Phân tích nghệ thuật đối:

Một phần của tài liệu nguvan 10-11-12 (Trang 42 - 45)

Phép đối là một trong những tiêu chí, nguyên tắc bắt buộc trong thơ Đ- ờng. Phép đối bao gồm có đối ý và đối ngẫu cũng có thể có đối thanh mà hình thức phổ biến là đối câu trên (câu lẻ) với đối câu dới (câu chẵn) song đôi lúc ngời ta dùng lối đối trong câu (vế trớc đối với vế sau) mà thi pháp thơ Đờng gọi là tự đối hay tiểu đối.

Thông thờng để làm nổi bật ý, để bài thơ cân đối hài hoà ngời ta dùng phơng thức đối. Sử dụng phép đối vừa là nguyên tắc vừa là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Trong quá trình dạy học việc tìm ra phép đối và đặc biệt cắt nghĩa đợc giá trị, hiệu quả nghệ thuật của nó là điều rất quan trọng, giúp học sinh vừa có kiến thức nhất định về phép đối, vừa biết phân tích giá trị tu từ, biết sử dụng thao tác so sánh đối chiếu trong viết văn. Vậy làm thế nào để học sinh phát hiện ra phép đối ấy? Có thể dựa vào kiến thức đã đợc trang bị ở phân môn tiếng Việt và bài khái quát thơ Đờng. Chẳng hạn, nghệ thuật đối trong bài “Khuê oán” của Vơng Xơng Linh đợc thể hiện rất rõ”

“Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu

Xuân nhật ngng trang thớng thúy lâu Hốt kiến mạch đầu dơng liễu sắc Hối giao phu tế mịch phong hầu”

(Trẻ trung nàng biết chi sầu

Ngày xuân trang điểm bên lầu ngắm gơng Nhác trông vẻ liễu bên đờng.

Phong hầu nghĩ lại, xui chàng kiếm chi)

Sự đối nghịch giữa câu thơ đầu và cuối đã diễn tả quá trình tâm lý của ngời thiếu phụ. Chữ “hốt” (bỗng, chợt) ở đầu câu thứ ba đánh dấu một sự “chuyển”, một sự đột biến, một sự vợt cấp của cảm xúc, nhận thức. Từ bất tri sầu sang hối hận và hối hận còn da diết, còn đáng sợ hơn gấp mấy lần sầu. Câu đầu miêu tả ngời thiếu phụ đâu biết sầu và câu cuối là sự hối hận tạo nên một cặp đối rất chỉnh làm bật nhan đề “Khuê oán”. Trờng hợp trên, giáo viên có thể đặt câu hỏi: “Tại sao nhan đề là “Khuê oán” mà ở câu đầu tác giả lại viết “bất tri sầu” có mâu thuẫn không?” ở “Hồi hơng ngẫu th” Hạ Tri Ch- ơng lại tìm tới một cách đối độc đáo hơn. Bài thơ chỉ gồm 4 câu thì ba câu tr- ớc đã mang hình thức tự đối tức là trong nội bộ một dòng đã có đối. Riêng câu thứ t lại đối lập với ba câu thơ trớc, đây là điều đặc biệt bất ngờ. Ba câu thơ đầu, mỗi câu đều tự tách ra làm hai vế đối nhau thể hiện thật rõ tâm trạng bồi hồi nửa vui nửa buồn, nửa mừng nửa tủi, mừng mừng tủi tủi, đây là tâm trạng rất thực của một ngời con xa cách quê hơng đã qúa lâu:

Thiếu tiểu li gia >< lão đại hồi Hơng âm vô cải >< mấn mao tồi Nhi đồng tơng kiến >< bất tơng thức "

(Rời nhà từ lúc còn trẻ >< già mới quay về Giọng quê không đổi >< tóc mai đã rụng

Trẻ con gặp mặt >< không quen biết)

Tất cả đều nhằm diễn tả khát khao đến cháy lòng đợc sống trong tình thơng mến của quê hơng. Dẫu đã bao năm làm triều quan, bao năm ra vào chốn lầu son gác tía, dẫu đã là ông lão 86 tuổi râu tóc bạc phơ nhng vẫn là đứa con của quê hơng, vẫn “giọng quê không đổi” tác giả dờng nh muốn nói ta vẫn nhớ quê hơng nhiều lắm, quê hơng còn nhớ ta chăng? Vui nhất là gặp gỡ bọn trẻ nhng không quen biết nhau.

Câu thơ gợi sự bất ngờ, đột ngột xen cả sự hẫng hụt, tủi hờn cũng không trách bọn trẻ đợc, ngày ta ra đi chúng cha chào đời, lão phu không thể biết đợc chúng là con ai. Mạch thơ đang nhanh đến đây bị chững lại. Suốt ba câu đầu là tủi mừng của ngời trở về. Đột ngột đến câu thứ t chuyển đổi chủ ngữ. Câu thơ cuối tách bạch, đối lập cả ba câu thơ trên. Sự đối lập ấy còn tăng sự quặn thắt của một trái tim mẫn cảm. Đã trở thành ngời dng trên chính quê hơng mình. Nỗi buồn vì thế càng tăng thêm sự thấm thía, chua xót. Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi dẫn dắt vấn đề trên: “Tình huống ở câu thơ cuối gợi lên trong em những suy nghĩ gì? Làm thế nào để một ngời yêu quê không bị coi là “khách” trên chính quê hơng mình?”

Những câu thơ đối hay phần lớn là những câu thơ đối chỉnh. Bốn cầu đầu của bài “Hoàng Hạc lâu” (Thôi Hiệu) là một ví dụ điển hình. Bản thân việc liên câu đầu có đối đã là hiện tợng phá cách. Dùng “Hoàng hạc” (Chim) để đối “Hoàng Hạc” (lầu) là một điều phá cách, song có hai từ đó va chạm vào nhau nh vậy mới làm nổi bật mối quan hệ giữa cái còn và mất, tâm trạng bàng hoàng của nhà thơ. Theo lệ thờng “khứ” (động từ) không thể đối đợc với “lâu” (danh từ). “Song nhà thơ thiên tài Thôi Hiệu vẫn cứ làm vì diễn đạt cái đã đi xa, đi mãi, không gì bằng động từ và diễn đạt cái còn ở lại, trơ lại, không gì bằng danh từ” [12; 132]. Để học sinh thấy rõ sự đối lập đó, giáo

viên có thể gợi vấn đề: “Trong hai câu thơ đầu có hình ảnh nào đáng chú ý nhất? Vì sao? Cánh hạc vàng biểu tợng cho điều gì? Tác giả muốn nhấn mạnh điều gì qua hai câu thơ đầu?”

ở Trung Quốc “tiểu đối” còn đợc gọi là “tự đối” hoặc “đơng cú đối”. Đây là một loại đối quan trọng cần phải đặc biệt chú ý khi phân tích luật thi. Ví dụ, bài “Quốc phá” của Đỗ Phủ hai câu mở đầu:

“Quốc phá / sơn hà tại

Thành xuân/ thảo mộc thâm”

(Đất nớc bị phá nát, núi sông còn trơ lại Thành đô về mùa xuân, cây cỏ chìm trong âm u.)

Với câu thơ đối ngẫu này có thể phân tích theo quan niệm thông th- ờng: “quốc phá” đối “thành xuân”, “sơn hà” với “thảo mộc” nhng không đem lại giá trị nghệ thuật gì. Tiểu đối ở đây mới thực sự đóng vai trò quan trọng: phải chỉ ra mối quan hệ rất không bình thờng giữa hai vế đứng trớc và sau chỗ ngắt nhịp (césure) của mỗi câu. “Quốc” với “sơn hà” vốn là thống nhất, thống nhất nh “hồn” với “xác”. Nay hồn đã bay đi nhng xác còn trơ lại. Cũng có thể theo hớng đó để phân tích mối quan hệ giữa “thành” ( đây lại là thủ đô Trờng An ) và “thảo mộc”. Phải chăng “cây cỏ” là biểu trng của thủ đô một nớc vừa có quan hệ giao lu với hàng chục nớc trên thế giới? Nỗi đau quằn quại của Đỗ Phủ toát ra từ hình thức tiểu đối ấy.

Nh vậy phân tích nghệ thuật đối, chỉ ra giá trị tu từ của nó trong việc biểu hiện nội dung của tác phẩm sẽ góp phần tìm hiểu sâu sắc nội dung, thấy đợc sự tài tình của tác giả.

Một phần của tài liệu nguvan 10-11-12 (Trang 42 - 45)

w