Năng suất của cỏ thí nghiệm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH THỨC ĂN GIA SÚC TẠI XÃ KIÊN LAO, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG (Trang 72 - 74)

2. Mục tiêu của đề tài

4.4.2. Năng suất của cỏ thí nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành theo dõi năng suất của cỏ ở từng lứa cắt bằng cách cắt toàn bộ ô thí nghiệm, trên cơ sở đó tính ra năng suất trung bình của một lứa cắt. Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 2 năm 2012, kết quả của từng lứa cắt đƣợc thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4: Năng suất cỏ thí nghiệm

Ngày cắt Lứa cắt Năng suất tƣơi (kg/m 2

)

Cỏ Voi Lông Para Cỏ Lau Ngô

08/07/2011 1 4,20 4,10 3,80 3,76 22/08/2011 2 4,60 4,93 4,40 3,54 06/10/2011 3 4,40 4,78 3,90 3,43 05/12/2011 4 3,80 4,00 3,56 3,25 05/02/2012 5 3,02 3,85 2,95 2,98 Trung bình 4,00 4,332 3,722 3,392

Ở lứa cắt đầu tiên mặc dù vừa mới trồng cỏ còn ít con nhƣng năng suất của bốn loài cỏ khá cao: Cỏ Voi 4,29 kg/m2, cỏ Lông Para 4,10 kg/m2, cỏ Lau 3,80 kg/m2, đối với Ngô do đƣợc trồng bằng hạt đúng vụ và sau 65 ngày mới cắt vì vậy hệ rễ của chúng phát triển mạnh hơn nên ngay ở lứa cắt đầu tiên năng suất của Ngô đã đạt 3,76 kg/m2 cao nhất trong năm lứa cắt. Đến lứa cắt tiếp theo lúc này cỏ sinh trƣởng mạnh, cỏ đã dầy con nên năng suất của các giống cỏ đạt cao nhất: Cỏ Lau 4,40 kg/m2, cỏ Voi 4,60 kg/m2, cao nhất là cỏ Lông Para 4,94 kg/m2. Sở dĩ năng suất của ba loài cỏ này đạt năng suất cao nhất trong năm lứa cắt là do thời điểm của lứa cắt này xuất hiện nhiều đợt mƣa, nhiệt độ không khí cao cùng với các chất dinh dƣỡng sẵn có của gốc cắt

thuận lợi cho sự phát triển của cỏ. Riêng đối với Ngô năng suất lại giảm so với lứa cắt đầu chỉ đạt 3,54 kg/m2 vì đƣợc trồng từ hạt và thời gian thu hái còn ngắn.

Ở lứa cắt thứ ba năng suất của bốn loài cỏ đều giảm 4,78 kg/m2 đối với cỏ Lông Para, 4,40 kg/m2 đối với cỏ Voi, 3,90 kg/m2 đối với cỏ Lau và Ngô chỉ đạt 3,43 kg/m2.

Ở lứa cắt thứ tƣ và thứ năm năng suất của bốn loài cỏ trên đã giảm đi rất nhiều do thời tiết bắt đầu chuyển vào đông khí hậu trở nên lạnh buốt và có sƣơng muối vào ban đêm đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cỏ nên năng suất của chúng giảm mạnh.

Qua thực nghiệm sau năm lứa cắt ta thấy năng suất của Ngô dao động từ 2,98 – 3,76 kg/m2, năng suất trung bình 3,392 kg/m2; năng suất cỏ Lau dao động từ 2,97 – 4,40 kg/m2

, năng suất trung bình 3,722 kg/m2; cỏ Voi có năng suất dao động từ 3,02 – 4,60 kg/m2, năng suất trung bình 4,004 kg/m2; cỏ Lông Para có năng suất cao nhất đạt 4,332 kg/m2 với năng suất dao động từ 3,85 – 4,93 kg/m2.

Thí nghiệm của chúng tôi mới đƣợc 9 tháng, nếu khép kín một năm còn thu đƣợc 1 lứa nữa và nếu lấy năng suất của các lứa cắt này làm giá trị trung bình về năng suất của bốn loài cỏ này thì trong một năm trên 1 ha đất trồng với số lứa cắt là 6 thì có thể thu đƣợc 203,5 tấn cây Ngô, 223,3 tấn cỏ Lau, 240 tấn cỏ Voi và 260 tấn cỏ Lông Para. Tính ra năng suất chất khô thì cỏ Lau đạt 67,27 tấn/ha/năm cao hơn hẳn cỏ Voi (52,48 tấn/ha/năm) và Ngô (49,87 tấn/ha/năm), năng suất chất khô cao nhất trong 4 loài thí nghiệm là cỏ Lông Para đạt 61,59 tấn/ha/năm. Kết quả so sánh đƣợc thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5 : So sánh năng suất của 4 loài cỏ thí nghiệm

Tên cỏ Năng suất tƣơi (Tấn/ha/năm)

Năng suất chất khô (Tấn/ha/năm)

Cỏ Voi 240 52,48

Cỏ Lông Para 260 61,59

Cỏ Lau 186 67,28

Ngô 170 49,87

Năng suất của cỏ thí nghiệm

Năng suất (kg/m2) 5 4.5 4 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0

Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5

Lứa cắt

Cỏ Voi Cỏ Lông Para Cỏ Lau Ngô

Hình 4.2: Năng suất của cỏ thí nghiệm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH THỨC ĂN GIA SÚC TẠI XÃ KIÊN LAO, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)