Bối cảnh của cuộc khủng hoảng:

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - hướng đi tích cực để phát triển thị trường nông thôn (Trang 62 - 64)

Trong quá trình phát triển ở từng nước, đều có giai đoạn thành công với những bài học tích cực, cũng như có giai đoạn thất bại với những bài học tiêu cực. Vì vậy, trước khi trình bầy những bài học chủ chốt, cần phải nhấn mạnh một điều là mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính hiện đang diễn ra, song Đông á đã đạt được nhiều thành tựu phát triển đầy ấn tượng mà hầu như vẫn còn nguyên vẹn và sẽ tiếp tục được phát huy sau giai đoạn điều chỉnh cơ cấu thích hợp. Trong bốn mươi năm qua, mức thu nhập thực tế theo đầu người đã tăng lên rõ rệt và tình trạng nghèo đói đã giảm một cách đáng kể, đặc biệt là ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo và Hồng Kông và cũng đạt mức có ý nghĩa, tuy có thấp hơn, ở Malaisia, Thái Lan và Indonesia (xem Sơ đồ 1). Có lẽ chỉ trừ Indonesia là nước đang gặp phải những khó khăn lớn nhất về tài chính, cơ cấu, xã hội và chính trị, hầu hết các nước trong khu vực đều có khả năng duy trì và tiếp tục phát huy phần lớn những thành tựu đạt được trước đây sau một vài năm thực hiện cải tổ cơ cấu thích hợp. Trong khi một số nước chắc chắn sẽ gặp phải những giảm sút tạm thời về thu nhập thực tế trong vòng hai hoặc ba năm tới, hầu hết các nước trong khu vực đều có khả năng hạn chế được những tổn thất như vậy4.

Đáng lưu ý là mặc dù hiện nay có hiện tượng giảm sút về mức thu nhập thực tế ở một số nước Đông á như trên, song đại đa số nhân dân ở hầu hết các nước trong khu vực này vẫn tiếp tục được hưởng sự phồn thịnh và phúc lợi xã hội ở mức cao hơn nhiều so với những nước Châu á đang phát triển đã từng theo

đuổi con đường phát triển khác. Thực tế này không thay đổi cho dù mức thu nhập theo đầu người được xác định trên cơ sở tỷ giá hối đoái trước khi khủng hoảng xảy ra hay tỷ giá hối đoái năm 1998 (xem Bảng phụ lục 1).

Hơn nữa, nếu đánh giá trên phương diện tỷ lệ nợ và tài chính mang tính so sánh ở cấp quốc gia thì tình hình tài chính ở Đông á dù sao vẫn còn ở mức lành mạnh hơn nhiều so với trường hợp của Mỹ La tinh, các nước thuộc nhóm Comecon trước đây ở Đông Âu hay Châu Phi vào đầu những năm 1980. Vào thời gian đó, nhiều nước ở những khu vực đó có mức nợ nước ngoài lên tới 300 % hoặc hơn thế so với thu nhập từ xuất khẩu. Chỉ có tỷ lệ nợ nước ngoài của Indonesia xấp xỉ ở mức đó. Hầu hết các nước công nghiệp mới khác ở Đông á có tỷ lệ nợ nước ngoài thấp hơn rất nhiều hay giá trị tài sản ròng nước ngoài của nhiều nước lại khá khả quan5.Trong một số trường hợp, đặc biệt là Hàn Quốc, vấn đề tài chính ban đầu (trước khi khoanh nợ gần đây) có liên quan tới cả khả năng thanh toán nợ nước ngoài cũng như chất lượng của các khoản đầu tư. Như vậy, hy vọng thời gian khôi phục sau khủng hoảng ở Đông á sẽ ngắn hơn nhiều so với các cuộc khủng hoảng khu vực khác trong 25 năm qua. Nói một cách vắn tắt, trong khi hầu hết các nước trong khu vực chắc chắn sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng xấu của tình hình suy thoái toàn khu vực và/hay của những sự mất cân đối nội bộ thêm một thời gian nữa, thì chỉ có một số ít những nước này là có mức độ khủng hoảng nghiêm trọng và hầu hết các nước sẽ lại trở nên hùng mạnh hơn trước đây sau khi tiến hành điều chỉnh cơ cấu thích hợp 6.

Biểu đồ 1: Chiều hướng thu nhập thực tế tính theo đầu người

Nhóm các nước Công nghiệp mới thứ nhất Châu á

Nhóm các nước Công nghiệp mới thứ hai, Trung Quốc và Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - hướng đi tích cực để phát triển thị trường nông thôn (Trang 62 - 64)