Giới thiệu:

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - hướng đi tích cực để phát triển thị trường nông thôn (Trang 61 - 62)

Chiến lược phát triển của Việt Nam từ trước tới nay đã từng chịu ảnh hưởng ngày càng tăng bởi thực tế phát triển của khu vực Đông á trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ khi các nước thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung ở Đông Âu và Liên Xô cũ bị sụp đổ vào cuối những năm 1980. Nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng ngày càng tăng của khu vực Đông á đối với Việt Nam, tất nhiên là do vị trí địa lý của Việt Nam cũng như tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chưa từng thấy đã đạt được ở nhiều nước Đông á trong bốn mươi năm qua. Thực sự, thành tích phát triển phi thường như vậy đã được nhiều người gọi là "chuyện thần kỳ "2của Đông á.

Một điều dễ hiểu là những nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đã cố gắng học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm thành công về lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của "những nước làm

nên chuyện thần kỳ" này, trong khi vẫn đảm bảo sự ổn định mà

hiện nay đang là ưu tiên chủ yếu của Nhà nước Việt Nam. Hơn nữa, vai trò to lớn của nhà nước trong việc chỉ đạo công cuộc phát triển ở một số nước khác trong khu vực có vẻ như hấp dẫn đối với nhiều quan chức của Việt Nam, một đất nước đang ở trong giai đoạn chuyển đổi thận trọng (và có lẽ đôi khi còn lưỡng lự) từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế dựa vào thị trường nhiều hơn.

Cuộc khủng hoảng khu vực hiện nay nổ ra vào tháng 7/1997 rõ ràng đã lại dấy lên cuộc tranh luận và tạo nên thái độ dè dặt trong giới chức chính phủ ở Việt Nam về tác dụng thực tế của các chính sách phát triển mà một số nước Đông á đã theo đuổi. Tất nhiên, đó là một biểu hiện lành mạnh, cũng như tạo cơ hội để điểm lại và đánh giá mặt được và mất của những chính sách và cách thức mà Việt Nam đang áp dụng hiện nay. Một vài tháng ngay sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra, các phương tiện thông tin đại chúng đã tập trung chú ý tới vai trò của tự do hoá thị trường tài chính, mở cửa cho các dòng đầu tư tài chính toàn cầu và thất bại của thị trường coi đó là những nguyên nhân nổi bật dẫn đến khủng hoảng. Các nhà cho vay và đầu tư, dựa trên thông tin tích cực nhưng không đầy đủ, dường như đã đầu tư quá nhiều cho một số lĩnh vực, và sau đó lại căn cứ vào thông tin tiêu cực nhưng không đầy đủ đã đột ngột quyết định tháo lui ra khỏi một số nước. Nỗi lo của các nhà đầu tư về "điều không hay biết" có thể đã dẫn đến một số vấn đề liên quan tới khả năng thanh toán nợ sau tình hình cạn kiệt vốn kinh doanh chung ở một vài nước.

Tuy nhiên, khi có thêm thời gian để nhìn nhận lại vấn đề, thì mới thấy rõ rằng việc đổ tại nguyên nhân tự do hoá thị trường tài chính và chính sách mở cửa là một suy luận quá nông cạn. Trong nhiều trường hợp, vẫn còn có nhận thức lẫn lộn giữa triệu chứng (như việc chuyển vốn ra nước ngoài) và nguyên nhân thực sự. Nhìn lại mới thấy rằng hiện tượng chuyển vốn ra nước ngoài dường như đã bộc lộ những vấn đề căn bản hơn ở các nước bị khủng hoảng. Hơn nữa, mỗi nước thuộc nhóm dễ bị ảnh hưởng hơn (như Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan) có những nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng này, song cùng chung một số đặc điểm. Phân tích sâu hơn cho ta thấy rằng

Tin tức

Lĩnh vực Hoạt động UNDP Kinh tế tại Việt Nam

Chương trình Tình nguyện LHQ Ấn phẩm Đối tác Trung tâm Dịch vụ Liên hệ Diễn Đàn Cơ hội với UNDP Tìm kiếm

Cách sử dụng trang web này English Pages

dường như tình trạng yếu kém trong quản lý nhà nước là yếu tố quan trọng hơn nhiều trong những nguyên nhân sinh ra khủng hoảng và một khi thất bại của thị trường xảy ra thì thường bắt nguồn từ thất bại của chính phủ.

Vì vậy, việc nhận thức rõ vai trò của nhà nước trong thành công và thất bại ở những nước này cũng như các bài học rút ra là hết sức quan trọng để giúp Việt Nam định hướng cho sự nghiệp phát triển bền vững của mình. Mặc dù trên thực tế có thể nêu ra rất nhiều bài học tương tự như vậy, song báo cáo ngắn gọn này chỉ tập trung vào những bài học quan trọng nhất đối với thời điểm hiện nay trong quá trình phát triển của Việt Nam. Nhìn chung, báo cáo này được trình bầy theo bố cục và nội dung như sau:

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng khu vực hiện nay được xét trong

bối cảnh kinh nghiệm phát triển rộng lớn hơn của Đông á. Phần này nhấn mạnh rằng tuy hiện đang bị khủng hoảng nhưng khu vực Đông á đã đạt được rất nhiều thành tựu về phát triển và nhiều thành tựu này hầu như vẫn còn nguyên vẹn.

Thứ hai, một số bài học tích cực có thể rút ra từ những thành

tựu này được trình bầy vắn tắt và sau đó là một số bài học tiêu cực dẫn đến tình trạng khủng hoảng hiện nay. Đáng lưu ý là một số bài học rút ra từ chuyện thần kỳ của Đông á mà trước đây còn mơ hồ thì trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng hiện nay đã trở nên rõ ràng hơn. Những bài học này có liên quan đặc biệt tới vai trò của nhà nước trong việc chỉ đạo phân bổ nguồn vốn và gây ảnh hưởng tới những yếu tố khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực thương mại theo phương thức không trung lập3.

Thứ ba, những nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng

được trình bầy vắn tắt với trọng tâm xoay quanh vai trò của nhà nước, cũng như mối quan hệ giữa chính sách mở cửa đối với nguồn tài chính bên ngoài và cuộc khủng hoảng hiện nay.

Cuối cùng, từ bối cảnh phát triển chung của Đông á cũng như

cuộc khủng hoảng hiện nay, báo cáo nêu bật một số bài học quan trọng nhất và những gợi ý về chính sách cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt về vai trò của nhà nước để đảm bảo thực hiện thành công sự nghiệp phát triển và công cuộc xoá đói giảm nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - hướng đi tích cực để phát triển thị trường nông thôn (Trang 61 - 62)