Yếu tố nguồn lực với hành vi vệ sinh môi trường

Một phần của tài liệu Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp (Trang 112 - 114)

* Yếu tố kinh tế. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tình hình kinh tế của người dân với hành vi của họ về VSMT.

Như đã phân tích ở trên, các bản người Dao ở xã nghiên cứu có tỷ lệ nghèo đói

cao không chỉ đối với mặt bằng chung của huyện mà ngay trong tỉnh và so với tỷ

lệ nghèo đói chung trong toàn quốc theo những nghiên cứu kết quả điều tra gần đây [21], [24]. Như vậy người Dao thuộc là hộ nghèo có mức sống thấp hơn thì nhận thức, thái độ và thực hành về VSMT kém hơn so với những người có mức

sống cao hơn. Điều này có thể là do thu nhập thấp, họ không có điều kiện sắm

sửa các phương tiện truyền thông, nhất là các phương tiện truyền thông trực quan như tivi, đài ... cũng có thể đối với những người nghèo thì bản thân họ cũng ít quan tâm đến các thông tin về khoa học kỹ thuật, họ không có thói quen nghe

các thông tin về chăm sóc sức khỏe. Bản thân họ còn lo toan đến cuộc sống, thường xuyên đi kiếm sống nên thời gian dành cho xem, nghe tuyên truyền cũng ít hơn. Vì vậy thu nhập thấp cũng có thể là nguyên nhân chi phối đến việc quyết định xây các CTVS, nhà tắm cũng như đầu tư cho nguồn nước, ít quan tâm đến

những thông tin về VSMT. Vấn đề này cũng phù hợp với nhận xét trong phạm vi toàn quốc của Bộ Y tế đó là: Tỷ lệ người dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh cao

theo mức sống và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây; Những hộ có

mức sống trung bình trở lên thì tốc độ tăng nhanh hơn và hộ nghèo thì gần như không thay đổi [23], [113], [124].

* Yếu tố trình độ học vấn: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối

liên quan chặt chẽ giữa yếu tố học vấn của người Dao với hành vi của họ về

VSMT.Mối liên quan tỷ lệ thuận giữa trình độ học vấn của người Dao với mức độ

hành vi về VSMT có ý nghĩa (p < 0,05). Những người có học vấn càng cao thì mức độ hành vi VSMT trung bình và đạt càng cao. Nhóm người Dao có trình độ

tiểu học trở xuống thì tỷ lệ hành vi VSMT đạt thấp, chỉ có 1,7%; trong khi đó tỷ lệ

này ở nhóm người Dao có trình độ từ trung học cơ sở trở lên là 10,5%. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của Lê Thị Ánh Nguyệt [60]. Vấn đề

này cũng tương đồng với đánh giá của kết quả Tổng điều tra y tế quốc gia năm

2001- 2002: Người mù chữ chỉ có khoảng 15% sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh,

khoảng 30% người mù chữ không có nhà tiêu, 20% dùng chung nhà tiêu, 10%

dùng nhà tiêu đổ ra nguồn nước và 25% sử dụng loại nhà tiêu đơn giản; ngược lại, người có trình độ từ trung học phổ thông trở lên có hơn 70% sử dụng nhà tiêu hợp

vệ sinh, khoảng 12% sử dụng nhà tiêu đơn giản và tỷ lệ rất nhỏ sử dụng nhà tiêu

đổ ra nguồn nước hoặc không có nhà tiêu [18]. Trình độ học vấn người dân thấp

thì khả năng tiếp cận với các kiến thức chung cũng có nhiều hạn chế, nhận thức

của con người là một quá trình. Theo thời gian, sự tiếp cận với kiến thức không được hệ thống thì khả năng đưa ra các quyết định trong quá trình được tư vấn sức

khỏe cũng như các vấn đề liên quan đến sức khỏe của họ sẽ có nhiều khó khăn.

Mặc dù huyện Võ Nhai đã phổ cập trung học cơ sở, tuy nhiên, đó là những năm

gần đây.

* Yếu tố phương tiện truyền thông. Về mối liên quan giữa phương tiện

truyền thông với hành vi VSMT của người dân, chúng tôi thấy có sự khác biệt

giữa tỷ lệ người Dao có và không có phương tiện truyền thông đối với hành vi của họ về VSMT (p<0,05). Trong số người dân có các phương tiện truyền thông

thì tỷ lệ thực hành VSMT đạt là 4,1%. Còn với số hộ không có các phương tiện

truyền thông thì thực hành đạt là 0,9%. Kết quả này cũng cho thấy, tỷ lệ người

Dao có hành vi đạt về VSMT nói chung của người dân là thấp (dưới 5%). Nhưng

trong khía cạnh liên quan đến các phương tiện thông tin đại chúng, nhóm những người dân không có phương tiện nghe nhìn thì tỷ lệ người dân thực hành về

VSMT mức độ yếu cao hơn hẳn. Như vậy cũng có thể đánh giá vai trò của các phương tiện truyền thông cũng như sự tác động của nó có ý nghĩa trong nâng cao

nhận thức, thái độ và thực hành của người dân về VSMT. Như vậy về mối liên quan giữa phương tiện truyền thông với thực hành của người dân về VSMT đặt

ra vấn đề hiệu quả của công tác TT-GDSK tại cộng đồng trong thời gian qua, rõ ràng công tác truyền thông hiệu quả còn thấp, chưa tiếp cận được với người dân

và cần phải có đánh giá để thay đổi nội dung, phương pháp giáo dục sức khỏe

cũng như đầu tư thêm cơ sở vật chất thiết bị và con người cho vấn đề này [36], [91], [96], [122].

Một phần của tài liệu Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)