Phân tích nghệ thuật chấm phá.

Một phần của tài liệu nguvan 10-11-12 (Trang 45 - 46)

Nghệ thuật chấm phá là một trong những bút pháp nghệ thuật đợc các nhà thơ xa sử dụng khá thành công. Đây là bút pháp tả ít gợi nhiều, một trong những nguyên tắc sáng tác của thơ Đờng. Chỉ cần một cánh buồm lẻ loi đủ vẽ ra cả một không gian mênh mông hiu quạnh, chỉ một tiếng quạ kêu đủ gợi cả một trời quan tái. Trong qúa trình sáng tác các nhà thơ luôn sáng tạo những hình ảnh có tính chất gợi thể hiện sự thâm trầm để gửi tới ngời đọc

những thông điệp thẩm mĩ kín đáo. Bút pháp này vốn xuất hiện trong hội họa theo kiểu “vẽ mây nẩy trăng”, “lấy động tả tĩnh”. Giữa văn học và hội họa có mối quan hệ với nhau. Vơng Duy là nhà thơ tiêu biểu cho bút pháp này. Tô Đông Pha nhận xét: “Đọc thơ Ma Cật thấy trong thơ có họa, xem họa Ma Cật thấy trong họa có thơ”. Bài “Điểu minh giản” miêu tả cảnh đẹp thanh u của đêm xuân trong núi vắng. Từ “hoa rụng” đến “trăng lên” khiến chim núi giật mình “kêu” trong khe suối, cảnh nào cũng động nhng lại là cái động rất khẽ khàng, vi tế. Từ đó cảm nhận tâm hồn con ngời thanh tĩnh, một sự giao hoà giữa tâm và cảnh.

ở bài “Phong Kiều dạ bạc” của Trơng Kế, hình ảnh cây phong bên bờ sông gợi cảm giác mùa thu lạnh lẽo. Nét chấm phá ấy còn dùng để miêu tả một cách kín đáo nỗi sầu li biệt hoặc mối tình của ngời lữ thứ. ở Việt Nam không có cây phong song trong thơ ca cổ, ví dụ Truyện Kiều cũng đợc dùng theo hớng ấy. Câu thơ cuối bài “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi

Quảng Lăng” của Lý Bạch, để diễn tả hình ảnh ngời bạn cứ xa dần trong tầm

mắt mình tác giả tìm đến dòng sông Trờng Giang. Giảng đến câu thơ này, giáo viên có thể đặt vấn đề: “Có ý kiến cho rằng câu thơ cuối chỉ đơn thuần tả cảnh. ý kiến của em nh thế nào?”

Tóm lại nghệ thuật chấm phá cũng là một trong những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của thơ Đờng cần đợc triệt để khai thác trong quá trình dạy học để có kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu nguvan 10-11-12 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w