5. Bố cục của luận văn
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế
Hiện nay Trƣờng CĐN Hòa Bình đƣợc trao quyền tự chủ rất lớn về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính tuy nhiên quyền tự chủ về chuyên môn của các trƣờng vẫn còn hạn chế. Cụ thể về hoạt động đào tạo Trƣờng CĐN Hòa Bình đƣợc tự chủ trong việc xác định các ngành, chuyên ngành đào tạo, hình thức tổ chƣc đào tạo, phƣơng pháp giảng dạy, xử lý vấn đề lƣu ban, thôi học, vấn đề khen thƣởng, kỷ luật... nhƣng Trƣờng chƣa đƣợc tự chủ về quy mô tuyển sinh, quản lý phôi bằng và cấp bằng. Về tài chính Nhà trƣờng đƣợc tự chủ về mức chi, có thể xây dựng mức chi tiêu cho dựa vào định mức chi do nhà nƣớc quy định, nhƣng chƣa đƣợc tự chủ về nguồn thu, mức thu nhƣ việc xác định mức học phí, học phí của trƣờng hiện tại là rất thấp(hệ CĐ: 160.000đ/ tháng và hệ TC 150.000đ/tháng) đây là yếu tố gây khó khăn cho Nhà trƣờng trong việc đảm bảo nhu cầu chi tiêu và nâng cao chất lƣợng đào tạo.
Việc xã hội hóa giáo dục chƣa đƣợc thể chế hóa bằng văn bản pháp luật nên chƣa tạo đƣợc hành lang pháp lý cho việc huy động và sử dụng nguồn tài chính huy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
động đƣợc một cách có hiệu quả, cơ sở vật chất trang thiết bị tuy đã đầu tƣ nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc với sự gia tăng về quy mô sinh viên, thiết bị dạy học chƣa tiên tiến chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời tuyển dụng vì vậy khi ra trƣờng sinh viên có tay nghề chƣa cao, các kỹ năng nghề còn bị hạn chế, không tiếp thu đƣợc khoa học tiên tiến vì vậy ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng đào tạo trong nhà trƣờng.
Việc nhận thức về mục đích, ý nghĩa, nội dung của NĐ 10 còn chƣa đầy đủ, do đó tạo tâm lý lo ngại sau khi giao quyền tự chủ, NSNN cấp sẽ giảm đi, dẫn đến chất lƣợng đào tạo giảm hoặc hạn chế phúc lợi trong nhà trƣờng Mặt khác các văn bản hƣớng dẫn thực hiện NĐ 10 chƣa đồng bộ làm việc triển khai gặp nhiều khó khăn. Việc phân cấp vẫn chƣa xác định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của đơn vị dự toán trong cơ chế tự chủ tài chính, đặc biệt là trong các trƣờng ĐH, Các trƣờng dạy nghề và cơ quan quản lý giáo dục các cấp để việc tự chủ đi đôi với việc tự chịu trách nhiệm. Mặt khác việc tự chủ tài chính trong điều kiện quy định về mức đóng học phí, quy mô tuyển sinh đã gây rất nhiều khs khăn trong việc đảm bảo nguồn thu cho các hoạt động của nhà trƣờng.
Đội ngũ cán bộ quản lý tài chính- kế toán còn chƣa đáp ứng đƣợc xu hƣớng mới về quản lý tài chính theo hƣớng xã hội hóa giáo dục và tự chủ tài chính. Mặt khác việc hiện đại hóa cơ sở vật chất và tin học hóa các hoạt động tài chính đã đƣợc chú trọng nhƣng chƣa phát huy hiệu quả do trình độ của cán bộ quản lý tài chính còn hạn chế, chƣa nắm bắt đƣợc tình hình quản lý tài chính theo xu hƣớng hiện nay.
Mặc dù nhà trƣờng đã thành lập Ban thanh tra pháp chế để thực hiện công tác kiểm tra tất cả các lĩnh vực hoạt động trong nhà trƣờng, trong đó có lĩnh vực quản lý tài chính nhƣng chƣa tạo đƣợc cơ chế giám sát thƣờng xuyên liên tục để có thể khắc phục và sửa chữa kịp thời những thiếu sót trong các hoạt động tài chính của nhà trƣờng.