- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại.
2. Việc cho vay vốn trong lĩnh vực thương mại theo sự chỉ đạo của nhà nước cuối cùng sinh ra những chi phí lớn không hiệu quả dẫn đến tình trạng mất cân
cuối cùng sinh ra những chi phí lớn không hiệu quả dẫn đến tình trạng mất cân đối về cơ cấu và tài chính, mất ổn định về tài chính và khủng hoảng. Việc cho vay vốn theo sự chỉ đạo của nhà nước đã tỏ ra đặc biệt nguy hại khi nhà nước có chủ trương thực hiện chính sách "chỉ định người thắng cuộc" bằng cách chỉ đạo rót vốn cho những cơ sở công nghiệp cụ thể hay những nhóm lợi ích nhất định. Đây là thực tế đã diễn ra tại Hàn Quốc vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980. Nhà nước Hàn Quốc đã chỉ đạo các ngân hàng cho các tập đoàn Chaebol vay vốn để đầu tư cho những cơ sở công nghiệp nặng cần nhiều vốn. Chính điều này đã đưa Hàn Quốc đi tới bờ vực thẳm của cuộc khủng hoảng tài chính vào giữa những năm 1980. Trong những năm gần đây, mặc dù thị trường tài chính của Hàn Quốc đã được tự do hoá phần nào, song Chính phủ vẫn tiếp tục "hướng dẫn" và thuyết phục các ngân hàng trong nước cho các tập đoàn Chaebol vay vốn ngay cả khi một số tập đoàn này tỏ ra khó có khả năng trả nợ. Việc cho vay vốn dưới sự chỉ đạo của nhà nước có thể là nguyên nhân cản trở sự phát triển những kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng và tài chính của tư nhân. Tương tự, ở Indonesia, việc nhà nước chỉ đạo ngân hàng cho vay vốn phục vụ những lợi ích của gia đình Suharto đã góp phần tạo nên phần lớn những khó khăn hiện nay của đất nước này. Việc cho vay vốn theo sự chỉ đạo của nhà nước tỏ ra ít nguy hại nhất, thậm chí còn có lợi trong một số
trường hợp, khi việcchỉ đạo đó được thực hiện nói chung theophương thức
trung lập phục vụ cho mục đích tăng cường và phát triển xuất khẩu (như trường hợp Hàn Quốc trong những năm 1960 và đầu những năm 1970, Đài Loan và một số nước khác).