Chiều cao của thảm cỏ qua các lứa cắt

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH THỨC ĂN GIA SÚC TẠI XÃ KIÊN LAO, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG (Trang 69 - 72)

2. Mục tiêu của đề tài

4.4.1. Chiều cao của thảm cỏ qua các lứa cắt

Thông thƣờng đối với các loài cỏ trồng thì lứa cắt đầu tiên sẽ đƣợc cắt sau khi trồng 65 - 70 ngày, vì vậy chúng tôi đã quết định cắt lứa đầu của bốn loại cỏ thí nghiệm là 65 ngày. Các lứa cắt sau chúng tôi xác định trên hai tiêu chuẩn là chiều cao của thảm cỏ và thời gian sinh trƣởng của nó. Kết quả thực nghiệm đƣợc trình bày trong bảng 4.3.

Bảng 4.3: Chiều cao của cỏ thí nghiệm

Ngày trồng 05/05/2011

Ngày cắt

Lứa cắt

Số ngày

Chiều cao của cỏ (cm)

Cỏ Voi Lông Para Cỏ Lau Ngô

08/07/2011 1 - 65 174 124 109 190 22/08/2011 2 – 44 165 145 115 185 06/10/2011 3 – 44 170 123 137 146 05/12/2011 4 – 60 145 100 98 120 5/02/2012 5 - 60 100 90 70 105 Trung bình 150,8 116,4 105,8 149,2

Qua số liệu bảng 4.3 cho thấy: Chiều cao của 4 loài cỏ ở lứa cắt đầu tiên có sự khác nhau đáng kể cỏ voi (174 cm), ngô (190 cm) và đạt chiều cao cao nhất trong các lứa cắt điều này chứng tỏ hệ rễ của hai loài cỏ này phát triển rất mạnh và khả năng thích nghi cao do vậy mà hai loài cỏ này hấp thụ đƣợc nhiều chất dinh dƣỡng, mặt khác ở lứa đầu tiên hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng ở trong đất cao cũng là nguyên nhân thuận lợi cho hai loài cỏ này phát triển mạnh. Trong khi đó chiều cao của cỏ Lông Para và cỏ Lau ở lứa cắt đầu tiên rất thấp chỉ đạt 124 cm đối với cỏ Lông Para và 109 cm đối với cỏ Lau điều này chứng tỏ hai loài cỏ này ở giai đoạn đầu mới trồng có hệ rễ kém phát triển do vậy không hấp thụ đƣợc nhiều chất dinh dƣỡng nên phát triển chậm.

Ở lứa cắt thứ hai chiều cao của cỏ Lông Para và cỏ Lau đều tăng so với lứa cắt đầu tiên. Thu đƣợc kết quả này là do trong tháng 7 và đầu tháng 8 ở Lục Ngạn có nhiều đợt mƣa, độ ẩm lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng trong ngày nhiều mặt khác là do chúng có sắn nguồn dinh dƣỡng của gốc cắt nên thuận lợi cho sự phát triển. Đối với cỏ Voi và Ngô chiều cao của chúng giảm xuống nhƣng ở mức không đáng kể, có thể là do thời điểm cắt ở lứa thứ hai ngắn hơn lứa cắt đầu. Ngoài ra, do ngô đƣợc trồng lại bằng hạt nên mất một khoảng thời gian ủ mầm và thời gian sinh trƣởng chƣa đủ. Tuy vậy chiều cao của hai loài này vẫn cao hơn cỏ Lông Para và cỏ Lau.

Ở lứa cắt thứ ba chiều cao của cỏ Voi cao hơn lúa cắt thứ hai đạt 170cm và chiều cao của cỏ Lau đạt cao nhất trong năm lứa cắt (137 cm) trong khi đó chiều cao của Lông Para và Ngô bắt đầu giảm. Sự thay đổi về chiều cao của bốn loài cỏ này có thể là do trong giai đoạn này thời tiết ở đây có những đợt nắng nóng kéo dài mặc dù đƣợc cung cấp đủ độ ẩm nhƣng cây vẫn phát triển kém. Qua kết quả trên cho thấy cỏ Voi và cỏ Lau có khả năng chịu đựng với thời tiết nắng nóng tốt hơn hai loài cỏ còn lại.

Ở lứa cắt thứ tƣ và thứ năm chiều cao của bốn loài cỏ đều giảm mạnh so với các lứa cắt trƣớc đó vì giai đoạn này ở Lục Ngạn xuất hiện những đợt

rét đậm kéo dài và có sƣơng muối vào ban đêm không thuận lợi cho sự phát triển của cỏ.

Từ kết quả thực nghiệm cho thấy cỏ Voi có chiều cao dao động từ 100 - 174 cm, chiều cao trung bình là 150,8 cm. Cỏ Lông Para có chiều cao từ 90 - 145 cm, chiều cao trung bình là 116,4 cm. Ngô chiều cao từ 105 - 190 cm, chiều cao trung bình 148,2 cm. Nhƣ vậy chiều cao thu hoạch bốn loài cỏ này có thể chấp nhận là 150 cm ở cỏ Voi, 116 cm cỏ Lông Para, 105 cm cỏ Lau và 149 cm ở Ngô. Số lứa cắt của bốn loài cỏ này là 5 - 6 lứa/năm, thời gian cắt lứa đầu là khoảng 65 ngày, thời gian các lứa cắt sau trung bình khoảng 50 ngày. Trong hai tiêu chí để xác định lứa cắt theo chúng tôi nên dùng tiêu chuẩn chiều cao làm gốc, tiêu chuẩn thời gian là để tham khảo. Vì nếu đất tốt, chăm sóc tốt hơn thì thời gian có thể rút ngắn và số lứa cắt trong năm sẽ tăng lên.

Chiều cao của cỏ qua các lứa cắt

Chiều cao (cm) 200 180 160 140 120 100 80 60 40 20 0

Lứa 1 Lứa 2 Lứa 3 Lứa 4 Lứa 5

Lứa cắt

Chiều cao Cỏ Voi Chiều cao Cỏ Lông Para

Chiều cao Cỏ Lau Chiều cao Ngô

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH THỨC ĂN GIA SÚC TẠI XÃ KIÊN LAO, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)