Số phôi chuyển là một yếu tố quan trọng ảnh h−ởng đến kết quả TTTON. Nếu nhiều phôi đ−ợc chuyển vào buồng tử cung thì cơ hội có thai càng cao đồng thời nguy cơ đa thai cũng tăng cao.
Có sự khác biệt khá rõ giữa các trung tâm trong n−ớc với các trung tâm n−ớc ngoài về số l−ợng phôi chuyển. Số phôi chuyển trung bình trong nghiên cứu chúng tôi là 4,45 ± 0,81, t−ơng đ−ơng với số phôi chuyển trung bình trong nghiên cứu chung về TTTON tại BVPSTƯ là 4,0 ± 0,8 [8]. Theo nghiên cứu của Bùi Thị Minh Thu thì số phôi chuyển trung bình theo từng năm từ 2001 - 2006 không có sự khác biệt là 4 [25]. Tuy nhiên kết quả này cao hơn rất nhiều so với các nghiên cứu ở Châu Âu và Trung Đông có số phôi chuyển trung bình từ 1,9 - 2,8 [38],[53],[74]. Andersen AN, Giannaroli L và cs (2006) nghiên cứu trên 122.634 chu lỳ điều trị IVF, 135.048 chu kỳ điều trị ICSI tại Châu Âu thấy tỷ lệ số phôi chuyển là 1,2,3 và ≥ 4 lần l−ợt nh− sau: 13,7%, 54,8%, 26,9% và 4,7% [32]. Nh− vậy đa số chuyển 2 phôi, số phôi chuyển ≥ 4 chiếm tỷ lệ rất thấp 4,7%. Sở dĩ có sự khác biệt này là do quan niệm về tôn giáo và
pháp luật của các n−ớc và các khu vực khác nhau. ở Việt Nam, các trung tâm vẫn chuyển số phôi trung bình từ 3 - 4 phôi với hy vọng sẽ làm tăng tỷ lệ có thai nh−ng điều này đồng nghĩa với tăng tỷ lệ đa thai. Các tr−ờng hợp từ 3 thai trở lên sẽ đ−ợc giảm thiểu thai vào tuần thứ 7 - 8, kỹ thuật giảm thiểu thai ở các trung tâm lớn nh− BVPSTƯ và BV Từ Dũ rất tốt, các thai còn lại vẫn sống và phát triển bình th−ờng. ở một số n−ớc trên thế giới, tôn giáo hoặc luật pháp nghiêm cấm việc phá thai do đó việc giảm thiểu thai cũng bị cấm vì vậy để giảm tỷ lệ đa thai, các trung tâm TTTON của các n−ớc này chỉ chuyển trung bình khoảng 2 phôi cho một lần làm TTTON [60], [76].