Liên quan giữa số phôi chuyển với có thai lâm sàng

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả chuyển phôi ngày 3 của thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản tw từ tháng 2 - tháng 8-2008 (Trang 78 - 80)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi so sánh tỷ lệ có thai lâm sàng giữa chuyển ≤ 4 phôi và > 4 phôi thấy rằng: tỷ lệ có thai lâm sàng khi chuyển > 4 phôi là 38,9% gần giống tỷ lệ có thai lâm sàng khi chuyển ≤ 4 phôi (37,3%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tuy nhiên khi phân tích tỷ lệ có thai lâm sàng ở từng nhóm có số phôi chuyển khác nhau thì thấy rằng số phôi chuyển càng nhiều thì tỷ lệ có thai càng cao, tỷ lệ có thai cao

nhất khi chuyển 6 phôi (47,4%), thấp nhất khi chuyển 2 phôi (33,3%). Trong nghiên cứu của chúng tôi không có tr−ờng hợp nào chuyển 1 phôi, điều này chứng tỏ tất cả các tr−ờng hợp có ≥ 2 phôi tốt vào ngày 2 khi đ−ợc nuôi cấy đến ngày 3 đều có đủ khả năng để chuyển vào buồng tử cung.

Theo Nguyễn Xuân Huy thì số phôi chuyển có ảnh h−ởng đến tỷ lệ có thai lâm sàng với (p < 0,05) [8]. Botros Rizk (1999) cũng nhận thấy: tỷ lệ có thai ở nhóm chuyển một, hai, ba và bốn lần l−ợt là 9,6%, 15,9%, 24,2% và 30,65% [41]. Số l−ợng phôi chuyển tăng lên ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi, có tiền sử điều trị bằng TTTON thất bại, điều này là hợp lý và khả năng làm tổ của phôi ở những tr−ờng hợp này thấp hơn so với nhóm bệnh nhân còn trẻ.

Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cũng khẳng định nguy cơ đa thai th−ờng đi kèm với chuyển nhiều phôi làm tăng số trẻ sinh non tháng, sảy thai và các bệnh lý của mẹ đi kèm với đa thai. Việc chuyển nhiều phôi tuy làm tăng tỷ lệ có thai nh−ng còn gặp khó khăn về ph−ơng diện đạo đức và pháp luật. Nh−

vậy, chuyển mấy phôi và các phôi ở giai đoạn nào để giảm tỷ lệ đa thai nh−ng vần giữ đ−ợc tỷ lệ có thai lâm sàng cao phù hợp với điều kiện của từng n−ớc vẫn là vấn đề còn nhiều tranh cãi.

Tại một trung tâm TTTON ở Chicago (2007) số phôi chuyển đ−ợc quyết định bởi các cặp vợ chồng vô sinh sau khi đã thảo luận với bác sỹ về chất l−ợng phôi của họ và nguy cơ đa thai so với nguy cơ thất bại điều trị. Đa số các cặp quyết định chuyển 1 - 2 phôi khi ng−ời vợ < 35 tuổi, 2 hoặc 3 phôi khi vợ 39 - 40 tuổi và 2 - 4 phôi (nếu có đủ) với những ng−ời > 41 tuổi [55].

Hiện nay ở một số n−ớc Châu Âu đã thực hiện chỉ chuyển 2 phôi, thậm chí 1 phôi trong chu kỳ TTTON. Tuy nhiên điều này lại không đ−ợc phổ biến ở Mỹ bởi vì có một số l−ợng không nhỏ (20,3%) các cặp vô sinh khi đ−ợc hỏi đã thích tỷ lệ có thai cao với nhiều thai kỳ đa thai hơn là một tỷ lệ có thai thấp khi chuyển ít phôi vào trong buồng tử cung. Các tác giả cũng nêu lên các yếu

tố liên quan tới vấn đề trên bao gồm thời gian vô sinh, ch−a đẻ lần nào, tuổi bệnh nhân trẻ và sự thiếu hiểu biết về các nguy cơ đa thai của thai kỳ đa thai…. Thêm vào đó, điều trị vô sinh không đ−ợc bảo hiểm y tế ở Mỹ chi trả mà giá thành của 1 lần làm TTTON tại Mỹ khá cao (khoảng 10.000 đô la/ chu kỳ) [43],[77]. Và ở n−ớc ta cũng vậy, TTTON đã, đang và vẫn là kỹ thuật cao, đắt tiền đối với đại đa số nhân dân lao động.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả chuyển phôi ngày 3 của thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện phụ sản tw từ tháng 2 - tháng 8-2008 (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)