Bút pháp tả cảnh ngụ tình

Một phần của tài liệu nguvan 10-11-12 (Trang 46 - 53)

Từ xa con ngời vốn sống gần gũi với thiên nhiên. Mỗi khi có niềm vui hay nỗi buồn ngời ta thờng tìm đến thiên nhiên nh một ngời bạn tri âm. Vì thế nhiều khi thiên nhiên mang tâm sự nỗi niềm của con ngời. Đây là một biểu hiện của bút pháp tả cảnh ngụ tình. Thông qua cảnh vật để gửi gắm tình cảm.

Các nhà thơ thờng sử dụng các biện pháp tu từ nh nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, tợng trng để làm nổi bật bút pháp tả cảnh ngụ tình. Ta có thể tìm đ… ợc

những câu thơ nh thế trong sáng tác của các nhà thơ Đờng. Lâu nay ngời ta thờng hay nói ngời thế nào thì nhìn cảnh thế ấy, Nguyễn Du đã khái quát:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Ngời buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Vì thế trong dạy học ta cần chú ý nhất định mối quan hệ giữa tình và cảnh. Chẳng hạn, bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ hình ảnh rừng phong nhuốm màu ảm đạm, khí thu hiu hắt, hoa cúc nhỏ lệ tất cả nh gieo vào lòng ngời nỗi bi thơng, nỗi u hoài man mác trong lòng ngời xa quê. Để phát hiện điều này, giáo viên đặt ra câu hỏi: “Hình ảnh rừng phong và khóm cúc gợi cho em suy nghĩ gì? Từ đó em hiểu gì về tâm trạng của nhà thơ?”

Giáo viên có thể lấy dẫn chứng thêm ở bài “Xuân vọng” của Đỗ Phủ để thấy đợc mối liên hệ giữa tình và cảnh:

Quốc phá sơn hà tại

Thành xuân thảo mộc thâm Cảm thời hoa tiễn lệ

Hận biệt điểu kinh tâm Phong hoả liên tam nguyệt Gia th để vạn kim

Bạch đầu tao cánh đoản Hồn dục bất thăng trâm

Theo lẽ thờng mùa xuân bao giờ cũng mang đến một sức sống mới, mọi vật đợc thay da đổi thịt, con ngời th thái hơn. Nhng giờ đây giữa cảnh mùa xuân mà tạo vật lại chìm trong nỗi ai oán bi thơng. Cảnh vật đã vậy thì hẳn lòng ngời chẳng lấy gì vui. Hay đây chính là tình ngời đã phổ vào cảnh? Nhìn thấy hoa nở mà đầm đìa nớc mắt, nghe chim kêu mà “khắc khoải lòng”. Tình ngời và cảnh vật cùng chung một nỗi niềm, thể hiện nỗi đau th- ơng mất mát không gì bù đắp nổi khi đứng trớc cảnh nớc mất nhà tan.

Thiên nhiên trong thơ Đỗ Phủ không có tính chất bay bổng nh trong thơ Lý Bạch. Ông có chú ý đến cảnh núi sông, trời đất trăng sao nhng miêu tả thiên nhiên mênh mông bát ngát là để làm nổi bật những con ngời âm thầm chịu đựng bao nỗi khổ đau. Thiên nhiên đã bị hiện thực đau xót làm

cho u ám và lắng vẻ đợm buồn. Hình ảnh thiên nhiên trong “Dã vọng” tuy có cảnh trời thu mây nớc nhng lại nhuốm màu thê lơng:

Trời thu trông tít khôn cùng Bóng dâm lớp lớp mây lồng cõi khơi

Lặng trông dới nớc lên trời Thành hoang lấp ló nửa vùi trong sơng

Gió lay rụng hết lá vàng

Non tây thăm thẳm ngậm gơng ác tà Muộn về chim hạc bay xa Từng đàn chim quạ đậu đà chín cây”

Thiên nhiên trong thơ Đỗ Phủ đầy rẫy những âm thanh khói lửa loạn li và dấu chân của ngời lu vong. Thiên nhiên ấy hình nh có cái gì giày vò. Hoa tơi chim hót không còn là thú vui. Buổi chiều ráng đỏ gió nhè nhẹ thổi qua, cây liễu đồi thông cũng không còn nghe điệu nhạc vút lên tơi vui trong gió. Đến cả trời đất cũng không còn thanh bình đẹp đẽ, cảnh sắc tạo vật không còn đùa vui…

Tóm lại, khi phân tích tác phẩm thơ Đờng hiểu đợc nguyên lý giữa tình- cảnh cảnh tình là bớc để ta hiểu tác phẩm cặn kẻ, thấu đáo hơn.

VI. Phân tích giá trị tu từ của niêm luật, vần vế, thể thơ.

Thông thờng các bài thơ Đờng luật đều tuân theo niêm luật chặt chẽ. Sự tuân theo niêm luật ấy làm cho bài thơ cân xứng, mang vẻ đẹp hoàn chỉnh. Tuy nhiên ở một số trờng hợp lại có sự phá cách táo bạo đem lại hiệu quả bất ngờ. Trong chừng mực nhất định thì khai thác thể thơ niêm luật vần vế cũng là một cách để ta hiểu thêm nội dung của tác phẩm.

Nói về sự phá cách trong niêm luật phải kế đến bài “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu, toàn bộ nửa đầu của bài không câu nệ vào niêm luật, phép đối ở hai câu thực cũng rất thoải mái, không chút gò bó:

Thử địa không d Hoàng Hạc lâu Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản Bạch Vân thiên tải không du du .

Một loạt thanh trắc ở câu 3 đã phá bỏ quy tắc nghiêm ngặt “Nhị, tứ, lục phân minh” trong thơ Đờng làm cho âm điệu câu thơ không đợc bình th- ờng, gợi cảm giác tấm tức, đau đớn trớc thực tại phũ phàng, cái linh thiêng, cái cao qúy giờ chỉ còn lại dấu tích. Khi giảng đến hai câu thực giáo viên có thể hỏi: “Em có nhận xét gì về âm điệu của hai câu thơ trên? Sử dụng toàn thanh trắc tác giả nhằm diễn tả điều gì? Nếu không phải là những thanh trắc mà là thanh bằng thì giá trị của câu thơ sẽ ra sao?” Giáo viên cũng có thể khai thác thêm dấu thanh câu 3:

Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản

tợng trng cho cánh hạc vàng chấp chới bay đi mãi mãi không trở lại Hoặc vần “âu” trong chữ “sầu” là âm đóng và có sự ngân dài nh một nốt trầm trĩu nặng xuống tâm hồn. Cách gợi về vần điệu của câu thơ sẽ gợi đợc cảm xúc của thi nhân, ví dụ: “Em có nhận xét gì về vần điệu ở cuối bài thơ?”

Hoặc khi dạy bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ, hình ảnh “cô chu” (con thuyền lẻ loi) ta có thể so sánh với hình ảnh “cô phàm” trong bài “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” của Lý Bạch bắt đầu từ

thanh điệu. Cánh buồm trong thơ Lý Bạch đã ra đi theo dòng nớc: và chỉ còn một chấm nhỏ mất hút vào khoảng trời xanh thẳm vô tận. Còn ở Đỗ Phủ thanh điệu diễn tả con thuyền ấy cô lẻ quá bị ngăn bởi dòng nớc, đi không ổn mà về cũng không ổn, nó bị buộc chặt bởi dòng nớc, từ đó cho ta thấy rõ tâm trạng giằng xé trong lòng ngời xa quê. Việc cho học sinh quan sát thanh điệu vừa kích thích sự sáng tạo của các em, vừa thấy đợc sự tài tình của mỗi nhà thơ. Nếu Đỗ Phủ viết về thiên nhiên là hớng tới trăn trở về thời gian thì Lý Bạch lại vơn tới không gian bao la. Thời gian và không gian ấy đã hoà quyện nhau tạo nên tâm hồn ngời Trung Hoa lúc bấy giờ. Ta lại nhớ tới Huy Cận và Xuân Diệu, hai nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới Việt Nam. Một ngời luôn khắc khoải về thời gian, một ngời lại luôn thao thiết với

không gian. Xuân Diệu đã từng nói: “Chỉ mình tôi với Huy Cận đủ làm nên vũ trụ”. Khi giảng đến câu thơ trên, giáo viên có thể hỏi: “Nhìn vào sơ đồ dấu thanh của câu thơ, em có nhận xét gì? Cùng dùng hình ảnh “con thuyền lẻ loi” nhng đâu là sự sáng tạo của mỗi tác giả?” (Lý Bạch và Đỗ Phủ)

Nh vậy khác với thơ Tự do, Thơ Mới, Thơ ca Cách mạng khi dạy học thơ Đờng ta nên chú ý về niêm luật xuất phát từ niêm luật chặt chẽ của nó. Còn tìm hiểu vần vế thì hầu nh thể thơ nào cũng có, là cách để ta tìm hiểu nội dung tác phẩm.

VII. Phân tích chất nhạc, chất hoạ trong ngôn ngữ thơ Đờng.

Chúng ta đã biết rằng thơ Đờng đạt đợc đỉnh cao nghệ thuật là do những nguyên nhân nhất định nh điều kiện văn hoá xã hội, chế độ thi cử của đời Đờng, sự tự do về t tởng... trong đó sự phát triển của các ngành nghệ thuật đặc biệt là hội hoạ đóng vai trò quan trọng tới sự thành công của thơ Đ- ờng.

Có thể nói hội hoạ, điêu khắc có sự phát triển vợt bậc đã sản sinh ra những nhân tài trác việt nh Ngô Đạo Tử chuyên vẽ ngời, Vơng Duy chuyên vẽ sông núi... Trong hội họa luôn coi trọng việc ghi lại ấn tợng và sự gợi ý. ở phơng diện này thơ ca đã có sự gặp gỡ với hội hoạ tức là ngôn ngữ giàu chất họa, chất nhạc. Cũng nh thơ, hội họa t duy bằng quan hệ chú trọng biểu hiện bằng quan hệ hơn là miêu tả tỉ mỉ hiện thực. Ngời Trung Quốc vốn rất yêu thích hội hoạ vì họ vốn chuộng sự ít lời mà hội hoạ đợc coi là “vô thanh thi” (thơ không lời).

Để ngôn ngữ giàu chất nhạc, chất họa ngời viết phải có hiểu biết nhất định về ngành nghệ thuật này, hơn thế khả năng liên tởng tởng tợng đợc phát huy cao độ. Điều này cũng có nghĩa ngời tiếp nhận cũng nên huy động sự t- ởng tợng sáng tạo. Và ngời giáo viên phải thực sự là ngời nghệ sĩ dẫn dắt học sinh rèn luyện khả năng t duy độc lập sáng tạo qua giờ dạy. Một minh chứng tiêu biểu cho việc sử dụng ngôn ngữ giàu chất họa là bài “Cảm nghĩ trong

đêm thanh tĩnh”. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh: “Chỉ ra cụm từ thể hiện

rõ hình dáng của một ngời con trong đêm nhớ về quê hơng? Theo em từ ngữ nào có tính chất khắc họa chân dung đó của nhân vật trữ tình? Từ ngữ đó gợi cho em những suy nghĩ gì? Động tác “ngẩng đầu nhìn trăng sáng” và “cúi

đầu nhớ cố hơng” có ăn nhập gì trong việc biểu hiện tình cảm của tác giả?”

Lý Bạch vốn là một hồn thơ giàu khát khao hoài bão với trí tởng tợng phong phú. Những vần thơ của ông luôn đem đến cho ngời đọc những bức tranh sinh động. Bài thơ “Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng

Lăng” nếu kết hợp với khai thác ngôn ngữ chất nhạc, chất họa sẽ làm nổi bật

đợc tâm trạng của nhân vật trữ tình. Bởi trong bài thơ có đủ các yếu tố để tái hiện lại đợc một bức tranh về cuộc chia ly. Không gian, địa điểm, thời gian, kẻ đi ngời ở đều có. ở hai câu thơ đầu còn diễn tả đợc hình ảnh của một ng- ời đang ngoái trông lại một lần nữa để từ biệt bạn. Sau đấy là hình ảnh dõi trông theo bóng buồm, dòng sông Trờng Giang trải dài mênh mông đến vô tận. Bằng cách đặt câu hỏi có tính chất gợi mở vấn đề nh: “Hình ảnh cánh buồm đợc miêu tả nh thế nào? Từ “viễn cảnh” gợi cho em liên tởng điều gì? Có phải chỉ nhìn thấy bóng của cánh buồm không? Em thử bình câu thơ này bằng một vài câu ngắn gọn?” Sau đó, giáo viên bình: “Câu thơ nh vẽ ra sự xa dần của cánh buồm ban đầu còn hiển hiện rõ sau đó mờ dần và mất hút vào khoảng trời nớc xanh thẳm bao la vô tận”. “Vậy sử dụng hình ảnh “cô phàm viễn cảnh” tác giả còn nhằm diễn tả điều gì? Em đã từng bắt gặp cái nhìn dõi trông ở đâu rồi?”. Bài thơ do đó không chỉ tái hiện bức tranh phong cảnh cuộc chia li mà còn là bức tranh tâm trạng. Với cách dẫn dắt nh vậy và dừng lại phân tích yếu tố ngôn ngữ giàu chất họa sẽ giúp học sinh hình dung cụ thể bài thơ nh một thớc phim quay chậm, tự học sinh đặt mình trong cuộc tiễn đa đó, cảm đợc trạng thái tình cảm đang diễn ra trong lòng kẻ ở ngời đi.

Ngôn ngữ giàu chất họa trong thơ Đờng đã ảnh hởng tới sáng tác của các thế hệ nhà văn sau này. Khai thác chất nhạc, chất họa trong ngôn ngữ thơ Đờng sẽ nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mĩ, tạo hứng thú tiếp nhận cho học sinh, giúp cho học sinh cảm thấy yêu văn chơng nghệ thuật hơn.

VIII. Giải thích điển tích, điển cố trong dạy học thơ Đờng.

Các nhà thơ xa thờng hay sử dụng điển tích, điển cố để làm tăng sự uyên thâm, trang trọng cho thơ của mình. Thơ Đờng nhiều điển tích điển cố. Chỉ có điều điển tích điển cố bao giờ cũng khó hiểu đối với học sinh. Một vài từ ngắn gọn đôi khi hàm chứa cả một câu chuyện mang ý nghĩa sâu sắc. Giáo viên phải làm sao để học sinh hiểu đợc nghĩa của điển tích, điển cổ từ đó vận vào trong bài, hiểu dụng ý mà tác giả gửi gắm. Trớc hết phải hớng dẫn học sinh hiểu nghĩa đen, tức sự tích các điển cố. Sau đó đến bớc phân tích giá trị thẩm mĩ, đặt điển cố vào văn cảnh để làm sáng tỏ đợc ý nghĩa của văn cảnh. Ví dụ, lầu Hoàng Hạc trong bài “Hoàng Hạc lâu” (Thôi Hiệu) là một điển tích. Nó vốn là cái lầu đợc xây dựng từ đời vua Đàm Vĩnh Huy năm 653, cao 51m có 5 tầng, các vành mái hiên cong nh những cánh hạc nằm trên núi rắn, đầu bắc là sông Trờng Giang. Tơng truyền Phí Văn Vi luyện thành tiên cỡi hạc vàng bay về đây. Về sau ông cỡi hạc vàng đi để trơ trọi lại cái lầu. Để t- ởng nhớ vị tiên này ngời ta đặt tên là lầu Hoàng Hạc. Lầu Hoàng Hạc không chỉ nổi tiếng về kiến trúc đặc sắc mà còn gợi lên bao triết lí về cuộc đời, gợi cảm hứng sáng tạo cho nhiều thi nhân. Lấy điển tích để gửi gắm một tâm sự thầm kín, nói về cái đã có nhng giờ đã mất, từ đó suy ngẫm chiêm nghiệm về cuộc đời. Để học sinh hiểu đợc giá trị thẩm mĩ của điển tích này, giáo viên đặt câu hỏi: “Theo em tại sao tác giả lại sử dụng điển tích này? Điển tích ấy có giá trị thẫm mĩ nh thế nào trong việc biểu hiện t tởng, thái độ của nhà thơ?” Giáo viên bình thêm: “Chỉ có sử dụng hình ảnh đó mới biểu hiện tột cùng của sự ngậm ngùi nuối tiếc về cái đã qua, nói về quá khứ đã là để nói tới hiện tại. Bài thơ sâu sắc vì lẽ đó”.

Từ sự phân tích trên chúng ta thấy giải thích điển tích điển cố trong dạy học các tác phẩm thơ Đờng là điều hết sức cần thiết. Nó không chỉ giúp học sinh có thêm kiến thức về điển tích, điển cố ấy mà còn tạo cho các em

biết cách vận dụng vào trong văn cảnh để hiểu đầy đủ hơn về văn bản, cắt nghĩa văn bản một cách có cơ sở khoa học.

IX. Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm trong dạy học thơ Đờng.

Hoạt động nhóm là hình thức tổ chức cho học sinh học tập, thảo luận theo từng nhóm, cùng nhau giải quyết một nhiệm vụ học tập nào đó giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức, hiểu thấu đáo vấn đề và phát triển những kĩ năng trí tuệ cần thiết nh kĩ năng phân tích, cảm thụ, đánh giá một vấn đề văn học.

Tác phẩm văn chơng có giá trị thờng đa nghĩa. Trong khi đó sự tiếp nhận cua ngời đọc lại mang tính chủ quan sâu sắc.Vì vậy không có một cách hiểu duy nhất về một “áng văn chơng kiệt tác”. Bởi vậy ngoài mục tiêu, nhiệm vụ chung của môn văn, hoạt động nhóm trong đọc, hiểu văn bản còn nhằm giúp học sinh cảm hiểu sâu sắc. thấu đáo giá trị tác phẩm, có cách tiếp nhận độc lập, sáng tạo, đảm bảo mỗi học sinh đều đợc đối thoại, đợc tôn trọng, bình đẳng trớc tác phẩm nhằm phát triển ở học sinh những kỹ năng cảm thụ bậc cao.

Hoạt động nhóm cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:

- Mục đích thảo luận, phải đợc xác định rõ ràng.

- Đảm bảo gìn giữ đợc không khí văn chơng, mạch cảm xúc trong suốt giờ đọc hiểu văn bản văn chơng.

- Tất cả học sinh đều phải đợc đọc, phân tích thảo luận và đóng góp vào kết quả tiếp nhận chung.

- Bài tập thảo luận nhóm phải bám sát giá trị nội dung của văn bản, phù hợp với năng lực học sinh, khơi gợi đợc hứng thú và tính “thách thức” học sinh.

Trên cơ sở xác định nội dung của từng văn bản chúng ta có thể đề ra một số câu hỏi, bài tập thảo luận nhóm nh sau:

Một phần của tài liệu nguvan 10-11-12 (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w