2. Mục tiêu của đề tài
2.2.2.2. Sản xuất Nông – Lâm nghiệp
Trồng trọt và chăn nuôi là hai thế mạnh chính của xã Kiên Lao nhƣng số lƣợng cây trồng, vật nuôi còn ít và tập trung chủ yếu vào một số đối tƣợng chính. Số lƣợng trâu, bò của xã tƣơng đối nhiều nhƣng diện tích đất trồng cỏ còn quá ít, ngƣời dân chăn nuôi phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thức ăn tự nhiên. Số liệu cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng 2.4 và bảng 2.5:
* Trồng trọt
Bảng 2.4: Các loại cây trồng chính của xã Kiên Lao năm 2011
STT Loại cây Diện tích (ha)
1 Cây lúa 373
2 Cây ngô 78
3 Cây sắn 47
4 Cây khoai lang 65
5 Cây lạc 13
6 Cây rau 92
7 Cây mía 19
8 Cây đỗ các loại 31
9 Cây làm thức ăn cho gia súc 1,8
10 Cây ăn quả 545
(Nguồn: Theo báo cáo sơ kết năm 2011 của UBND xã Kiên Lao)
* Chăn nuôi
Bảng 2.5: Các loại vật nuôi chính của xã Kiên Lao
STT Loài vật nuôi Số lƣợng (Con)
1 Trâu 845 2 Bò 186 3 Lợn 4.270 4 Dê 60 5 Ngựa 95 6 Gia cầm 8600
Tóm lại: Huyện Lục Ngạn cũng nhƣ xã Kiên Lao có tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và phong phú. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất nông lâm nghiệp chiếm diện tích lớn (65%), trên 80% dân số sống bằng nghề nông. Thu nhập bình quân khá cao là nhờ vào đất trồng cây lâu năm (22,38%). Đất dành cho chăn nuôi gia súc quá thấp (0,004%) nên cũng ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế địa phƣơng.
Chƣơng 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu
+ Điều tra tập đoàn cây đƣợc địa phƣơng dùng làm thức ăn cho gia súc.
+ Trồng bốn giống cỏ hòa thảo là: 01 - Cỏ voi (Pennisetum purpureum) 02 - Ngô (Zea mays L)
03 - Cỏ lông Para (Brachiaria mutica)
04 - Cỏ lau (Saccharum arundinaceum Retz)
- Địa điểm nghiên cứu
Tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
- Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 2 năm 2012
3.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế văn hoá xã hội của địa phƣơng. - Thống kê các loại cây, cỏ đƣợc địa phƣơng dùng làm thức ăn cho gia súc. - Điều tra một số mô hình khai thác thức ăn gia súc và hiệu quả kinh tế của nó. - Trồng thử nghiệm 4 loài cỏ để đánh giá năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế của 4 loài cỏ hoà thảo gồm: Cỏ lau (Saccharum arundinaceum Retz),
cỏ voi (Peniestum purpureum Retz), cỏ lông Para (Brachiaria mutica), ngô (Zea mays L).
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón và nƣớc đến năng suất, chất lƣợng của 4 loài cỏ hoà thảo trồng.
- Đề suất mô hình trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi gia đình.
3.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.2.1. Phƣơng pháp điều tra trong dân
Xây dựng phiếu điều tra gồm các mục: Tên khoa học, tên Việt Nam, dạng sống, môi trƣờng, độ nhiều, bộ phận sử dụng, hình thức khi sử dụng, năng suất tấn/ha.
Trực tiếp phỏng vấn dân địa phƣơng về môi trƣờng sống, sinh trƣởng, phát triển từng loại cỏ, sự ngon miệng đối với gia súc.
3.2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên
Lập tuyến điều tra: Phân chia vùng nghiên cứu ra làm nhiều điểm căn cứ vào
địa hình, thủy văn, thảm thực vật. Lập các tuyến điều tra đi qua các sinh cảnh. Thu mẫu theo tuyến điều tra và lập các ô tiêu chuẩn trong từng sinh cảnh để thu mẫu. Diện tích ô tiêu chuẩn là 1m2, thống kê thành phần loài trong ô, sau đó cắt cỏ sát đất đem về xác định sinh khối.
Để nghiên cứu bốn loại cỏ trồng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nhƣ sau: Tại mỗi ô trồng thực nghiệm tiến hành cắt toàn bộ diện tích trồng cỏ, sau khi cắt cân toàn bộ khối lƣợng từ đó xác định đƣợc năng suất của cỏ trên 1m2; xác định khối lƣợng phần thân (gồm phần thân và bẹ lá) và phần lá/m2.
Lấy mẫu đất: Chúng tôi lấy mẫu đất tại điểm nghiên cứu. Mẫu đất lấy từ độ
sâu: 0 – 10cm; 10 - 20cm; 20 – 30cm và đem phân tích tại viện khoa học sự sống – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Lấy mẫu cỏ phân tích: Chúng tôi lấy lá bảnh tẻ của cỏ Voi, cỏ Lau, cỏ Lông Para, Ngô sau đó tiến hành phân tích các chỉ tiêu vật chất khô (VCK), protein, lipit, đƣờng, và chất xơ.
3.2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu bốn loài cỏ trồng
* Quy trình trồng cỏ
Tiến hành trồng thí nghiệm bốn loài cỏ trên nền đất chân đồi tại xã Kiên Lao huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, với diện tích 50 m2/loài.
- Thời gian trồng: Ngày 05 tháng 05 năm 2011.
- Chuẩn bị đất: Cày đất sâu 25 – 35cm, bừa và cày lại, vơ cỏ dại. Rạch hàng sâu 20cm, khoảng cách giữa các hàng là 70cm.
- Phân bón: Phân chuồng: 2 kg/m2; Phân đạm urê: 0,008 kg/m2; Phân lân: 0,006 kg/m2; Phân Kaliclorua: 0,004 kg/m2. Phân chuồng, phân lân và phân kali dùng bón lót theo từng hốc khi trồng. Phân đạm dùng để bón sau khi trồng 20 ngày và bón sau mỗi lứa cắt.
- Giống: Cỏ Lau, cỏ Voi, cỏ lông Para đƣợc trồng bằng gốc, mỗi gốc cách nhau 60cm. Gốc có bánh tẻ đánh cả gốc xén ngọn chỉ để lại 20 – 25cm, chặt bớt rễ, xé ra thành từng khóm nhỏ có 3 - 4 dảnh. Ngô đƣợc trồng bằng hạt.
- Chăm sóc: Sau khi trồng thì tƣới nƣớc ngay, sau đó khoảng cách giữa các lần tƣới tăng dần. Trong mùa hè do mƣa nhiều nên không cần tƣới nƣớc. Sau khi cỏ lên và ngô mọc thì tiến hành trồng dặm những cây bị chết, làm cỏ dại, bón phân đạm và vun gốc. Sau mỗi lần cắt phải làm cỏ dại, bón phân đối với ngô đánh bổ gốc cũ và trồng lại, nếu không mƣa thì tƣới nƣớc.
- Thu cắt:
+ Thu các lứa sau:
Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4) cắt 70 ngày/lứa Mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10) cắt 60 ngày/lứa
Dùng liềm hoặc dao sắc cắt toàn bộ không để lại mầm để thảm cỏ tái sinh đều. Độ cao cắt gốc là 3cm. Đối với Ngô sau khi thu cắt cuốc bỏ gốc và tiến hành trồng lứa tiếp theo.
* Các chỉ tiêu theo dõi
Theo dõi năng suất của bốn loại cỏ trồng này bằng cách cắt toàn bộ diện tích trồng cỏ, từ đó tính ra năng suất kg/m2. Năng suất trung bình đƣợc tính từ năng suất của các lần cắt. Xác định tỷ lệ phần thân lá theo phƣơng pháp Hoàng Chung (2004).
3.2.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
a, Đối với mẫu cỏ
Mẫu thực vật thu đƣợc đem về xác định tên cây theo khóa phân loại hiện hành của các tác giả Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001, 2003, 2005) [3], Lê Khả Kế (1969, 1975) [25], Phạm Hoàng Hộ (1993) [21] và một số tài liệu liên quan đến phân loại thực vật.
Xác định dạng sống: Chúng tôi mô tả dạng sống của từng loài theo phƣơng pháp của Hoàng Chung (2004) [13].
Mang mẫu đi phân tích ngay.
* Nghiên cứu năng suất: Theo phƣơng pháp của Hoàng Chung (2006),
chúng tôi cắt phần cỏ tại mỗi ô thực nghiệm. Mẫu mang về phòng thí nghiệm khoa Sinh – ĐHSP Thái Nguyên đƣợc phân thành phần thân và phần lá, sau đó mang đi cân và sấy khô.
* Đánh giá chất lượng cỏ trồng
Phƣơng pháp lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu ở bốn ô thí nghiệm. Mẫu đƣợc ghi chép đầy đủ thông tin nhƣ: Họ và tên ngƣời lấy mẫu, tên mẫu, ngày lấy mẫu và địa điểm lấy mẫu.
Phân tích các mẫu với các chỉ tiêu nhƣ sau: Hàm lƣợng nƣớc, vật chất khô, hàm lƣợng protein, đƣờng, xơ tổng số, lipit. Các mẫu đƣợc phân tích tại Viện Khoa học Sự sống – Đại học Thái Nguyên.
* Xác định hàm lượng nước trong cỏ
Hàm lƣợng nƣớc (%) là tỉ lệ phần trăm lƣợng nƣớc mất đi (khi sấy mẫu ở 1030
C đến khi khối lƣợng mẫu không đổi) và lƣợng mẫu đem thử (TCVN 43.26 - 86) [30].
* Phương pháp phân tích hàm lượng chất khô
Chất khô (%) =100% - Hàm lƣợng nƣớc (%).
* Phương pháp phân tích hàm lượng Protein thô
Hàm lƣợng protein thô đƣợc xác định theo phƣơng pháp Lowry 8,10.
* Phương pháp phân tích hàm lượng chất xơ
Chất xơ đƣợc xác định theo phƣơng pháp Hennerberg –Stohmann.
* Phương pháp xác định hàm lượng đường
Hàm lƣợng đƣờng tan đƣợc xác định theo phƣơng pháp vi phân tích đƣợc mô tả trong tài liệu của Phạm Thị Trân Châu và Cộng sự [16].
* Xác định hàm lượng Lipit tổng số theo phương pháp Soxhlet
b, Đối với mẫu đất
Ở điểm nghiên cứu, chúng tôi lấy đất ở các vị trí khác nhau, sao cho nó phản ánh đƣợc môi trƣờng, tại mô hình thực nghiệm. Mẫu đất đƣợc lấy theo tầng ở độ sâu; 0 - 10cm, 10 - 20cm, 20 - 30cm, sau đó các mẫu đất ở cùng tầng của mô hình đƣợc trộn chung với nhau và đem phân tích theo tầng tại
phòng phân tích đất – khoa trồng trọt – Đại Học Nông Lâm – ĐHTN bằng các phƣơng pháp sau:
* Xác định độ ẩm
Cân 10 gam mẫu đất trên cân độ ẩm kett, bật đèn hồng ngoại, sấy mẫu đến trọng lƣợng không đổi, đọc số đo độ ẩm trên cân.
* Xác định độ PH
Cân 30 gam mẫu đất cho vào cốc nhựa 120 ml, thêm 60 ml nƣớc cất, đậy nắp cốc lại, đƣa lên mấy lắc trong 10 phút, sau đó đo bằng máy đo PH (PACH của Mỹ).
* Xác định hàm lượng mùn (OM%) theo phương pháp Tiurin
Cân 0,1g đất đã qua rây 0,25 mm cho vào bình tam giác 100ml, sau đó thêm 5ml dung dịch K2Cr2O7 (0,4 N) lắc nhẹ, cắm phễu con trên miệng bình để ngƣng lạnh. Sau đó đặt nồi trong bình parafin, đun sôi dung dịch trong 5 phút ở nhiệt độ 170 – 1800c trên bếp điện cho đến khi dung dịch không còn mầu xanh. Để nguội dunh dịch rồi đổ vào bình tam giác dùng nƣớc cất để tráng bình, phễu từ 2 – 3 lần và đổ vào bình tam giác. Thêm 1ml H3PO4 và 8 giọt chit thị màu Fenylantranyn, sau đó dùng dung dịch muối Mo chuẩn độ lƣợng Kali bicromat thừa đến lúc dung dịch biến đổi sang màu xanh và tính kết quả.
* Xác định hàm lượng đạm tổng số (N%) theo phương pháp Kjeldah
Cân 1g đất + 5ml H2O để ƣớt mẫu + 5 ml H2SO4 đặc, đun trên bếp điện cho thoát khói trắng xanh nhấc xuống để nguội cho vào 3 giọt HClO4 và đun cho trắng màu. Đem mẫu đã đƣợc công phá chƣng cất bằng Kjeldah, thời gian từ 20 – 25 phút thu đƣợc dung dịch màu tím đỏ, sau đó chuẩn độ bằng NaOH 0,02 N từ tím đỏ sang màu lục tính kết quả.
* Xác định hàm lượng lân tổng số (P2O5 %)
Hút 5 ml dung tích mẫu sau khi công phá, chỉnh đến PH = 7 + dung dịch NaOH 10 %, sau đó thêm 10 ml H2SO4 (5N) thêm 1,25 ml dung dịch Amoni molipdat 20 % và 3 ml dung dịch axit ascorbic 1 M đun cách thủy trên bếp khi cƣờng độ màu lớn nhất, để nguội đến nhiệt độ phòng, định mức đến 50 ml, đem so màu trên máy DERLL/2000, số đọc đƣợc là % P2O5.
* Xác định hàm lượng Kali tổng số (% K2O) theo phương pháp quang phổ
phát xạ
Nguyên tắc của phƣơng pháp này là thu bức xạ nguyên tử Kali phát ra dƣới tác dụng ngon lửa hồ quang. Khi bức xạ này đi qua máy quang phổ nhiễm xạ thu đƣợc phổ bức xạ. Cƣờng độ vạch phổ tỉ lệ với nồng độ nguyên tố Kali trong mẫu. Đo cƣờng độ vạch phổ ta tính đƣợc nồng độ nguyên tố. Phép đo thực hiện trên máy quang phổ loại DFS 8 - 3. Độ nhạy vạch K là 0,01%.
3.2.2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thí nghiệm về đồng cỏ và phƣơng pháp thống kê sinh học sử dụng trong nghiên cứu chăn nuôi, sử dụng bảng tính execel.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chăn nuôi trâu, bò tại huyện Lục Ngạn
Trong những năm gần đây, huyện Lục Ngạn đã thực hiện chủ trƣơng “Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đàn gia súc trâu, bò, dê, ngựa... tại 12 xã vùng cao” nhằm tận dụng tiềm năng đất đai - diện tích đồng cỏ lớn và nguồn nhân lực. Thực hiện chủ trƣơng này, các xã vùng cao của huyện đều đã quan tâm đẩy mạnh phát triển nghề chăn nuôi đại gia súc và coi đó là ngành kinh tế mũi nhọn cùng ngành Lâm nghiệp - trồng rừng. Tuy nhiên đến nay chăn nuôi đại gia súc của Lục Ngạn nói chung và ở các xã vùng cao nói riêng vẫn không phát triển đƣợc là bao. Thậm chí còn đang có chiều hƣớng suy giảm. Nguyên nhân do tập quán chăn nuôi trâu, bò thả rông của nhân dân vùng cao đã tồn tại từ lâu đời, việc làm chuồng trại chăn nuôi không bảo đảm kỹ thuật, thêm vào đó là công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc gặp nhiều khó khăn... nên đợt rét đậm, rét hại xảy ra vào đầu năm 2008 đã làm cho 1.261 nghìn con trâu, bò bị chết, gây ảnh hƣởng nhiều đến tâm lý của ngƣời chăn nuôi. Mặt khác do việc phát triển nhanh diện tích rừng kinh tế và các hộ dân trƣớc kia sống trong khu vực đất của trƣờng bắn Quốc gia TB1 nay đƣợc di dân ra khu vực khác để trả lại đất Quốc phòng nên diện tích đồng cỏ bị thu hẹp lại là nguyên nhân chính làm cho đàn đại gia súc của huyện khó phát triển. Tính đến nay, toàn huyện có khoảng 22 nghìn con trâu và trên 6 nghìn con bò...
Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Chính phủ thông qua các chƣơng trình 134, 135... nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội ở các xã vùng sâu vùng xa phát triển, tháng 7 vừa qua, UBND huyện Lục Ngạn đã đầu tƣ gần
100 triệu đồng giao cho Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) triển khai thực hiện mô hình điểm “Trồng cỏ cao sản VA06,
chăn nuôi bò nhốt tại chuồng” ở xã vùng cao Phong Vân. Theo đó ba hộ dân đƣợc lựa chọn tham gia mô hình này đã đƣợc Phòng NN&PTNT huyện tổ chức cho đi học tập kinh nghiệm trồng cỏ, chăn nuôi bò ở huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Đƣợc tập huấn kỹ thuật trồng cỏ, chăn nuôi bò nhốt, biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn bò. Đồng thời mỗi hộ đã đƣợc hỗ trợ (khoảng 20 triệu đồng) bằng 50% kinh phí mua 4 con bò cái sinh sản, hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo quy chuẩn và đƣợc cấp giống cỏ cao sản VA06 để triển khai trồng trên diện tích 4 sào.
Ông La Văn Nam, phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết thêm: UBND huyện lựa chọn xã Phong Vân là nơi thực hiện mô hình làm điểm, bởi đây là một trong những xã có đàn đại gia súc lớn nhất địa phƣơng. Ngoài ba hộ dân đƣợc lựa chọn tham gia mô hình, xã Phong Vân còn vừa đƣợc hỗ trợ 36 con bò cái sinh sản từ chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về hỗ trợ khuyến nông - khuyến lâm cho đồng bào dân tộc khó khăn. Chúng tôi đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT cùng UBND xã Phong Vân đƣa cả 36 hộ dân đƣợc hỗ trợ bò giống vào mô hình để tập trung thực hiện cho có hiệu quả.
Nhƣ vậy mô hình “Trồng cỏ cao sản, chăn nuôi bò nhốt tại chuồng” ở xã Phong Vân đƣợc mở rộng ra 39 hộ dân với 48 con bò cái sinh sản. Do nhận thức đƣợc hiệu quả kinh tế từ mô hình này đem lại nên sau hơn một tháng triển khai, các hộ dân trong mô hình đã làm xong chuồng trại theo quy chuẩn kỹ thuật và trồng đƣợc hơn 3 mẫu cỏ VA06 tại những chân ruộng cao - cấy lúa không ăn chắc và trồng xen canh với vải thiều. Trong đó ba gia đình ông Vi Văn Tìn, ông Trần Đình Vắn, ở làng Chả và ông Chu Văn Sảy, ở làng Rì trồng đƣợc khoảng 1,2 mẫu cỏ, còn lại 36 hộ dân ở các thôn bản trong xã Phong Vân, trung bình mỗi hộ trồng đƣợc 0,5 sào cỏ cao sản. Đối với những hộ triển khai trồng giống cỏ VA06 xuống chân ruộng cao còn đƣợc UBND