Tính mới của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp (Trang 129 - 130)

Kết quả của luận án đã mô tả được bức tranh tổng thể thực trạng hành vi VSMT của người Dao sống ở các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên.

Nghiên cứu can thiệp cộng đồng ở người Dao đã cung cấp được các bằng

chứng yếu tố liên quan đến hành vi VSMT của người Dao như trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, phương tiện truyền thông, phong tục tập quán lạc hậu… Tất cả

các yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Dao.

Mô hình "Truyền thông thay đổi hành vi vi vệ sinh môi trường cho người

Dao xã Vũ Chấn" đã huy động được nguồn lực của cộng đồng, những nguời Dao

có uy tín tham gia TT-GDSK cải thiện được hành vi VSMT cho người Dao.

Trong mô hình có các hoạtđộng như hướng dẫn hộ gia đình người Dao làm nhà tiêu chìm hợp vệ sinh, sử dụng các vật liệu sẵn có như tranh, tre, nứa, lá ở địa phương... phù hợp với điều kiện kinh tế và địa hình đồi núi rộng rãi của các hộ gia đình người Dao.

Mô hình nghiên cứu được lồng ghép vào BCSSKBĐ của xã, chức năng,

nhiệm vụ được phân công cụ thể, rõ ràng với vai trò nòng cốt là Mặt trận Tổ

quốc. Các hoạt động TT-GDSK về VSMT được lồng ghép vào các chương trình chung của xã và được triển khai tới tận người dân. Mô hình nghiên cứu đã gắn

kết nhiệm vụ của cá nhân với đơn vị… phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn y tế

với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương. Đây là cơ sở để mô hình phát triển

bền vững, có tính khả thi góp phần cải thiện sức khỏe cho người Dao nói riêng và dân tộc thiểu số nói chung ở các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh thái nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp (Trang 129 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)