Tình hình nghiên cứu cây thức ăn chăn nuôi trên thế giới

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH THỨC ĂN GIA SÚC TẠI XÃ KIÊN LAO, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG (Trang 26 - 28)

2. Mục tiêu của đề tài

1.4.1.Tình hình nghiên cứu cây thức ăn chăn nuôi trên thế giới

Ở những nƣớc có nền chăn nuôi đại gia súc phát triển, vấn đề thức ăn rất đƣợc quan tâm và đầu tƣ nghiên cứu nhƣ: Úc, Mỹ, Brazin, Anh... Chăn

nuôi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống sản xuất của vùng đồi núi ở Đông Nam Á, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về cây thức ăn cho gia súc nhƣ: Tác giả T.Kanno và M.C.M.Maccedo [49] đã tiến hành thí nghiệm gieo hạt của các giống cỏ Brachiaria decumbens, B. brizantha, B. dictyoneura, B. humidicola, Andropogon gayanus, Setaria sphacelata và Paspalum atratum đầu mùa mƣa tại các cánh đồng ở khu vực đầm lầy. Các tác giả thấy không có loài nào có thể sống sót trong mùa mƣa ở khu vực đất lầy. Còn khi gieo hạt vào giữa mùa mƣa thì chỉ còn một lƣợng nhỏ cây giống con còn tồn tại vào cuối mùa mƣa, tuy nhiên không thể sống sót đến hết mùa mƣa. Những kết quả chỉ rõ rằng giai đoạn cây con phù hợp nhất ở khu vực đầm lầy là bắt đầu mùa khô, khi đất trở nên cứng có thể sử dụng đƣợc máy kéo. Theo john W. Miles 2004 [48] chi Brachiaria là chi lớn đƣợc sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi vùng nhiệt đới châu Mĩ.

Ở Indonexia, trong tình hình thức ăn của trâu, bò chiếm 56% là cỏ tự nhiên, 21% là rơm, 16% là cây lá khác và 7% là phụ phẩm thì trong 4 giải pháp để giải quyết thức ăn là thâm canh, trồng giống cỏ tốt (cỏ voi và cây đậu) [47].

Ở Thái Lan, với 70% dân liên quan đến sản xuất nông nghiệp, sản phẩm trồng trọt có giá trị thấp, thịt bò và sữa chƣa đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng. Theo FAO, Chính phủ Thái Lan có chủ trƣơng tăng thu nhập của ngƣời dân bằng giải pháp: Giảm trồng lúa, sắn, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đặc biệt là gia súc nhai lại. Nông dân trong dự án đƣợc cung cấp hạt giống cỏ để trồng.

Ở Trung Quốc, cây thức ăn gia súc đƣợc chú ý phát triển ở khu vực phía Nam. Trong quá trình nghiên cứu đã xác định đƣợc các giống cỏ Stylo,

Brachiaria, Pennisetum,... sử dụng có hiệu quả cho gia súc. Hàng năm còn sản xuất đƣợc 20,5 tấn hạt cỏ cung cấp cho trong và ngoài nƣớc.

Ở Philippin, với 90% gia súc nhai lại nuôi tại vƣờn nhà hoặc ở các trang trại nhỏ đƣợc trồng các giống cỏ Stylo 184, Panicum maxinum, Paspalum atratum,... đều phát triển tốt cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc. Ngoài ra, các giống cỏ trên còn đƣợc trồng theo đƣờng đồng mức ở đất dốc, cải tạo đất trống đồi núi trọc, trồng dƣới tán cây ăn quả. Hàng năm còn sản xuất đƣợc trên 1 tấn hạt cỏ (E.F.Latinh, F.Gagunda, 1995).

Một số nƣớc khác nhƣ Malaysia, Lào.... cũng đã chú trọng đầu tƣ phát triển cây thức ăn cho gia súc từ những năm 1985. Cho đến nay một số giống cỏ hòa thảo và cây ho đậu đƣợc chọn lọc, đang phát huy hiêu quả cao trong sản suất. Hàng năm sản xuất đƣợc 2-3 tấn hạt cỏ các loại.

Có thể nói, phong trào trồng cây thức ăn xanh để chăn nuôi gia súc đang đƣợc nhiều nƣớc quan tâm. Nó thực sự là động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi đại gia súc ngày một phát triển.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH THỨC ĂN GIA SÚC TẠI XÃ KIÊN LAO, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG (Trang 26 - 28)