Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH THỨC ĂN GIA SÚC TẠI XÃ KIÊN LAO, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG (Trang 41 - 45)

2. Mục tiêu của đề tài

2.1.2. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất

Huyện Lục Ngạn có tổng diện tích tự nhiên là 101.728,2 ha. Do huyện chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp nên phần lớn diện tích đất của huyện đƣợc dùng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Các số liệu đƣợc thể hiện qua bảng 2.2.

Bảng 2.2: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai huyện Lục Ngạn năm 2010

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích

(ha) % Tổng số Tổng diện tích tự nhiên 101728,2 100

1 Đất nông lâm nghiệp 66012,32 64,89

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 28592,15 28,11

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 5825,07 5,73

1.1.1.1 Đất trồng lúa 5211,46 5,12

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 40 0,04 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 573,61 0,56 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 22767,08 22,38

1.2 Đất lâm nghiệp 37354,8 36,72 1.2.1 Đất rừng sản xuất 27631,62 27,16 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 9723,18 9,56 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 0 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 59,97 0,06 1.4 Đất nông nghiệp khác 5,4 0,01

2 Đất phi nông nghiệp 26834,8 26,38

2.1 Đất ở 1797,03 1,77

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 1735,11 1,71

2.2.2 Đất ở tại đô thị 62,68 0,06

2.2 Đất chuyên dùng 18477,66 18,16

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 48,25 0,05

2.2.2 Đất quốc phòng 15459,98 15,2

2.2.3 Đất an ninh 0,45 0

2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 22,7 0,02 2.2.5 Đất có mục đích công cộng 2946,29 2,9 2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 19,84 0,02 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 328,36 0,32 2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 6203,53 6,1

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 7,61 0,01

3 Đất chƣa sử dụng 8881,08 8,73

3.1 Đất bằng chƣa sử dụng 41,89 0,04

3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng 8826,89 8,68

3.3 Núi đá không có rừng cây 12,3 0,01

Qua bảng 2.2 cho thấy: Diện tích đất nông nghiệp của huyện là 66.012,32 ha, trong đó diện tích đất phục vụ cho chăn nuôi chiếm diện tích rất nhỏ 0,04%, do đó chƣa thể đảm bảo cho sự phát triển của ngành chăn nuôi gia súc, nên huyện cần quy hoạch quỹ đất cũng nhƣ đƣa các giống cỏ có năng suất cao, chất lƣơng tốt vào trồng. Diện tích đất phi nông nghiệp đặc biệt là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp còn quá thấp (0,02%) chƣa đảm bảo yêu cầu cho sản xuất quy mô lớn. Do đó, sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ chƣa đi sâu vào các lĩnh vực chế biến hoặc dịch vụ có chất lƣợng cao nhƣ: Siêu thị, trung tâm thƣơng mại… Bên cạnh đó một phần đất của huyện vẫn bị bỏ hoang chƣa đƣợc sử dụng đến (8,73%).

* Tài nguyên nước

Nƣớc mƣa: Huyện Lục Ngạn là một huyện miền núi tƣơng đối khuất gió đối với gió mùa mùa hạ nhƣng trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc nên khí hậu của địa bàn nghiên cứu lạnh và khô hơn so với các nơi khác của tỉnh Bắc Giang. Hàng năm lƣợng mƣa mang đến trong huyện không lớn. Cả năm 2011, lƣợng mƣa của huyện là 1581,4 mm và lƣợng mƣa tăng dần từ Đông Bắc sang Tây. So với các địa phƣơng khác thì lƣợng mƣa thấp hơn trong khu vực.

Nƣớc mặt: Tài nguyên nƣớc của huyện khá phong phú, trên địa bàn huyện có hệ thống ao, hồ có trữ lƣợng nƣớc khá lớn Hồ Khuôn Thần rộng 140ha, với dung tích 10.000.000 m3. Hồ Cấm Sơn, với diện tích mặt nƣớc hồ

2.400ha, dung tích nƣớc hồ 307 triệu m3. Hồ Làng Thum với diện tích mặt hồ 126ha, dung tích 8.334.000m3, diện tích lƣu vực là 27,5km2, diện tích tƣới tiêu cho 700ha. Bên cạnh đó nguồn nƣớc còn đƣợc cung cấp bởi sông Lục Nam chảy qua địa bàn Huyện và hệ thống các con suối. Do nguồn nƣớc mặt phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông, suối nên có sự phân bố không đều giữa các tháng trong năm và chất lƣợng nƣớc cũng thay đổi theo mùa, vào những

tháng đầu mùa mƣa, chất lƣợng nƣớc mặt không ổn định, độ đục lớn và có nhiều chất hữu cơ do quá trình rửa trôi các chất trên bề mặt lƣu vƣc, gây khó khăn cho sinh hoạt. Về mùa đông thƣờng thiếu nƣớc, vì vậy khó mở rộng diện tích gieo trồng cây vụ đông nhƣ trồng rau, ngô, đậu tƣơng…Về mùa mƣa, ở những nơi có địa hình, độ dốc cao do thảm thực vật bị tàn phá nên nƣớc tập trung vào các con sông suối với lƣu tốc dòng chảy lớn gây lũ quét đột ngột ở một số nơi,

Nƣớc ngầm: Nguồn nƣớc ngầm dồi dào và chất lƣợng tốt dủ tiêu chuẩn cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nƣớc ngầm phân bố không đồng đều theo cấu thành địa chất, nên khó khăn cho khai thác, sử dụng trong sinh hoạt của nhân dân.

* Tài nguyên rừng

Diện tích đất rừng của huyện Lục Ngạn chiếm hơn 36,72% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích rừng có 37.354,8 ha, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm lâm nghiệp đồng thời giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trƣờng. Diện tích rừng của huyện luôn tăng đều theo các năm cả về số lƣợng và chất lƣợng cây rừng, đây là điều kiện thuận lợi để huyện Lục Ngạn phát triển bền vững.

* Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện chƣa có thông kê cụ thể và đầy đủ, nhìn chung khoáng sản trên địa bàn huyện có trữ lƣợng không nhiều và phân bố rải rác. Do vậy mà chƣa đóng góp đƣợc nhiều cho sự phát triển kinh tế của huyện. Công nghiệp khai thác của huyện chủ yếu là khai thác cát, sỏi, đá.

* Tài nguyên du lịch

Huyện Lục Ngạn có nhiều khu du lịch sinh thái nhƣ: Khu du lịch hồ Khuôn Thần có tổng diện tích là 2700ha, có 1000ha rừng, trong đó rừng tự

nhiên 500ha, rừng thông 500ha và hồ Khuôn Thần rộng 140ha, với dung tích 10.000.000 m3, trong hồ có 5 đảo lớn và 7 đảo nhỏ; Hồ Cấm Sơn với diện tích rừng bao quanh 21.800ha, diện tích mặt nƣớc hồ 2.400ha, dung tích nƣớc hồ 307 triệu m3. Hồ Làng Thum với diện tích mặt hồ 126ha, dung tích 8.334.000m3 diện tích lƣu vực là 27,5km2.

Bên cạnh đó huyện cũng có nhiều địa danh lịch sử và các lễ hội nổi tiếng thuộc các cụm di tích đƣợc cấp bằng công nhận “Di tích lịch sử văn hoá” nhƣ: Đền Hả (xã Hồng Giang), đƣợc mở hội vào mồng 6,7,8 tháng giêng hàng năm. Cùng với lễ hội Từ Hả, Lục Ngạn còn nhiều lễ hội dân gian đặc sắc khác nhƣ hội chùa, đền Khánh Vân, hội đền Tam Giang, hội đền Chể, đền Cầu Từ... Và đặc biệt là hội hát dân ca của các dân tộc thiểu số vùng Lục Ngạn vào dịp 17-18 tháng 02 âm lịch hàng năm.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH THỨC ĂN GIA SÚC TẠI XÃ KIÊN LAO, HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)