- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại.
11. Một thực tế trớ trêu là những nước thực hiện chính sách đóng cửa chặt nhất, cả trong và ngoài khu vực, lại có nguy cơ nhiều nhất dẫn đến khủng
nhất, cả trong và ngoài khu vực, lại có nguy cơ nhiều nhất dẫn đến khủng hoảng kinh tế và tài chínhcũng như tình trạng mất ổn định. Thực tế này đã từng
xảy ra ở Liên Xô cũ, một số nước thuộc Khối Comecon trước đây ở Đông Âu, nước Nam Tư cũ, Anbani và ngày nay tại Bắc Triều Tiên. Một số ít các nước khác có chính sách đóng cửa ở mức vừa phải hiện nay tạm thời vẫn ổn định, song ở mức tương đối nghèo khổ. Việc duy trì chính sách mở cửa ở mức độ đáng kể đối với thương mại quốc tế là cần thiết cho chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu của những nước Đông á thành công nhất, và một mức độ mở cửa đáng kể đối với tài chính quốc tế cũng quan trọng, đặc biệt đối với đầu tư nước ngoài và tài trợ phục vụ thương mại. Đồng thời, cuộc khủng hoảng khu vực hiện nay đã cho thấy rằng một số loại hình tư bản mang tính toàn cầu có thể biến động ở mức độ cao và nhắc nhở cần phải quản lý mức độ mở cửa đối với tài chính toàn cầu thận trọng hơn nhiều so với việc mở cửa đối với thương mại. Đây là bài học điển hình của những nước kém phát triển có mức thu nhập thấp và khả năng đối phó kém với sự biến động tiềm ẩn thường đi kèm với chính sách mở cửa đối với các dòng vốn tư bản toàn cầu; hoặc có thị trường tài chính chưa được xây dựng hoàn chỉnh để có thể đảm bảo phân bổ nguồn vốn có hiệu quả; hoặc không có đủ năng lực thiết chế cho công việc giám sát để phòng ngừa tình trạng lạm dụng hoặc đầu tư liều lĩnh. Chính sách mở cửa đón nhận đầu tư nước ngoài trực tiếp dài hạn đã chứng tỏ có khả năng kiểm soát hơn nhiều cũng như ít biến động hơn nhiều so với vay vốn nước ngoài, đặc biệt là những khoản vay ngắn hạn hay đầu tư gián tiếp. 12. Việc phân bổ không đều các lợi ích và chi phí của sự nghiệp phát triển có thể
làm nguy hại đến ổn định xã hội. Đây cũng là một bài học cũ và vẫn được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu quảng đại quần chúng được thụ hưởng một phần quá nhỏ những thành quả của sự nghiệp phát triển vào thời gian thuận lợi, song lại phải gánh chịu một phần quá lớn các chi phí điều chỉnh vào thời gian khó khăn, thì việc duy trì ổn định chính trị, xã hội và kinh tế trở nên rất mỏng manh. Trong số những nước khủng hoảng hiện nay, Indonesia tỏ ra yếu nhất về khía cạnh này. Mặc dù trên thực tế, tỷ lệ nghèo đói theo báo cáo chính thức đã giảm đáng kể trong vòng ba mươi năm qua ở Indonesia song thu nhập bình quân/đầu người vẫn ở mức tương đối thấp; một bộ phận nhỏ dân cư được hưởng những lợi ích khổng lồ (một cách rất bất công như trường hợp gia đình và bạn bè của Suharto), còn quảng đại quần chúng lại đang được kêu gọi gánh chịu hậu quả ở mức độ cao bất hợp lý các chi phí điều chỉnh vượt quá sức của họ. Như vậy, quản lý nhà nước yếu kém dẫn đến tình trạng các thành quả của công cuộc xoá đói giảm nghèo trước đây không được duy trì, mà bị xói mòn dần dần.