2. Mục tiêu của đề tài
4.4.5. Lƣợng ăn vào của gia súc đối với các giống cỏ
Chúng tôi tiến hành cắt bốn loài cỏ vào cùng thời gian và cùng cho gia súc ăn vào lúc 8 giờ sáng với khối lƣợng mỗi loài là 14kg. Ngày đầu tiên chúng tôi cho cả trâu bò ăn cỏ Lông Para; ngày thứ hai ăn Ngô; ngày thứ ba ăn cỏ Lau; ngày thứ tƣ ăn cỏ Voi. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng sau:
Bảng 4.9: Lƣợng cỏ ăn vào của gia súc đối với bốn loài cỏ
Giống cỏ Trâu Bò TĂ đƣa vào (kg) TĂ đƣợc ăn (kg) % TĂ đƣa vào (kg) TĂ đƣợc ăn (kg) % Cỏ Lông Para 14 13,95 99,64 14 13,9 99,29 Ngô 14 13,8 98,57 14 13,5 96,43 Cỏ Lau 14 11,5 82,14 14 12,6 90 Cỏ Voi 14 13,1 93,57 14 13,5 96,43
Kết quả ở bảng trên cho thấy: Tỷ lệ sử dụng của trâu bò đối với bốn loài cỏ là khá cao từ 82,14% - 99,64%, tỷ lệ sử dụng của trâu và bò không khác nhau nhiều. Trong bốn loài cỏ trên thì tỷ lệ sử dụng của trâu, bò với cỏ Lông Para và Ngô là rất cao (96,43% - 99,64%). Do đặc điểm của cỏ Lông Para thân nhỏ, mềm, có mùi thơm, vị ngọt, nên gia súc có độ ƣa thích cao hơn cả. Đối với cỏ voi và cỏ Lau tỷ lệ sử dụng cũng khá cao 82,14% - 96,43%.
Cỏ Lau tuy là loài có VCK và protein cao hơn cả trong bốn loài cỏ, nhƣng do đặc điểm lá cứng, ráp, sắc đã gây khó khăn cho gia súc khi sử dụng.
Qua kết quả ở bảng trên cho thấy, cả bốn loài cỏ đều có thể cho gia súc ăn tƣơi. Đặc biệt đối với cỏ Lông Para nên cho gia súc ăn ngay sau khi thu cắt vì lúc đó cỏ còn tƣơi nên vấn giữ đƣợc mầu sắc và hƣơng vị thơm ngon của nó. Ngô, cỏ Voi để tăng hiệu quả sử dụng của gia súc cũng nên cho ăn ngay sau khi cắt riêng đối với cỏ Lau chúng ta có thể băn nhỏ hoặc ủ chua khi đó cỏ sẽ mềm hơn gia súc thích ăn hơn. Cỏ Lau có tỷ lệ vật chất khô cao, protein cao nên có thể làm bột cỏ thì hiệu quả kinh tế sẽ còn cao hơn nữa.