2. Mục tiêu của đề tài
3.2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu bốn loài cỏ trồng
* Quy trình trồng cỏ
Tiến hành trồng thí nghiệm bốn loài cỏ trên nền đất chân đồi tại xã Kiên Lao huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, với diện tích 50 m2/loài.
- Thời gian trồng: Ngày 05 tháng 05 năm 2011.
- Chuẩn bị đất: Cày đất sâu 25 – 35cm, bừa và cày lại, vơ cỏ dại. Rạch hàng sâu 20cm, khoảng cách giữa các hàng là 70cm.
- Phân bón: Phân chuồng: 2 kg/m2; Phân đạm urê: 0,008 kg/m2; Phân lân: 0,006 kg/m2; Phân Kaliclorua: 0,004 kg/m2. Phân chuồng, phân lân và phân kali dùng bón lót theo từng hốc khi trồng. Phân đạm dùng để bón sau khi trồng 20 ngày và bón sau mỗi lứa cắt.
- Giống: Cỏ Lau, cỏ Voi, cỏ lông Para đƣợc trồng bằng gốc, mỗi gốc cách nhau 60cm. Gốc có bánh tẻ đánh cả gốc xén ngọn chỉ để lại 20 – 25cm, chặt bớt rễ, xé ra thành từng khóm nhỏ có 3 - 4 dảnh. Ngô đƣợc trồng bằng hạt.
- Chăm sóc: Sau khi trồng thì tƣới nƣớc ngay, sau đó khoảng cách giữa các lần tƣới tăng dần. Trong mùa hè do mƣa nhiều nên không cần tƣới nƣớc. Sau khi cỏ lên và ngô mọc thì tiến hành trồng dặm những cây bị chết, làm cỏ dại, bón phân đạm và vun gốc. Sau mỗi lần cắt phải làm cỏ dại, bón phân đối với ngô đánh bổ gốc cũ và trồng lại, nếu không mƣa thì tƣới nƣớc.
- Thu cắt:
+ Thu các lứa sau:
Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4) cắt 70 ngày/lứa Mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10) cắt 60 ngày/lứa
Dùng liềm hoặc dao sắc cắt toàn bộ không để lại mầm để thảm cỏ tái sinh đều. Độ cao cắt gốc là 3cm. Đối với Ngô sau khi thu cắt cuốc bỏ gốc và tiến hành trồng lứa tiếp theo.
* Các chỉ tiêu theo dõi
Theo dõi năng suất của bốn loại cỏ trồng này bằng cách cắt toàn bộ diện tích trồng cỏ, từ đó tính ra năng suất kg/m2. Năng suất trung bình đƣợc tính từ năng suất của các lần cắt. Xác định tỷ lệ phần thân lá theo phƣơng pháp Hoàng Chung (2004).