CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - hướng đi tích cực để phát triển thị trường nông thôn (Trang 43 - 47)

- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại.

CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á khẳng định tiếp tục hỗ trợ

Hà nội, ngày 22/10/2003 - Hôm nay, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã tiếp các đại diện của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) nhân kỷ niệm 10 năm hoạt động của 3 tổ chức này tại Việt nam. Tại buổi tiếp, Thủ tướng đã ghi nhận sự hỗ trợ quan trọng mà 3 tổ chức đã dành cho Việt nam trong cuộc chiến chống lại đói nghèo và cho chương trình cải cách của Chính phủ trong thập kỷ vừa qua, và đề nghị các tổ chức này tiếp tục hỗ trợ Việt nam trong thời gian tới.

Trong 10 năm qua, 3 tổ chức đã hỗ trợ 7,7 tỷ USD cho khoảng 80 dự án và gần 300 triệu USD dưới hình thức viện trợ cho Việt nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt nam, cơ quan đầu mối trong quan hệ với 3 tổ chức tài chính quốc tế tại Việt nam trong thời gian qua đã tạo điều kiện cho hoạt động của các tổ chức này và đảm bảo sự hợp tác giữa 3 tổ chức với các cơ quan thuộc mọi lĩnh vực và các cấp của Chính phủ Việt nam.

Nhân dịp này, các tổ chức quốc tế cũng cam kết với Chính phủ việc tiếp tục hỗ trợ cho Việt nam. Chủ tịch Ngân hàng Thế giới James D. Wolfensohn đã gửi thong diep từ Washington D.C.: “Từ vị trí chua hoa nhap 15 năm trước đây, Việt nam đã nổi lên thành một trong những quốc gia đang phát triển có nhiều hứa hẹn nhất. Trong thập kỷ qua, tỷ lệ nghèo đói đã giảm đi một nửa, các chỉ số xã hội dần được cải thiện, và hoạt động thương mại trong một số lĩnh vực ngày càng rộng mở và mang tính cạnh tranh cao hơn trước. Ngân hàng Thế giới, cùng với các đối tác phát triển khác, rất vui mừng được sát cánh với Việt nam trên con đường đi đến thành công và biến những thành tựu này thành sự tăng trưởng bền vững và lâu dài ”.

Từ Manila, Chủ tịch ADB, Ông Tadao Chino đã trình bày trong bức thông điệp gửi đến Thủ tướng Chính phủ rằng: “Trong 10 năm qua, Việt nam đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong việc cải cách nền kinh tế và xóa đói giảm nghèo, và đã đạt được những thành tựu đáng kể, thể hiện ở việc giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn một nửa và sự tăng trưởng bền vững bất chấp môi trường kinh tế quốc tế đầy bất ổn. ADB tự hào được tham gia vào quá trình này, thông qua hoạt động của mình ở Việt nam và qua cam kết đã được tái khẳng định trong Thỏa thuận Đối tác Giảm nghèo 2002. Chúng tôi đánh giá Việt nam là một đối tác quan trọng trong hợp tác tiểu vùng trong khuôn khổ chương trình Tiểu vùng sông Mêkông Mở rộng, và sẽ có những nỗ lực đặc biệt để mở rộng hoạt động trợ giúp của ADB ở Việt nam, trên con đường tiến tới hiện đại hóa và thịnh vượng”.

Ông David Burton, Vụ trưởng Vụ Châu Á – Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, trong chuyến công tác hiện tại ở Hà nội để đánh dấu lễ kỷ niệm này đã nêu rằng: “Trong 10 năm qua, Việt nam đã đạt được những thành tựu đầy ấn tượng trong phát triển nền kinh tế, trong việc đạt được sự gia tăng mau chóng mức sống của người dân và việc giảm mạnh dấu hiệu của nghèo đói. Trong thời gian tới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế hy vọng được tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt nam nhằm tiếp tục những thành quả này và cải thiện hơn nữa mức sống của người dân Việt nam.

QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (IMF)

IMF là đối tác phát triển tích cực của Việt nam từ tháng 10/1993, cung cấp hỗ trợ tài chính cho Việt nam thông qua một thể thức cho vay vào năm 1993 (trị giá khoảng 190 triệu USD), một thể thức cho vay 3 năm trong giai đoạn 1993-1997 (trị giá khoảng 550 triệu USD), và gần đây là thể thức Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo (PRGF) 3 năm với giá trị khoảng 400 triệu USD cho giai đoạn 2001-2004.

Từ sau khi được Ban Giám đốc Điều hành IMF thông qua hồi tháng 4/2001, PRGF đã trở thành trọng tâm trong hoạt động của IMF tại Việt nam. Hỗ trợ của IMF cho Việt nam gắn chặt với việc thực hiện Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo của Chính phủ, được xây dựng dưới dạng một văn bản tạm thời trước khi thể thức PRGF được phê duyệt và sau đó được hoàn tất vào tháng 5/2001. IMF đặc biệt quan tâm tới các cấu phần của CPRGS như duy trì ổn định khu vực tài chính và kinh tế vĩ mô, vốn là vấn đề cốt lõi trong nhiệm vụ mà IMF đã được 183 nước thành viên của mình giao phó.

Bên cạnh chương trình PRGF, IMF duy trì đối thoại chính sách tích cực với Chính phủ Việt nam, kể cả thông qua việc kiểm điểm thường niên các chính sách và diễn biến khu vực tài chính và kinh tế vĩ mô mà hàng năm IMF vẫn thực hiện với tất cả các nước hội viên. Đợt đối thoại mới đây nhất với Việt nam đã diễn ra tại Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6/2003, và đã được Ban Giám đốc Điều hành IMF xem xét vào ngày 3/10/2003. Một thông cáo báo chí tóm tắt những kết luận của đợt kiểm điểm này sẽ sớm được ban hành.

IMF cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Chính phủ Việt nam trong một số lĩnh vực liên quan đến quản lý khu vực tài chính và kinh tế vĩ mô. Chương trình triển khai cơ chế tự tính tự khai tự nộp thuế đang được thực hiện thí điểm tại tỉnh Quảng ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Một chương trình tổng thể để cải thiện thống kê tài khoản quốc gia đã được thực hiện từ năm 2001. IMF đã cung cấp tư vấn và chuyên môn cho Ngân hàng Nhà nước Việt nam trong các lĩnh vực như cải cách khu vực tài chính và hoạt động tiền tệ, và tại Hà nội tuần này, một chương trình hỗ trợ mở rộng đang được thảo luận. Ngoài ra, IMF còn tiến hành các chương trình đào tạo chuyên môn cho các cán bộ Chính phủ, theo đó, các cán bộ sẽ thường xuyên được cử đến

đào tạo tại các học viện của IMF ở Trụ sở chính tại Washington, và ở Singapore và Vienna.

Trong thập kỷ qua, Việt nam đã đạt được những thành tựu đầy ấn tượng trong việc cải thiện mức sống của người dân và giảm nghèo - nhưng trong thời gian tới sẽ vẫn phải đối mặt với những thách thức to lớn trên con đường nhằm đạt được những thành tựu như trong quá khứ. IMF sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ trong việc đối phó với những thách thức này.

Với tư cách Đại diện Thường trú Cao cấp của IMF tại Việt nam, bà Susan Adams phát biểu: “IMF coi vai trò của mình ở Việt nam là một đối tác phát triển của Chính phủ, đem những kinh nghiệm quốc tế của mình vào quá trình cộng tác với Chính phủ để giải quyết những vấn đề liên quan đến ổn định khu vực tài chính và kinh tế vĩ mô, là những lĩnh vực trọng tâm trong nhiệm vụ của IMF tại tất cả các nước hội viên”.

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB)

Giám đốc phụ trách Việt nam của WB, Ông Klaus Rohland cho biết: “Nguyện vọng được hỗ trợ Chính phủ và nhân dân Việt nam trong những nỗ lực nhằm nâng cao mức sống và cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi công dân, như được nêu trong Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo (CPRGS) của Việt nam, là trọng tâm hoạt động của WB tại Việt nam”.

Chiến lược Hỗ trợ Quốc gia (CAS) 2003- 2006 của WB được trực tiếp xây dựng trên cơ sở và tuân thủ chặt chẽ với Chiến lược CPRGS, trong đó đặt ra 3 mục tiêu tổng thể.

Mục tiêu thứ nhất của CPRGS, hỗ trợ cho quá trình chuyển đối của Việt nam sang nền kinh tế thị trường, sẽ tiếp tục là trọng tâm hoạt động của Nhóm Ngân hàng Thế giới, trong đó có việc chuyển đổi trọng tâm từ “thiết kế” sang hỗ trợ Chính phủ trong việc “triển khai” chương trình cải cách chính sách. Để đạt được mục tiêu tổng thể thứ 2 là tăng cường sự phát triển cân đối, toàn diện và bền vững, Chiến lược CPRGS đã đặt ra chương trình 6 mục tiêu. Chương trình này sẽ nhận được sự hỗ trợ tích cực thông qua các hoạt động của Nhóm Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn 2003 –2006. Những ưu tiên được giải quyết trong chương trình này bao gồm việc phối hợp với Chính phủ nhằm thu hẹp khoảng cách về phát triển của các vùng kém thuận lợi; nâng cao mức sống của các dân tộc thiểu số; thực hiện bình đẳng giới; tạo điều kiện cho người nghèo có thể tiếp cận và chi trả được chi phí cho các dịch vụ xã hội; giảm thiểu tác động của thiên tai; và tăng cường bảo vệ môi trường Với lĩnh vực tổng thể thứ 3 của chiến lược CPRGS nhằm tăng cường kỹ năng quản trị điều hành, Ngân hàng Thế giới sẽ tập trung hỗ trợ giúp Chính phủ cải thiện công tác quản lý tài chính công, cải thiện thông tin và tính minh bạch, và tăng cường phát triển khuôn khổ pháp lý. Các khoản trợ giúp kỹ thuật chính sẽ được dành cho từng lĩnh vực nói trên, và sẽ có các dự án cho các lĩnh vực Quản lý Hành chính Công, Chính phủ điện tử, và phát triển khuôn khổ pháp lý.

Để hỗ trợ cho 3 mục tiêu chính này, Chiến lược CAS đã đưa ra chương trình trợ giúp dự kiến của Ngân hàng Thế giới cho giai đoạn 2003- 2006, bao gồm các hoạt động phân tích và tư vấn, hỗ trợ dự án thông qua các chương trình cho vay của Ngân hàng

Thế giới, các hoạt động của IFC, MPDF và MIGA nhằm hỗ trợ khu vực tư nhân và đầu tư, một loạt các chương trình Tín

Tại Việt nam, các dự án được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ đã:

dụng Hỗ trợ Giảm nghèo (PRSCs) hàng năm để hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Việt nam, và quan hệ đối tác và hợp tác ODA.

Kể từ khi nối lại hoạt động tại Việt nam năm 1993, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ cho 35 dự án để chống lại nghèo đói ở Việt nam thông qua việc tài trợ cho các lĩnh vực như nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, chương trình chăm sóc sức khỏe, trường học và các nhu cầu thiết yếu khác. Trong 3 năm tới, mỗi năm Ngân hàng Thế giới dự kiến sẽ cho Việt nam vay khoảng 300 – 800 triệu USD để hỗ trợ trực tiếp cho các mục tiêu xóa đói giảm nghèo nêu trong trong Chiến lược CPRGS của Việt nam, với trọng tâm tập trung vào 4 lĩnh vực: phát triển nông thôn, phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng và phát triển nhân lực.

· Đem điện tới cho 2 triệu người dân ở 32 tỉnh nghèo nhất, chuyển đổi cơ cấu khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ phát triển, và nâng cấp cơ sở hạ tầng trường học và trung tâm y tế.

· Cấp gần 650.000 khoản vay cho khoảng 250.000 hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn Việt nam để mở rộng sản xuất trang trại (cây trồng, vật nuôi và thủy sản), chế biến nông sản, dịch vụ và thương mại.

· Là đối tác trong việc nâng cấp hệ thống đường thủy nội địa dành cho hơn 16 triệu người nghèo ở nông thôn Việt nam.

· Xây dựng và nâng cấp 15 trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, 137 phòng khám sản và phẫu thuật của các bệnh viện tuyến huyện, 2606 trung tâm y tế xã, 60 trạm xá ở các vùng núi, và tổ chức các khóa đào tạo cho 22.000 lượt cán bộ y tế, đặc biệt những người làm ở các trạm y tế xã.

NGÂN HÀNG PHẢT TRIỂN CHÂU Á (ADB)

Việt nam là một trong những thành viên sáng lập của ADB từ năm 1966. Kể từ khi nối lại hoạt động vào năm 1993, ADB đã cung cấp 48 khoản vay với trị giá lên tới 2,7 tỷ USD bao gồm cả các hoạt động trong lĩnh vực tư nhân và 141 khoản trợ giúp kỹ thuật dưới hình thức viện trợ trị giá gần 98 triệu USD.

Khi khối lượng hoạt động tăng lên, năm 1996, ADB đã thành lập Phái đoàn Thường trú tại Hà nội nhằm cung cấp hiệu quả hơn các dịch vụ cho Việt nam.

Năm 2002, ADB và Chính phủ Việt nam đã ký Thỏa thuận Giảm nghèo vì giảm nghèo là mục tiêu bao trùm của ADB. Thỏa thuận Giảm nghèo thiết lập quan hệ đối tác bền vững và đưa ra một tầm nhìn dài hạn để giảm đáng kể và cuối cùng là xóa bỏ nghèo đói ở Việt nam trên cơ sở Chiến lược Toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói Giảm nghèo (CPRGS) của Chính phủ. ADB tích cực tham gia vào Tổ Công tác Giảm nghèo và cùng với các đối tác ODA khác, hỗ trợ việc xây dựng CPRGS của Việt nam.

Trong năm 2002, ADB đã phê duyệt Chương trình và Chiến lược Quốc gia mới nhất cho Việt nam. Chương trình và Chiến lược này tập trung vào sự tăng trưởng bền vững thông qua phát triển nông thôn và khu vực tư nhân; sự phát triển toàn diện về xã hội bằng cách đưa các vấn đề nghèo đói, giới tính, và dân tộc vào trong những lĩnh vực trợ giúp phù hợp, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục phổ thông trung học và y tế; và cải thiện quản lý, đặc biệt thông qua cải cách hành chính công và hỗ trợ cho cải cách pháp lý và quản lý tài chính công.

Chiến lược cũng tập trung vào các tỉnh ở khu vực miền Trung, với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển cân bằng hơn giữa các vùng thông qua các dự án giảm nghèo cấp xã và việc nâng cấp cơ sở hạ tầng. Chiến lược này cũng nêu rõ những lợi ích mà Việt nam có thể đạt được thông qua hoạt động mậu biên và việc tiếp cận các thị trường trong phạm vi Tiểu vùng sông Mê kông Mở rộng (GMS) và việc mở rộng phát triển du lịch tiểu vùng. Với vai trò ngày càng lớn trong hợp tác Tiểu vùng sông Mê kông Mở rộng, ADB đang xây dựng một chương trình và chiến lược hợp tác khu vực cho GMS, để trình lên Ban Giám đốc xem xét vào đầu năm 2004.

Với sự hỗ trợ của ADB, khoảng 1.160km đường cao tốc đã được hoàn tất, kể cả 1.000km đường Quốc lộ 1. Hơn 5.000km các loại đường khác đã được đưa vào sử dụng phục vụ Việt nam. Tổng số 6,7 triệu người đã được dùng nước sạch thông qua các dự án cấp nước và vệ sinh và 200.000 hecta đất đã được tưới tiêu nhờ các dự án do ADB tài trợ. Dự án Giảm nghèo Miền Trung đầu tiên, với mục tiêu tạo cuộc sống ổn định cho khoảng 350.000 người, đang được thực hiện ở khu vực ven biển và Cao nguyên miền Trung.

ADB cũng hỗ trợ cho việc tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu ở cấp xã và cấp huyện của 15 tỉnh, trong đó tập trung vào các nội dung như bảo vệ sức khỏe bà mẹ và rộng hơn là sức khỏe gia đình, nhằm cải thiện các dịch vụ phục vụ con người. Dự án Giáo dục Trung học Cơ sở đã hỗ trợ cho việc cải thiện chất lượng giáo dục nói chung và khả năng tiếp cận giáo dục trung học cơ sở. Đầu năm nay, ADB đã thông qua một khỏan vay chương trình hỗ trợ việc thực hiện Chương trình Tổng thể Cải cách Hành chính Công. Dự án sẽ giúp cải thiện hiệu quả và giảm tệ quan liêu giấy tờ, chi phí giao dịch và tham nhũng, những tệ nạn mà người nghèo là đối tượng chịu tác động nhiều nhất.

Thông qua Trung tâm Nguồn lực tại Phái đoàn Thường trú tại Việt nam, ADB đã truyền tải kiến thức và cung cấp công cộng thông tin trực tuyến cho người sử dụng. Gần đây, Văn phòng đại diện đã bắt đầu một nghiên cứu và một dự án xây dựng

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - hướng đi tích cực để phát triển thị trường nông thôn (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w