không có hiệu lực, dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý, Nhà nước mất khả năng điều tiết thị trường, các doanh nghiệp hoạt động hoàn toàn theo sự điều tiết của "bàn tay vô hình" của thị trường, thậm chí phát triển trong sự hỗn loạn.
Hiện nay, nền kinh tế của nước ta đang bị xu hướng thứ hai và thứ ba chi phối rất lớn. Có nhiều nơi, có nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước bị buông lỏng, có lúc quản lý nhà nước lại can thiệp quá sâu gây cản trở, kìm hãm sự phát triển của thị trường, của doanh nghiệp.
Khác với những quốc gia có thị trường phát triển ở trình độ cao, cơ chế thị trường đã bộc lộ rõ tất cả những mặt mạnh, mặt yếu, những thuộc tính vốn có của nó, ở đó, Nhà nước chủ yếu điều tiết thị trường nhằm mục tiêu đã định. ở nước ta hiện nay, kinh tế thị trường mới ở mức sơ khai, các yếu tố của thị trường chưa hình thành đồng bộ. Do vậy, Nhà nước vừa phải thực hiện các biện pháp thúc đẩy sự hình thành đồng bộ các yếu tố của thị trường, vừa phải điều tiết thị trường. Hai nhiệm vụ này có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó, nhiệm vụ tạo lập hệ thống thị trường đẩy đủ đồng bộ là nhiệm vụ cơ bản nhất. Việc ra đời và phát triển thị trường ở nước ta phải gắn liền với sự quản lý của Nhà nước.
Vai trò thúc đẩy sự ra đời và phát triển thị trường và thương mại nội địa của Nhà nước ở nước ta hiện nay, thể hiện trên hai mặt:
Một là, Nhà nước tạo mọi điều kiện cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh phát triển. Trên cơ sở có nền kinh tế hàng hóa phát triển, hệ thống thị trường và cơ chế thị trường sẽ đẩy đủ và hoàn thiện. Khi đó Nhà nước có vai trò như "bà đỡ”, không ra lệnh, không tác động trực tiếp, mà cho phép, bảo hộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế thị trường phát triển. Nhà nước cần tác động hợp với các quy luật của thị trường.
Hai là, Nhà nước như một nhân tố từ bên trong, trực tiếp tham gia vào việc hình thành và phát triển các loại thị trường, bằng các nguồn lực của mình. Nhà nước xuất hiện như một sức mạnh, một nhân tố chủ động của thị trường, lúc đó, Nhà nước thật sự trở thành "một nhà buôn sỉ" như Lênin đã từng nói.
Cả hai mặt này có quan hệ mật thiết với nhau, cùng hướng vào mục tiêu chung là thúc đẩy hệ thống thị trường và thương mại nội địa ở nước ta phát triển. Sự tác động như vậy sẽ giúp Nhà nước thực hiện được cả hai chức năng: đẩy nhanh sự ra đời và phát triển các loại thị trường, đồng thời ngay từ đầu Nhà nước đã điều tiết được thị trường và các hoạt động thương mại nội địa. Cũng giống như quá trình thúc đẩy sự ra đời, phát triển hoàn thiện các yếu tố thị trường và thương mại nội địa, mọi tác động điều tiết, quản lý của Nhà nước được thực hiện trên hai mặt:
Thứ nhất, Nhà nước điều tiết thị trường thông qua luật pháp, chính sách và các công cụ điều tiết khác, bao gồm: quan điểm, chiến lược phát triển, pháp luật, kế hoạch và quy hoạch phát triển, chính sách, bộ máy và cán bộ quản lý, các nguồn lực quốc gia như: dự trữ quốc gia, tài nguyên thiên nhiên,… Để thúc đẩy sự ra đời, phát triển, hoàn thiện hệ thống thị trường, thương mại nội địa, Nhà nước trước hết phải có sự nhất quán từ lý luận đến thực tiễn về chiến lược phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Nhà nước cần đưa ra được những chính sách, biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế tham gia vào hệ thống thị trường, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế khác nhau. Quản lý nhà nước phải kích thích được sự hợp tác, liên kết, hỗ trợ nhau giữa các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Nhà nước thông qua các công cụ quản lý của mình xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật và gian lận thương mại. Nhà nước cũng cần có những biện pháp điều hòa lợi ích của các chủ tham gia thị trường và lợi ích chung của xã hội, thông qua các chính sách: thuế, hệ thống bảo hiểm,... để Nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ lợi ích này. Bảo vệ lợi ích của người lao động, người tiêu dùng, kiểm soát và hạn chế độc quyền kinh doanh cũng là những nội dung mà quản lý nhà nước trong kinh tế thị trường phải chú trọng.
Mặt khác, Nhà nước trực tiếp tham gia vào thị trường như một nhân tố, một sức mạnh từ bên trong để điều chỉnh thị trường. Nhà nước, thông qua lực lượng vật chất, các nguồn lực kinh tế của mình tác động trực tiếp vào thị trường và thương mại nội địa. Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, kinh tế nhà nước là một bộ phận đặc biệt của nền kinh tế quốc dân. Bằng lực lượng kinh tế của mình, Nhà nước có thể đầu tư phát triển mạnh một ngành, một lĩnh vực, một vùng, một loại thị trường nào đó. Đồng thời, kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất và công cụ sắc bén để Nhà nước thực hiện chức năng định hướng, điều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế, bảo đảm những cân đối lớn, những định hướng kinh tế - xã hội, chính trị của toàn bộ nền kinh tế, là lực lượng cơ bản đảm bảo khả năng định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường. Hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước nhằm mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, do đó, tất yếu thúc đẩy thị trường và thương mại nội địa phát triển. Kinh tế nhà nước còn giúp Nhà nước khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, điều chỉnh các "lỗ hổng" trong quan hệ cung cầu hàng hóa và dịch vụ do cơ chế thị trường tạo ra. Trong các lĩnh vực rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng khả năng sinh lời thấp, không hấp dẫn các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đầu tư vào, như: đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội , bảo vệ môi trường,... thường kinh tế nhà nước phải trực tiếp đảm nhận.
Khu vực kinh tế nhà nước gồm nhiều bộ phận cấu thành, trong đó hệ thống doanh nghiệp nhà nước là bộ phận cơ bản nhất. Các doanh nghiệp nhà nước vừa là chủ thể trực tiếp tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội, vừa là lực lượng nòng cốt để Nhà nước dẫn dắt, mở đường cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước vừa là các đơn vị kinh tế tự chủ, độc lập, vừa là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước để Nhà nước thúc đẩy sự ra đời, phát triển đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, thúc đẩy sự phát triển của thương mại nội địa. Với cách điều tiết thứ nhất, Nhà nước tạo ra những hành lang, những rào chắn cần thiết để định hướng sự vận động của thị trường và thương mại nội địa. Với cách điều tiết thư hai, Nhà nước dùng chính sức mạnh kinh tế của mình tác động hợp quy luật của thị trường để định hướng sự vận động của nó. Nếu sự tác động của Nhà nước để thúc đẩy thị trường phát triển có hiệu quả thì tác động điều chỉnh vận động của thị trường cũng có hiệu lực và ngược lại.
Quá trình Nhà nước tham gia thúc đẩy sự ra đời, phát triển thị trường và thương mại nội địa, cũng như quá trình Nhà nước điều tiết thị trường đồng thời là quá trình phát hiện những lệch lạc trong sự vận động của thị trường và những thiếu sót của bản thân quản lý nhà nước đối với thị trường và thương mại nội địa. Trên cơ sở đó, Nhà nước có những điều chỉnh, khắc phục kịp thời.
Hiện nay, chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng XHCN. Quá trình này diễn ra rất phức tạp, khó khăn. Bởi vì, bản thân quá trình chuyển đổi là quá lớn, sâu sắc, toàn diện; đồng thời còn do chủ thể quản lý chưa có kinh nghiệm, chưa có kiến thức, lại phải tự đấu tranh với chính bản thân mình. Chủ nghĩa tư bản, để có được hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và ở trình độ cao như hiện nay, đã phải trải qua sự vận động, phát triển hàng trăm năm. Đối với nước ta, một nước nông nghiệp lạc hậu, không trải qua giai đoạn TBCN mà quá độ thẳng lên CNXH, xuất phát điểm của nền kinh tế rất thấp. Không những thế, nền kinh tế lại phải trải qua mấy thập kỷ phát triển theo hướng kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp, không có quan hệ hàng hóa, tiền tệ, xóa bỏ hẳn thị trường, kỳ thị với thị trường... Chính vì vậy, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của nước ta sẽ khó khăn gấp bội. Chúng ta không chỉ đi từ thấp đến cao, mà còn phải chuyển đổi từ cái cũ sang cái mới, từ trong tư duy đến cách làm. Để thực hiện tốt chức năng của mình, quản lý nhà nước không chỉ học cách tác động, điều tiết thị trường hiệu quả mà còn phải tự đổi mới chính bản thân mình, đổi mới từ tư duy đến hành động.
Ngày nay, trước yêu cầu CNH, HĐH nền kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu đặt ra đối với quản lý nhà nước càng to lớn. Quá trình CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời gắn liền với quá trình chuyển đổi, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường thành công cũng là điều kiện, tiền đề thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với phát triển thị trường và thương mại nội địa theo mục tiêu CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta và thương mại nội địa theo mục tiêu CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay
Để nâng cao vai trò quản lý nhà nước về phát triển thị trường và thương mại nội địa theo mục tiêu CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, trong thời gian tới, cần thực hiện các giải pháp sau: