã này là 58,72% [57], cao hơn nhiều so với nghiên cứu của
chúng tôi. Nếu so với kết quả tổng điều tra về nông thôn, nông nghiệp và thủy
sản của Tổng cục thống kê năm 2006 với kết quả tỷ lệ số hộ có nhà tiêu là 88,8% và nhà tiêu hợp vệ sinh là 47%, trong đó đối với khu vực vùng cao tỷ lệ không
có nhà tiêu cũng chỉ là 28,63% [73], tỷ lệ hộ gia đình người Dao có nhà tiêu và có nhà tiêu hợp vệ sinh tại xã Vũ Chấn trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn
rất nhiều.
Nhà tiêu và nhà tiêu hợp vệ sinh của xã nghiên cứu còn rất thấp, so sánh với
các nghiên cứu ở những địa điểm có sự tương đồng về tình hình kinh tế, văn hóa,
xã hội như đối với các nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn [39], [41] và nghiên cứu
của Lê Thị Ánh Nguyệt cho thấy có sự tương đồng về tỷ lệ số hộ có nhà tiêu cũng
như có nhà tiêu hợp vệ sinh [60]. Nhưng so với các nghiên cứu trong phạm vi địa
bàn rộng hơn, đa dạng hơn hoặc điều kiện kinh tế xã hội cao hơn như kết quả tổng điều tra về nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 [73], hoặc nghiên cứu
của Nguyễn Thị Khánh Linh [57], của Trịnh Hữu Vách và cộng sự [79] thì có sự
chênh lệch rất lớn về tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh. Nghiên cứu của chúng tôi được
tiến hành trên địa bàn các bản vùng sâu của xã người Dao tương đối thuần nhất về điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn [71]. Dân tộc Dao còn tồn tại nhiều
phong tục, tập quán lạc hậu, đồng thời với công tác truyền thông giáo dục về
VSMT còn nhiều hạn chế nên đây cũng là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ nhà tiêu còn thấp. Điều này phù hợp với nhận xét của Lê Anh Tuấn về những nguyên nhân của tình trạng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh thấp tại các khu dân cư là do vấn đề
kinh tế và quan niệm của người dân [76]. Vấn đề này đặt ra cho việc xác định các
giải pháp vừa nâng cao đời sống kinh tế vừa phải tăng cường công tác giáo dục
truyền thông nâng cao nhận thức người dân nhằm cải thiện tình hình yếu kém về
xây dựng và sử dụng CTVS, góp phần vào nâng cao sức khỏe cho cộng đồng dân cư.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở người Dao xã Vũ Chấn thấp hơn kết
quả nghiên cứu của Phạm Văn Thành ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là 81,2%
người Tày ở Lục Yên sử dụng nhà tiêu để quản lý phân [67], thấp hơn tỷ lệ của
một số nghiên cứu khác ở Yên Bái cùng thời điểm [46], [56]. Kết quả của chúng
tôi cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Thị Trung Chiến và Cộng sự ở
một số vùng đặc biệt khó khăn trong toàn quốc [24], hay Hoàng Khải Lập và Cộng sự ở một số nơi miền núi phía Bắc [52], [53], [54], [55] và thấp hơn kết
quả nghiên cứu của Hoàng Thái Sơn tại 4 xã của huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên năm 2009 (97,5%) [63]. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu cũng thấp hơn kết quả điều
tra tại ba xã huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình trong nghiên cứu của Ngô Thị Nhu
không có nhà tiêu mà chủ yếu phóng uế ra ruộng, vườn … (phóng uế bừa bãi) [61]. Tỷ lệ hộ gia đình đối tượng quan sát có nhà tiêu đạt tiêu chuẩn theo thông tư
số 27/2011/TT - BYT [17] là rất thấp (5,0%) và thấp hơn rất nhiều so với kết quả
nghiên cứu của tác giả Hoàng Thái Sơn tại 4 xã của huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên năm 2009 (74,4%) [63], tỉnh Thái Bình về thực trạng nhà tiêu hộ gia đình
thấp hơn so với nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và Cộng sự tại 2 xã Cây Thị và Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên năm 2006 - 2007 (14,46%) [40]. Tỷ
lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh cũng thấp hơn kết quả điều tra tại ba xã huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình về thực trạng nhà tiêu hộ gia đình năm 2009 của
Ngô Thị Nhu và cộng sự (64,1%) [61].