Liên quan giữa kỹ thuật chuyển phôi và có thai lâm sàng

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả chuyển phôi ngày 3 của thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản tw từ tháng 2 - tháng 8-2008 (Trang 81 - 83)

Kỹ thuật chuyển phôi là một trong những yếu tố ảnh h−ởng đến tỷ lệ làm tổ và có thai của các chu kỳ chuyển phôi trong điều trị vô sinh. Chuyển phôi phải đảm bảo không gây tổn th−ơng NMTC, không đ−ợc tạo ra cơn co tử cung, không đ−ợc để phôi lâu ở môi tr−ờng ngoài. Điều này đòi hỏi ng−ời

chuyển phôi phải có tay nghề cao và chuẩn bị bệnh nhân cho chuyển phôi phải tốt. Theo kết quả chúng tôi thu đ−ợc khi chuyển phôi dễ, nhẹ nhàng, không có nhày máu (2 điểm) kết quả có thai đạt đ−ợc khá cao 41,6%. Khi chuyển phôi có nhày hoặc kẹp cổ tử cung (1 điểm) thì tỷ lệ có thai giảm còn 27,8%. Tỷ lệ có thai giảm đáng kể, chỉ đạt 12,5% khi chuyển phôi khó có các yếu tố nh− có máu hoặc sót phôi hoặc nong cổ tử cung (0 điểm). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Kết quả của chúng tôi t−ơng tự nh− kết quả nghiên cứu của Lê Thị Ph−ơng Lan (2006) khi nghiên cứu 805 bệnh nhân đ−ợc chuyển phôi ngày 3 tại trung tâm HTSS BVPSTƯ từ tháng 9/2005 đến tháng 7/2006 nhận thấy: với các tr−ờng hợp gặp khó khăn khi chuyển phôi, đặc biệt thấy máu ở catheter tỷ lệ có thai giảm đáng kể từ 44,1% ở các tr−ờng hợp chuyển phôi dễ, thuận lợi xuống còn 17,1% (p < 0,05) [10]. Nguyễn xuân Huy cũng nhận thấy không có tr−ờng hợp chuyển phôi khó nào có thai lâm sàng, trong đó chuyển phôi dễ tỷ lệ có thai lâm sàng đạt 35,5% [8].

Nghiên cứu của Cem Fisicioglu và cs (2005) trên 1158 tr−ờng hợp chuyển phôi chia 3 nhóm: nhóm chuyển phôi dễ (827) t−ơng đ−ơng với điểm chuyển phôi trong nghiên cứu của chúng tôi là 2 điểm, nhóm chuyển phôi vừa (284) t−ơng đ−ơng 1 điểm, nhóm chuyển phôi khó (47) t−ơng đ−ơng 0 điểm. Kết quả tỷ lệ có thai của 3 nhóm trên lần l−ợt là 41,4%, 36,2% và 17% (p < 0,05 giữa nhóm 1 và 3, giữa nhóm 2 và 3; p > 0,05 giữa nhóm 1 và 2) [46].

Nghiên cứu của Candido Tomas và cs (2002) cũng cho kết quả t−ơng tự: tỷ lệ có thai của nhóm chuyển phôi dễ và chuyển phôi vừa là 30,3%; tỷ lệ có thai của nhóm chuyển phôi khó là 21,1% (p = 0,0002) [45].

R. Alvero, R.M. Hearns-Stokes và cs (2005) [75] nghiên cứu trên 584 bệnh nhân chỉ chuyển phôi có chất l−ợng tốt (Grade I hoặc Grade II hoặc blastocyst) thấy rằng sự xuất hiện của nhầy ở trong hay ngoài catheter không

ảnh h−ởng đến tỷ lệ có thai hay tỷ lệ làm tổ, nh−ng có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê khi thấy máu ở trong hay ngoài cathéter chuyển phôi đến tỷ lệ có thai (p = 0,004) và tỷ lệ làm tổ (p = 0,015).

Hassan N Sallam (2004) [56] nghiên cứu về các chi tiết trong động tác chuyển phôi khẳng định chuyển phôi khó và chuyển phôi không nhẹ nhàng có dính máu ở đầu cathéter làm giảm rõ rệt tỷ lệ có thai và tỷ lệ làm tổ. Với bàng quang đầy, những bệnh nhân có góc giữa trục thân và trục cổ tử cung trên siêu âm trên 1200 có tỷ lệ có thai thấp hơn nhóm mà hai trục trên nằm trên một đ−ờng thẳng. Nhóm bệnh nhân đ−ợc thử cathéter tr−ớc khi tiến hành điều trị cũng có tỷ lệ có thai cao hơn nhóm không thử cathéter. Những bệnh nhân đ−ợc chuyển phôi d−ới siêu âm và đặt phôi ở giữa tử cung, cách đáy tử cung 2cm cũng có tỷ lệ thành công cao hơn nhóm không thực hiện kỹ thuật này. Tuy vậy, một số tác giả khác lại cho rằng chuyển phôi khó không ảnh h−ởng hoặc chuyển phôi rất khó mới ảnh h−ởng đến kết quả có thai [68],[83].

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả chuyển phôi ngày 3 của thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản tw từ tháng 2 - tháng 8-2008 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)