III. Những bài học chính mang tính tích cực:
4. Sự phát triển theo hướng xuất khẩu dựa trên lợi thế so sánh, thường thể hiện dưới dạng các ngành sản xuất có hàm
sánh, thường thể hiện dưới dạng các ngành sản xuất có hàm lượng lao động cao, đã là cơ sởcho thành công ở hầu hết các nước làm nên "chuyện thần kỳ", đặc biệt là những nước có thị trường nội địa nhỏ (tính theo thu nhập bình quân đầu người, sức mua hay quy mô dân số). Các nước đang phát triển, với quy mô thị trường nhỏ, thấy dễ dàng hơn khi bán các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn cho các thị trường xuất khẩu giầu có hơn nhằm đạt được mức độ phát triển cao hơn. (Phạm vi chính sách bảo hộ thay thế nhập khẩu được xem xét ở phần sau). Vì vậy, mức độ mở cửa đáng kể đối với thương mại quốctế và (như được giải thích kỹ hơn ở phần sau) mức độ mở cửa được kiểm soát thận trọng đối với tài chính quốc tế là quan trọng để thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển của các nước có mức thu nhập thấp. Đóng góp quan trọng nhất của nhà nước đối với chiến lược như vậy được thực hiện thông qua "những biện pháp can thiệp gián tiếp của chính phủ" nhằm đảm bảo một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý, kể cả việc đảm bảo tỷ
giá hối đoái mang tính cạnh tranh và đầu tư ngân sách nhà nước cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, phát triển con người và xuất khẩu. Chính phủ ở nhiều nước công nghiệp mới cũng đã áp dụng "những biện pháp can thiệp trực tiếp hơn" để thúc đẩy xuất khẩu, tuy nhiên tác dụng của một số biện pháp này vẫn còn là vấn đề phải bàn luận tới, kể cả ở các nước khủng khoảng. Những biện pháp can thiệp trực tiếp thành công nhất là các biện pháp "trung lập" và không cố gắng "chỉ định người thắng cuộc" cũng như không phân biệt những mặt hàng xuất khẩu nào cần phải đẩy mạnh và khuyến khích. Tất cả các mặt hàng xuất khẩu đã qua thử thách đều được khuyến khích dưới nhiều hình thức (như phân bổ tín dụng ưu đãi, miễn thuế, cấp giấy phép công nghiệp và thậm chí được bảo hộ nội địa trong một số trường hợp). Hơn nữa, các hình thức khuyến khích và hỗ trợ trực tiếp cho xuất khẩu đã chủ yếu dựa trên hoạt động xuất khẩu thực tế, chứ không phải trên kế hoạch hay dự kiến. Trong tất cả các trường hợp thành công, những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu trực tiếp hay gián tiếp đều chủ yếu nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu của khu vực ngoài quốc doanh. Sự lãnh đạo của nhà nước đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra một khuôn khổ các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, còn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì chủ yếu thực hiện vai trò quản lý và thực hiện xuất khẩu.
Khu vực tư nhân tạo ra sự phồn thịnh và ổn định tại Đài Loan
ở Đài Loan, vào năm 1952, khu vực nhà nước chiếm 57% tổng sản lượng công nghiệp trong khi đó khu vực tư nhân chỉ chiếm 43%, thu nhập bình quân đầu người ở mức rất thấp và tình trạng nghèo đói tràn lan. Nhờ có sự chuyển hướng sang chiến lược phát triển trên cơ sở xuất khẩu với hàm lượng lao động cao với vai trò chủ đạo của khu vực tư nhân trong những năm 1960, nên mức thu nhập đầu người thực tế của Đài Loan đã tăng hơn tám lần sau 35 năm. Điều đáng chú ý nhất là tỷ lệ đóng góp của khu vực nhà nước trong tổng sản lượng công nghiệp đã giảm xuống chỉ còn 5% và của khu vực tư nhân tăng lên tới 95%, mặc dù sản lượng công nghiệp thực tế của khu vực nhà nước không giảm mà ngược lại còn tăng lên chút ít, mặc dù các doanh nghiệp này nói chung thường hoạt động kém hiệu quả. Một điều đáng lưu ý nữa là các doanh nghiệp nhà nước ở Đài Loan đã chuyển hướng sang sản xuất những sản phẩm đầu vào trung gian cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu của tư nhân và như vậy các doanh nghiệp nhà nước cũng đi theo định hướng xuất khẩu một cách gián tiếp. Do cán cân thanh toán đạt được mức thặng dư cao qua các năm và tích luỹ được khá nhiều ngoại tệ, nên Đài Loan giờ đây được hưởng mức độ phồn thịnh đáng kể, có tình trạng nghèo đói thấp hơn và tình hình ổn định hơn hầu hết các nước khác trong khu vực.
Đài Loan: Đóng góp của Công nghiệp chế tạo tính theo hình thức sở hữu