KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Về đổi mới quản lí nhà nước đối với giáo dục đại học (Trang 64 - 67)

- Trong giáo dục MN, cần nhấn mạnh việc phát triển kĩ năng sống mà cụ thể là kĩ

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả khảo sát thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên được thể hiện ở bảng 1 như sau:

Bảng 1. Những yếu tố ảnh hư ng đến ĐCHT của SV Học viện Phật giáo

Các nhĩm yế tố Tổng hợp chung TB XB Y ếu t k h ác h q u an (T B : 3,12 )

Kì vọng của gia đình, sư phụ (Bổn sư xuất gia) 3,25 11

Chương trình học, nội dung học phù hợp, hấp dẫn 3,52 5

Ngành học đáp ứng nhu cầu của xã hội 3,19 15

Tấm gương của những tu sĩ đi trước 3,21 14

Giảng viên cĩ trình độ và bài giảng sinh động, hấp dẫn 3,46 6

Bầu khơng khí học tập tại lớp 3,16 18

Áp lực các kì thi 3,27 10

Phương tiện truyền thơng đại chúng 2,86 19

Thời gian tự học hạn chế 3,24 12

Điều kiện tu học nơi Tự viện (chùa) đang sinh sống 3,28 9

Tính thiết thực của các học phần 3,17 17

Giảng viên yêu cầu cao và nghiêm khắc trong kiểm tra, đánh

giá kết quả học tập 3,19 15

Được tham gia nhiều hoạt động ở nhà trường 2,42 21

Tài liệu học tập đa dạng, phong phú 3,45 7

Học bổng khuyến khích đối với sinh viên học tập tốt 2,35 22

Yếu ếu t ch q u an (TB :3,75 )

Khiếm khuyết về kiến thức Phật học và thế học 3,43 8 Bản thân luơn muốn khám phá những kiến thức mới mẻ 3,96 2

Sức khỏe bản thân 3,23 13

Nhận thức đúng đắn của bản thân với ngành học 3,81 4

Ý thức mình là người tu sĩ, đệ tử Phật 4,15 1

Tính tự giác, cần cù, chăm chỉ 3,91 3

(Ghi chú: Trung bình: TB; Xếp bậc: XB) 3.1. Những yếu tố chủ quan ảnh hư ng

đến ĐCHT của SV Học viện Phật giáo

Kết quả ở bảng 1 cho thấy điểm trung bình và vị trí xếp bậc cao nhất thuộc về các yếu tố chủ quan ở các vị trí 1,2,3,4. Trong đĩ, yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến động lực thúc đẩy SV Học viện Phật giáo học tập chính là “Ý thức mình là người tu sĩ, đệ tử Phật”. Đây cũng là yếu tố được SV Học viện Phật giáo nhấn mạnh nhất, với điểm trung bình 4,15 và xếp bậc 1 cho thấy yếu tố này ảnh hưởng ở mức độ nhiều. Kế đến là yếu tố ảnh hưởng ở mức tương đối nhiều đến ĐCHT của SV là “Bản thân luơn muốn khám phá những kiến thức mới mẻ” xếp bậc 2 (TB = 3,96), “Tính tự giác, cần cù, chăm chỉ” xếp bậc ở vị trí 3 (TB = 3,91), “Nhận thức đúng đắn của bản thân với ngành học” xếp bậc ở vị trí 4 (TB = 3,81). Cịn hai yếu tố chỉ ảnh hưởng ở mức trung bình đến ĐCHT của SV là “Khiếm khuyết về kiến thức Phật học và thế học” và “Sức khỏe bản thân” ở vị trí xếp bậc 8, 13 với điểm trung bình tương đương 3,43 và 3,23.

Số liệu trên chứng tỏ SV Học viện Phật giáo đã nhận thức được tầm quan trọng của bản thân đối với việc học nĩi chung và ĐCHT nĩi riêng. Mục đích của quá trình học tập chỉ cĩ thể đạt được khi bản thân SV là chủ thể tích cực trong các hoạt động học tập. Nếu SV khơng ý thức được vai trị, ý nghĩa bản thân mình, khơng cĩ nhu cầu học tập, khơng cố gắng vươn lên, khơng nhận thức đúng về ngành học thì dù cho GV giỏi, uyên thâm về kiến thức, chuyên mơn nghiệp vụ đến đâu cũng khơng thể giúp SV thu hoạch kết quả học

tập tốt. Việc học tập do chính SV thực hiện một cách cĩ ý thức, chủ động là con đường duy nhất để SV tự làm giàu kiến thức và hồn thiện nhân cách chính mình.

Yếu tố “Ý thức mình là người tu sĩ, đệ tử Phật” được SV Học viện Phật giáo đánh giá là cĩ ảnh hưởng rất nhiều đến ĐCHT của bản thân. Thực tế, lứa tuổi SV là giai đoạn mà tự ý thức phát triển cao nên tự ý thức là một trong những đặc điểm tâm lí cơ bản của SV. Ở lứa tuổi này họ đã biết đánh giá tồn diện về bản thân, về vị trí của mình trong xã hội. Nhờ đĩ họ cĩ những hiểu biết và thái độ đúng đắn đối với chính mình để định hướng nhân cách của bản thân theo các yêu cầu của xã hội. Khi được phỏng vấn, SV Trần Ngọc V (Pháp danh Đồng B, lớp Hoằng pháp, khĩa 8) cho biết: “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bản

hồi. Đĩ chính là tiêu chí phấn đấu của một tu sĩ. uốn thực hiện được tốt hồi bão ấy, tơi thầm nghĩ phải nỗ lực học tập nhiều để hành trang của mình phong phú khi tiến đến sự thực hành . Thiết nghĩ, nhà

trường cần phối hợp với GV trong cơng tác giáo dục giúp SV luơn ý thức về vị trí của mình trong xã hội để họ khơng ngừng phấn đấu, hồn thiện bản thân trong cuộc sống tu tập cũng như trong học tập.

Yếu tố “Bản thân luơn muốn khám phá những kiến thức mới mẻ” được SV đánh giá ảnh hưởng đến ĐCHT ở mức độ tương đối nhiều. SV Nguyễn Thị B (Pháp danh Viên A, lớp Triết học, Khĩa 8) phát biểu:

ong muốn khám phá những tinh hoa của Phật giáo luơn giúp tơi học tập để tự

đầy đủ tri thức, phẩm chất tốt để làm lợi ích cho Phật pháp, phục vụ nhân sinh .

Khơng chỉ mong muốn khám phá những kiến thức trong Phật học mà ngay cả những kiến thức về các mơn khoa học bên ngồi cũng được SV Học viện Phật giáo mong muốn tìm hiểu để gĩp phần bổ sung, làm mới mẻ cho sự giải thích và vận dụng kiến thức Phật học vào đời sống. SV Nguyễn Văn B (Pháp danh Đồng Q, lớp Đại cương, Khĩa 9) chia sẻ: “Học tập là hình thức tiếp thu kiến thức cĩ trong đạo lẫn ngồi đời. Từ những kiến thức đĩ đúc kết thành hành

trang trên con đường giáo hĩa, đem ánh

sáng Phật pháp tới quần chúng để làm vơi

bớt khổđau trên cuộc đời .

Yếu tố “Tính tự giác, cần cù, chăm chỉ” và “Nhận thức đúng đắn của bản thân với ngành học” ở vị trí cạnh nhau trên thang xếp bậc là 3 và 4. Bản thân hai yếu tố này đã cĩ mối liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình học tập của SV. Bởi vì, tính tự giác, cần cù, chăm chỉ chỉ cĩ được khi chủ thể nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trị của ngành học trong xã hội, cũng như trong đời sống thực tiễn đối với bản thân. Khi cá nhân nhận thức đúng đắn, rõ ràng về ngành học của mình đối với tương lai, họ sẽ tự giác thực hiện những cơng việc đặt ra trong học tập và sẽ nỗ lực phấn đấu hết sức mình để cơng việc đạt kết quả cao.

Đối với hai yếu tố thuộc về nhĩm những yếu tố chủ quan là: “Khiếm khuyết về kiến thức Phật học và thế học” (TB = 3,43) và “Sức khỏe bản thân” (TB = 3,23) SV đánh giá chỉ ảnh hưởng ở mức độ trung bình đến ĐCHT của mình. Tuy nhiên, trong thực tế qua một số cơng trình nghiên cứu khác thì hai yếu tố này ảnh hưởng khơng nhỏ đến ĐCHT của SV. Bởi vì, nếu SV thiếu sức khỏe và khiếm khuyết về kiến thức làm nền tảng, cơ sở cho việc học tập thì rất dễ rơi vào trạng thái chán nản, thờ ơ, bị động, rất khĩ để theo kịp chương trình.

3.2.Những yếu tố khách quan ảnh hư ng đến ĐCHT của SV Học viện Phật giáo đến ĐCHT của SV Học viện Phật giáo

Đầu tiên, yếu tố được SV cho rằng cĩ tầm ảnh hưởng nhiều đến ĐCHT của mình là “Chương trình học, nội dung học phù hợp, hấp dẫn”, xếp bậc ở vị trí thứ 5 (TB = 3,52). Như vậy, cĩ thể thấy chương trình học tập, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hấp dẫn với bản thân SV cĩ thể là động lực tạo nên niềm say mê, hứng thú trong học tập của SV. Học viện Phật giáo cần nghiên cứu đưa vào chương trình những mơn học mang tính chất thiết thực, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của SV nhằm kích thích và tạo động lực mạnh mẽ để SV học tập đạt kết quả tốt nhất.

Bên cạnh chương trình học, nội dung học phù hợp, thì “GV cĩ trình độ và phương pháp dạy học sinh động, hấp dẫn” (TB = 3.46) cũng được SV đánh giá cĩ tầm ảnh hưởng tương đối nhiều đến ĐCHT, xếp bậc ở vị trí thứ 6. Vị trí xếp bậc này chứng tỏ đa phần SV đều đề cao vai trị của GV, nhất là phương pháp giảng dạy của GV, ảnh hưởng trực tiếp đến ĐCHT của họ. Trong quá trình dạy học, GV kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động nơi SV dễ dàng khiến SV hào hứng đĩn nhận kiến thức. Ngược lại, khi GV tiến hành giảng dạy theo kiểu thầy đọc – trị chép sẽ làm giảm, thậm chí mất đi tính tích cực chủ động của SV, khiến họ giảm hứng thú học tập. Trong phỏng vấn, khi được hỏi: Cĩ những SV học tập với tâm trạng và cảm xúc chán nản, khơng hứng thú, bị động, theo bạn vì sao? SV Huỳnh Ngọc M (Pháp danh Thành H, lớp Đại cương, khĩa 9) trả lời: Cĩ rất nhiều

nguyên nhân, nhưng trước hết là do

phương pháp giảng dạy của GV khơng phù hợp, khơng sinh động, kế đĩ là chương

trình học quá nặng . Và khi được hỏi:

Những biện pháp cần thiết của nhà trường để giúp bạn học tập tốt hơn? Một SV khĩa 8 trả lời: Theo tơi, lực lượng GV cĩ

chuyên mơn sư phạm cần phải đơng đảo,

đã được kinh qua sở tu và sở học sẽ dễ

pháp giảng dạy đĩng vai trị hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra hứng thú học tập, thúc đẩy ĐCHT của SV.

Theo sau yếu tố chương trình học và GV là yếu tố “Tài liệu học tập” (TB = 3,45) và “Điều kiện tu học nơi tự viện đang sinh sống”(TB = 3,28). Đây là hai yếu tố SV đánh giá cĩ tầm ảnh hưởng ở mức độ trung bình đối với ĐCHT của họ. Trong chương trình học thời gian lên lớp chỉ cĩ hạn, những kiến thức tiếp thu cịn hạn hẹp, cho nên SV cần phải đọc thêm sách và tài liệu tham khảo để bổ sung vào vốn tri thức của bản thân trong quá trình tự học. Trong phỏng vấn và phiếu thăm dị ý kiến nhiều SV nêu ý kiến nhà trường cần hỗ trợ tài liệu tham khảo, thư viện cần mở rộng, cải thiện, đầy đủ sách đáp ứng nhu cầu học hỏi của mơn học mà nhà trường đưa ra.

Số liệu bảng 1, cịn chỉ ra bốn yếu tố thuộc nhĩm yếu tố khách quan được SV đánh giá cĩ mức độ ít ảnh hưởng đến ĐCHT của bản thân. Đĩ là “Phương tiện truyền thơng đại chúng” (TB = 2,86; XB = 19), “GV ít chú ý, kiểm tra, nhắc nhở SV học tập ” (TB = 2,85; XB = 20), “Được tham gia nhiều hoạt động ở trường” (TB = 2,54; XB = 21) và “Học bổng khuyến khích đố SV học tập tốt” (TB = 2,35; XB = 22).

Tĩm lại, qua khảo sát thực trạng ở bảng 1 cho thấy cả hai nhĩm yếu tố chủ quan và khách quan đều cĩ ảnh hưởng đến ĐCHT của SV Học viện Phật giáo. Trong đĩ nhĩm yếu tố chủ quan được xem là những yếu tố bên trong, ảnh hưởng trực tiếp đến ĐCHT được SV đánh giá cĩ tầm ảnh hưởng tương đối nhiều (TB = 3,75). Cịn nhĩm yếu tố khách quan được xem là những yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến

ĐCHT, được SV đánh giá cĩ tầm ảnh hưởng trung bình đến ĐCHT của họ (TB = 3,12).

Một phần của tài liệu Về đổi mới quản lí nhà nước đối với giáo dục đại học (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)