Việc hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nợ nước ngoài rõ ràng là cần thiết, xuất phát từ những bài học rút ra từ khu vực cũng như những khó khăn kéo dài của Việt

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - hướng đi tích cực để phát triển thị trường nông thôn (Trang 57 - 58)

VI. Những gợi ý về chính sách đối với Việt Nam:

10. Việc hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nợ nước ngoài rõ ràng là cần thiết, xuất phát từ những bài học rút ra từ khu vực cũng như những khó khăn kéo dài của Việt

xuất phát từ những bài học rút ra từ khu vực cũng như những khó khăn kéo dài của Việt Nam trong việc tôn trọng thư tín dụng, một phương tiện quan trọng để tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và sự nghiệp phát triển. Cần phải có thông tin có chất lượng hơn về tổng nợ nước ngoài, cả về số lượng và thời hạn trả nợ (kể cả các doanh nghiệp nhà nước

và các liên doanh), tạo cơ sở cho việc điều chỉnh chính sách góp phần ngăn chặn cuộc khủng hoảng về cán cân thanh toán trong tương lai. Tương tự, cũng cần có thông tin có chất lượng hơn về sự bảo lãnh của nhà nước đối với các khoản vay nợ trong nước và nước ngoài của hệ thống các ngân hàng và công ty, hay về bất cứ khoản nợ dự phòng nào khác có thể ảnh hưởng tới tình hình tài chính của nhà nước và cán cân thanh toán trong tương lai. Con số nợ nước ngoài của Việt Nam đã ở mức khá lớn. Theo các số liệu thống kê hiện có, chỉ riêng những khoản nợ tính bằng ngoại tệ mạnh đã vượt quá 35% GNP và 75% kim ngạch xuất khẩu năm 1996 và cho đến nay vẫn tiếp tục tăng Hơn nữa, giá trị các khoản nợ bằng

những đồng ngoại tệ yếu có khả năng tương đối lớn, tuỳ thuộc vào tỷ giá hối đoái tại thời điểm trả nợ. Vì vậy, nên tăng cường sử dụng nguồn tích luỹ trong nước là chủ yếu và hạn chế sự lệ thuộc vào việc vay vốn nước ngoài, đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn và phục vụ cho mục đích thương mại, nếu như việc đó không cần thiết cho mục đích đảm bảo sự bền vững về tài chính. Xuất phát từ những bài học rút ra từ khu vực, nguồn tài chính nước ngoài ít biến động nhất có lẽ các khoản đầu tư dài hạn. Các khoản đầu tư gián tiếp thường đi kèm với thị trường chứng khoán hiện đang được mở ra cho những nhà đầu tư nước ngoài và không chịu sự kiểm soát về vốn của nước ngoài thì thường có mức biến động cao và như vậy đòi hỏi phải có sự quản lý thận trọng hơn về tài chính và kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - hướng đi tích cực để phát triển thị trường nông thôn (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w