Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với các dòng thông tin và kiến thứctoàn cầu: Một yếu tố quan trọng cho

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - hướng đi tích cực để phát triển thị trường nông thôn (Trang 69 - 70)

III. Những bài học chính mang tính tích cực:

9. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với các dòng thông tin và kiến thứctoàn cầu: Một yếu tố quan trọng cho

thành công của các nước công nghiệp mới ở Đông á là khả năng tiếp cận và khai thác những thông tin và kiến thức bổ ích của các nước có nền kinh tế phát triển hơn. Để có được thông tin về thị trường và công nghệ của nước ngoài đòi hỏi phải chi phí tương đối lớn, đặc biệt vào thời gian chưa có mạng Internet, rất ít các công ty tư nhân ở Đông á có đủ khả năng tài chính để có

thể lập quỹ phục vụ cho mục đích này. Vì vậy, các chính phủ ở Đông á thường đóng vai trò trung tâm trong việc thiết lập và hỗ trợ các cơ quan có chức năng tạo ra cũng như cung cấp thông tin và kiến thức. Trong nhiều trường hợp, đây là một hình thức hỗ trợ và bao cấp của nhà nước rất có hiệu quả, đặc biệt là những lĩnh vực phục vụ cho xuất khẩu. Tất cả các nước công nghiệp mới thành công đã thiết lập được những cơ quan hỗ trợ công tác tiếp thị xuất khẩu và chuyển giao công nghệ đạt kết quả rất tốt. Cũng có những thí dụ về các chính sách tích cực hơn mà các chính phủ đưa ra nhằm tạo được các thông tin và kiến thức bổ ích. Ví dụ, vào những năm 1960, Chính phủ Đài Loan đã tài trợ cho một công trình nghiên cứu của các chuyên gia Trường Đại học Standford nhằm xác định những ngành công nghiệp mà Đài Loan có nhiều lợi thế so sánh hơn; sau đó những ngành này được chọn là đối tượng tác động của các chính sách tăng cường xuất khẩu cụ thể. ở Hàn Quốc, việc Tổng thống Pắc theo dõi sát sao tình hình xuất khẩu và thị trường xuất khẩu đã nêu bật vai trò quan trọng của việc cung cấp thông tin liên tục làm cơ sở cho công tác hoạch định chính sách kinh tế. ở Nhật Bản, Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế đóng vai trò trung tâm trong việc nhập khẩu các công nghệ nước ngoài, và quản lý sao cho vừa đạt được tốc độ chuyển giao công nghệ mới nhanh cho các công ty trong nước, vừa giảm chi phí của công tác này tới mức rất thấp. Ngoài ra, một phần thành công trước đây của Nhật Bản là dựa trên việc cải tiến và bổ sung thêm giá trị cho những ý tưởng và công nghệ của nước ngoài.

10.Có mức độ mở cửa đáng kể để đón nhận những cơ hộitừ bên ngoài: Tất cả những nước Đông á thành công nhất đã

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - hướng đi tích cực để phát triển thị trường nông thôn (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w