- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại.
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thậm chí với những chỉ số kinh tế vĩ mô tương đối lành mạnh, chưa chắc đã thể hiện phát triển bền vững Như được thể
tương đối lành mạnh, chưa chắc đã thể hiện phát triển bền vững. Như được thể hiện trong cuộc khủng hoảng hiện nay, một loạt các chính sáchkhác tác động tới hệ thống khuyến khích chung và chất lượng phân bổ các nguồn lực và đầu tư hoặc ảnh hưởng tới khả năng vận động có hiệu quả của thịtrường, đều có vai trò không kém phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển bền vững. Vào những năm trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng hiện nay, hầu hết các nước Đông á đã đạt được tốc độ tăng trưởng
kinh tế khá cao và có các chỉ số kinh tế vĩ mô có vẻ như hợp lý (mức độ thâm hụt ngân sách thấp, thậm chí còn đạt thặng dư trong một số trường hợp và mức tăng cung tiền hợp lý). Trong một số trường hợp, mức thâm hụt tài khoản vãng lai đã tăng tới mức đáng kể, mặc dù chính bản thân yếu tố này không phải là một điều đáng lo ngại vì hầu hết các nước đều trải qua những thời kỳ thâm hụt và thặng dư trên con đường tiến tới trình độ phát triển cao hơn. Tuy nhiên, vai trò củanhà nước đã nhiều năm chỉ đạo hay gây ảnh hưởng lớn tới việc phân bổ các nguồn tài chính cũng như trong việc làm cho thị trường bị mất đi những thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định hợp lý, đã dẫn đến tình trạng có rất nhiều khoản đầu tư kém bền vững được thực hiện từ việc vay vốn trong nước và nước ngoài. Sự tích tụ những khoản nợ không hiệu quả và khó đòi do tình hình trên gây ra, kết hợp với tình trạng thiếu vốn ngân hàng và cơ chế khoanh và xoá nợ, đã đẩy các nước này vào nguy cơ khủng hoảng tài chính.