Sự lãnh đạo của nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân cũng như tăng trưởng dựa vào khu

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - hướng đi tích cực để phát triển thị trường nông thôn (Trang 68 - 69)

III. Những bài học chính mang tính tích cực:

6. Sự lãnh đạo của nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân cũng như tăng trưởng dựa vào khu

triển khu vực tư nhân cũng như tăng trưởng dựa vào khu vực tư nhân là cần thiết cho thành công của sự nghiệp phát triển và xoá đói giảm nghèo bền vững. Đây là một bài học cực kỳ quan trọng (song nó thường bị coi là một điều hiển nhiên nên ít được chú ý tới). ở tất cả các nước đang phát triển và đã phát triển thành công, trong và ngoài khu vực, khu vực tư nhân từ trước đến nay luôn là động lực chủ yếu của quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững (9). Thực tế này đã diễn ra, cho dù quốc gia đó thực hiện chế độ một đảng hay đa đảng. Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trước đây luôn luôn đóng góp tỷ trọng lớn nhất so với GNP, và phần đóng góp này đã không ngừng tăng lên trong suốt ba mươi năm qua. Đài Loan có khu vực doanh nghiệp nhà nước tương đối lớn vào đầu những năm 1950. Nhưng sau đó khu vực ngoài quốc doanh đã phát triển rõ rệt, theo như phản ánh trong số liệu hiện có.

ở Nhật Bản và Hàn Quốc, sản lượng các ngành công nghiệp và phi công nghiệp của khu vực quốc doanh luôn luôn nhỏ hơn so với khu vực ngoài quốc doanh, và đây cũng là một thực tế ở tất cả các nước thành công khác được nghiên cứu trong báo cáo. Các tập đoàn Chaebol Hàn Quốc là những doanh nghiệp do tư nhân sở hữu và quản lý, chứ không phải là những doanh nghiệp hay tổng công ty của nhà nước, mặc dù Chính phủ Hàn Quốc đã chỉ đạo rộng rãi hoạt động của các tập đoàn đó đi theo hướng xuất khẩu trong thời kỳ phát triển hưng thịnh nhất của đất nước này.

Đáng lưu ý là chưa có nước nào thực hiện thành công sự nghiệp phát triển của mình với chiến lược phát triển dựa vào các doanh nghiệp nhà nước, mặc dù nhiều nước đã thử áp dụng chiến lược này nhưng đều không thành công

Đông Âu, Bắc Triều Tiên và một số nước khác). Mặc dù đã đạt được một số tiến bộ trong hơn 20 năm qua, Trung Quốc chưa thể coi là một kinh nghiệm phát triển thành công do thu nhập bình quân đầu người vẫn còn thấp, tình trạng nghèo đói còn phổ biến và các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng rất yếu kém. Hơn nữa, ngay cả ở Trung Quốc, khu vực doanh nghiệp nhà nước giờ đây đang được hợp lý hoá theo hướng năng động hơn để đảm bảo tốt hơn mức độ ổn định về tài chính. Một điều đáng lưu ý nữa là nhân tố chính tạo nên sự thành công của Trung Quốc cho đến nay là những đặc khu kinh tế theo hướng xuất khẩu và khu vực tư nhân hay bán tư nhân, đặc biệt là các xí nghiệp hương trấn đầy năng động.

7. Đặc biệt đối với những nước có mức thu nhập thấp, ngành công nghiệp dựatrên những doanh nghiệp quy mô vừa

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - hướng đi tích cực để phát triển thị trường nông thôn (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w