Liên quan giữa chất l−ợng phôi chuyển đến kết quả có tha

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả chuyển phôi ngày 3 của thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản tw từ tháng 2 - tháng 8-2008 (Trang 80 - 81)

Trong 200 mẫu nghiên cứu của chúng tôi thì có 169 tr−ờng hợp có ít nhất 2 phôi độ 3 (84,5%) trong đó tỷ lệ có thai lâm sàng chiếm 41,4%. 18 tr−ờng hợp có 1 phôi độ 3 ( 9%), tỷ lệ có thai lâm sàng là 27,8%. Chỉ có 13 tr−ờng hợp không có phôi độ 3 nào (6,5%), 1 tr−ờng hợp có thai (7,7%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trong đó 1 tr−ờng hợp có thai ở nhóm không có phôi độ 3 nào bị l−u ở 8 tuần, điều này càng chứng tỏ chất l−ợng phôi ảnh h−ởng rất lớn đến tỷ lệ có thai, khả năng làm tổ và phát triển của thai. T−ơng tự kết quả nghiên cứu của Lê Thị Ph−ơng Lan (2006) thấy rằng chất l−ợng phôi chuyển và cách thức chuyển phôi đóng vai trò chủ chốt của sự có thai thành công, các bệnh nhân không có phôi tốt tỷ lệ có thai giảm đáng kể ( p = 0,04 ) còn 3,7% so với 44,1% và 30,6% khi có ≥ 2 phôi tốt hoặc có ít nhất 1 phôi tốt [10].

Claude Giorgetti, Philippe Terriou và cs (1995) nghiên cứu 957 chu kỳ chuyển phôi nhận thấy không có tr−ờng hợp nào có thai trong 99 tr−ờng hợp chuyển phôi 1 tế bào hoặc phôi sau khi chậm thụ tinh. 859 tr−ờng hợp phôi ở giai đoạn phân chia sớm thì tỷ lệ có thai cao ở những phôi có phôi bào đều (11,7% so với 6,9%; (p < 0,01) và phôi không có fragment (11,5% so với

8,1%; p < 0,05). Phôi có 4 tế bào làm tổ cao hơn phôi có ít tế bào hơn (15,6% so với 7,4%; p < 0,01) [48].

T−ơng tự Ziebe S, Pertersen K và cs (1997) [88] cũng nghiên cứu 1001 chu kỳ chuyển phôi ngày 2 nhận thấy tỷ lệ có thai, tỷ lệ làm tổ cao có ý nghĩa thống kê ở những tr−ờng hợp chuyển phôi 4 tế bào (49% so với 23%) so với phôi 2 tế bào, và 3 tế bào (7% và 15%). Tỷ lệ làm tổ (21%), tỷ lệ có thai (43%) sau chuyển phôi tốt (2 điểm) cao hơn có ý nghĩa với chuyển phôi trung bình (1 điểm), và cao hơn hẳn so với chuyển phôi chất l−ợng xấu (0 điểm) (5% và 15%).

Nghiên cứu của John F Payne và cs (2003) cũng cho thấy tỷ lệ có thai tăng khi số phôi tốt tăng. Tỷ lệ có thai khi có ≥2 phôi tốt là 42,9%; có 1 phôi tốt là 40%, không có phôi tốt nào là 26,1% [61].

Chất l−ợng phôi mà ta quan sát đ−ợc d−ới kính hiển vi đảo ng−ợc cho phép chúng ta dự đoán đ−ợc cơ hội có thai sau khi chuyển phôi. Những phôi có nhiều tế bào, kích cỡ tế bào đồng đều, không có mảnh vỡ sẽ có cơ hội làm tổ cao hơn những phôi ít tế bào, tế bào không đồng đều, nhiều mảnh vỡ. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố ảnh h−ởng đến kết quả có thai, chúng ta đã gặp những chu kỳ thất bại sau khi chuyển 3 phôi rất đẹp, và cũng có tr−ờng hợp mang em bé về nhà ở những phôi có điểm rất xấu. Sự thật tiềm năng bộ gen của phôi vẫn tiếp tục phát triển, chất l−ợng và sự chấp nhận của tử cung vẫn ch−a có khả năng đánh giá đ−ợc. Hy vọng rằng nó sẽ đ−ợc nghiên cứu trong t−ơng lai.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả chuyển phôi ngày 3 của thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản tw từ tháng 2 - tháng 8-2008 (Trang 80 - 81)