2. Mục tiêu của đề tài
4.3.2. Mô hình chăn nuôi gia súc quy mô gia đình
Để đánh giá quan hệ cơ cấu thức ăn với hiệu quả mô hình kinh doanh của từng gia đình, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở một số gia đình thuộc hai mô hình khác nhau, đó là gia đình ông Trần Văn Trƣờng ở Thôn Họ và gia đình ông Hải ở Thôn Hố Bông.
* Hiệu quả mô hình chăn nuôi trâu thịt
Gia đình ông Hải ở Thôn Hố Bông nuôi trâu từ năm 2005, mới đầu nuôi có 7 con (4 con đực và 3 con cái). Phƣơng thức chăn nuôi của gia đình là thả
trâu vào rừng (rừng mỡ, bạch đàn, keo) chiều tối đƣa về chuồng. Trong mùa đông cho ăn thêm rơm, và một số loại cây cỏ khác nhƣ thân chuối, lá chít, lau, lá nứa, khoai lang... Đến năm 2010, trồng 1 sào cỏ voi và là thức ăn bổ sung thêm trong mùa đông, mùa hè không dùng đến. Những con đẻ, con ốm đƣợc ăn thêm thức ăn tinh.
Về hiệu quả kinh tế: Tính đến năm 2011 tổng số đàn trâu của gia đình là 15 con (8 con đực, 7 con cái), số con đã bán là 10 con trong đó có 7 con đực với giá khoảng 16 triệu/con và 3 con cái với giá khoảng 12 triệu/con tổng số tiền thu đƣợc là 148 triệu đồng. Hiện nay gia đình còn tổng đàn là 5 con (1 con đực, 4 con cái) giá trị khoảng 75 triệu đồng. Nhƣ vậy qua 6 năm chăn nuôi trâu theo mô hình chăn thả tự nhiên mỗi năm gia đình thu từ chăn nuôi là khoảng 20 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí ban đầu mua 7 con năm 2005.
* Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò thịt
Gia đình ông Trần Văn Trƣờng ở Thôn Họ, nuôi bò thịt từ năm 2006 nuôi theo phƣơng thức bán chăn thả, lúc đầu là 24 con toàn là bò cái sinh sản với giá khoảng 4 triệu đồng/con, tổng vốn lúc đầu khoảng 96 triệu đồng.
Đến cuối 2007 đẻ 8 con, và ông để nuôi hết. Đến năm 2010 ông bán hết cả đàn bò thịt tổng tiền là 224 triệu đồng. Nhƣ vậy với thời gian nuôi là 4 năm, chƣa trừ chi phí ông thu về khoảng 128 triệu. Qua tìm hiểu chúng tôi đƣợc biết khẩu phần ăn hàng ngày của đàn bò thịt nhà ông nhƣ sau:
Bảng 4.2: Khẩu phần ăn bình quân/ngày/con (kg)
Loại thức ăn Cỏ tự nhiên Cỏ trồng Cám gạo + Sắn
Khối lƣợng (kg) 7 - 8 8 - 11 2
Gia đình ông Trƣờng chỉ tận dụng nguồn thức ăn rất đơn giản, chủ yếu tận dụng cỏ tự nhiên có sẵn, trồng khoảng 0,5 ha cỏ Voi. Với năng suất khoảng 200tấn/ha/năm, cỏ trồng của gia đình ông chỉ đủ cho 1 con/ngày là khoảng 11kg
cỏ tƣơi, cỏ tƣ nhiên năng suất thấp nên cũng chỉ đủ cung cấp khoảng 7 - 8kg/con/ngày.
Mua cám mỗi ngày cần 48 kg (mỗi kg là 4000đ). Trong 48 tháng ông Trƣờng phải dùng 69.120kg cám, tổng chi là 276.480.000đ, nó lớn hơn rất nhiều số tiền bán bò. Ở mô hình này ông đã phải bù lỗ 148.480.000đ chƣa tính công chăn nuôi của gia đình. Nguyên nhân thất bại là do không có sự chuẩn bị đầy đủ về khâu thức ăn, không đầu tƣ thâm canh đúng mức nên thu nhập của cả đàn bò còn bị hạn chế nhiều.
Mô hình chăn nuôi bò thịt của gia đình ông Trƣờng vẫn theo kiểu tƣ duy cũ và gặp ở nhiều nơi đó là chăn nuôi theo lối chăn thả tự nhiên, tận dụng thảm cỏ tự nhiên mà không tính toán, không quy hoạch, có trồng một ít cỏ gọi là có sự chuẩn bị, có cho ăn thêm cám nhƣng không có sự tính toán vì thế hiệu quả chăn nuôi rất kém, phải bù lỗ, tổn thất này là do thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm trong chăn nuôi bò.
Đối với mô hình chăn nuôi trâu thịt của gia đình ông Hải ở thôn Hố Bông đây cũng là mô hình chăn nuôi bán chăn thả và sử dung chủ yếu là thức ăn xanh trong tự nhiên, cỏ trồng chỉ cho ăn bổ sung khi cần thiết. Gia đình không cho ăn thức ăn tinh bổ sung hàng ngày do vậy không phát sinh chi phí cho khẩu phần ăn hàng ngày của đàn trâu. Nhƣng cũng vì thế mà đàn trâu phát triển không đồng đều, đặc biệt là vào mùa đông khi thức ăn ngoài tự nhiên kém phát triển không đủ cung cấp cho đàn trâu. Mô hình này nhìn chung hiệu quả kinh tế cao nhƣng không bền vững do không chủ động đƣợc nguồn thức ăn và tồn tại nhiều rủi ro vì nguy cơ đàn trâu mắc bệnh rất cao.
Qua điều tra tình hình chăn nuôi ở xã Kiên Lao chúng tôi thấy, ngƣời dân chăn nuôi ở đây chủ yếu là dựa vào nguồn cỏ tự nhiên, cỏ trồng có nhƣng phần lớn vẫn là trồng xen canh năng suất thấp vì thế hiệu quả chăn nuôi chƣa cao.
* Hiệu quả mô hình điểm “Trồng cỏ cao sản VA06, chăn nuôi bò nhốt tại chuồng”
Năm 2009 ba gia đình ông Vi Văn Tìn, ông Trần Đình Vắn, ở làng Chả và ông Chu Văn Sảy ở làng Rì tham gia mô hình điểm “Trồng cỏ cao sản VA06, chăn nuôi bò nhốt tại chuồng”, dự án do phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn triển khai tại xã Phong Vân.
Mô hình thực hiện theo phƣơng thức dự án và nhân dân cùng làm. Dự án đầu tƣ 100% giống, phân hoá học, hƣớng dẫn kỹ thuật. Ngƣời dân đóng góp đất, công lao động, phân chuồng. Sản phẩm thu đƣợc từ mô hình các hộ đƣợc hƣởng 100%. Ngoài ra, mỗi hộ đƣợc hỗ trợ (khoảng 20 triệu đồng) bằng 50% kinh phí mua 4 con bò cái sinh sản, hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo quy chuẩn. Kết quả qua 4 tháng triển khai (từ 20/5- 27/9), mô hình bƣớc đầu đã thành công, cây cỏ VA06 sinh trƣởng và phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và tình trạng thiếu nƣớc trên địa bàn. Trong quá trình sinh trƣởng cho thấy: Cỏ VA06 phát triển nhanh, thời gian từ khi trồng đến khi cho thu hoạch khoảng 60 ngày và có thể thu hoạch đại trà, nhiều lứa; thân và lá xanh tốt, chiều cao trung bình dao động từ 2,2 - 2,5 m, đƣờng kính trung bình thân cây 2,5 cm, tỷ lệ đẻ 7 đến 9 nhánh/khóm, mỗi cây đạt từ 22 đến 24 lá, thời gian sau các lần cắt tiếp theo giao động khoảng 35 ngày đến 27/9 đƣợc 2 lứa nữa, sau đó vào đông sẽ chậm lại, giảm năng suất. Nếu đƣợc chăm sóc tốt một năm cỏ VA06 cho 6 lứa năng suất đạt khoảng 450 tấn/ha/năm. Với năng suất nhƣ vậy thì trồng 1 ha cỏ VA06 sẽ đáp ứng đủ thức ăn xanh cho khoảng 50 con bò giai đoạn trƣởng thành.
Thấy đƣợc hiệu quả của mô hình trong việc đảm bảo cung cấp thức ăn xanh chất lƣợng tốt cho đàn bò phát triển nhiều hộ gia đình đã đăng ký tham gia phát triển mô hình trồng cỏ VA06. Thành công của mô hình điểm “Trồng cỏ cao sản VA06, chăn nuôi bò nhốt tại chuồng” tại xã Phong Vân là cơ sở để
phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn nhân rộng mô hình ra các xã khác trong huyện.
Tóm lại, muốn phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ thì điều kiện tiên quyết là phải phát triển mạnh đồng cỏ. Cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong nhận thức của ngƣời chăn nuôi và chỉ đạo của các cấp ngành nông nghiệp. Các vùng trung du, đồi gò cần bỏ hẳn trồng sắn, trồng rừng kém hiệu quả sang trồng cỏ; các vùng đồng bằng cần chuyển đổi, dồn điền, đổi thửa…để trồng cỏ; có chính sách khuyến khích thích đáng đẩy mạnh đồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc. Đồng thời không ngừng nghiên cứu và hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc các giống cỏ cao sản.